23 C
Hanoi
Thứ Sáu, 29 Tháng Ba, 2024
spot_img
Trang chủ Blog Trang 7

ĐỊA THẾ NÀO ĐƯỢC GỌI LÀ “LA THÀNH”

0

ĐỊA THẾ NÀO ĐƯỢC GỌI LÀ “LA THÀNH”

La thành hay còn gọi là viên cục, tức long mạch khi từ núi cao hạ dần xuống bình dương (đất bằng), những chi nhánh còn lại sẽ vòng quanh bao bọc như thành quách, bọc lấy chân long, không cho khí sinh vượng thoát ra ngoài.

Gọi là la thành, ý nói được bao bọc kín kẽ tựa như la võng. Gọi là viên cục, vì quan sát cục thế, tựa như ba chòm sao (tam viên) Thái Vi, Tử Vi, Thiên Thị chầu về Đế Toạ. Trong “Hám long kinh” có viết: “(Long mạch) từ đỉnh núi cao dốc xuống bình dương, sẽ bác hoán thành nhiều đoạn… Long này thường từ lưng chừng núi hạ xuống, có các chân nhánh chạy vòng làm thành quách… La thành thế tựa như tường thành, long ở trong thành tụ chân khí, la tinh nếu ở bên trong thành, thì được gọi là núi thuỷ khẩu”. Đoạn này có nghĩa là khi long mạch đi xuống đồng bằng (bình dương), tông tích không hiển hiện, chỉ cần tìm nơi bốn bề núi sông bao bọc yểm hộ như thành quách, chính là nơi long khí ngưng tụ. Có câu “phàm đến đất bằng không tông tích, xem nơi bao bọc ấy chân long”, bao bọc tức chỉ la thành.

Chuyên gia phong thuỷ nhận định rằng, tại nơi kết huyệt, nếu có la thành để chặn lấy khí của long mạch, sẽ kết huyệt đại quý. Bốc Tắc Nguy trong “Tuyết tâm phú” viết rằng: “Lâu đài cổ giác bày la thành”, chú rằng: “núi trập trùng cao mà tròn, gọi là núi lâu đài. Núi trập trùng nhọn mà đẹp, gọi là núi cổ giác. Bày thành la thành, sẽ kết huyệt lớn.

Có một điều cần phải chú ý rằng, viên cục cần rộng rãi, có nhiều môi giao hội là tốt. Không nên quá chật hẹp, vì có quý khí cũng không hậu, có cách cũng không được lâu dài. Ngoài ra, các núi sông bao bọc cần phải bao quanh và triều bái về minh đường, không được phản nghịch, khuyết hở, nếu không sinh khí sẽ tản mát, lại thành đất trống trải bần tiện.

(st)

Khái niệm về Lịch thiên văn: Dương Lịch và Âm Lịch

0

Khái niệm về Lịch thiên văn: Dương Lịch và Âm Lịch

DƯƠNG LỊCH

Dương lịch là loại lịch mà ngày tháng của nó chỉ ra vị trí của Trái Đất trong chuyển động của nó xung quanh Mặt Trời (hay nói tương đương là vị trí biểu kiến của Mặt Trời trên thiên cầu).

Trong ngôn ngữ giao tiếp thông thường của người Việt hiện nay, thuật ngữ dương lịch nói chung chỉ là nói tới lịch Gregory mặc dù trên thực tế có nhiều loại lịch khác có cách thức tính toán ngày tháng như đã nói trên.

Dương lịch chí tuyến:

Nếu như vị trí của Trái Đất (hay Mặt Trời) được tính toán liên quan tới điểm phân (điểm xuân phân hay điểm thu phân) thì ngày tháng chỉ ra mùa (và như thế nó đồng bộ với xích vĩ của Mặt Trời). Những loại lịch như thế được gọi là dương lịch chí tuyến.

Một năm lịch trung bình của loại lịch như thế là xấp xỉ bằng một vài dạng của năm chí tu

yến (thông thường hoặc là năm chí tuyến trung bình hoặc là năm xuân phân).

Các loại lịch sau là dương lịch chí tuyến:

  • Lịch Gregory
  • Lịch Julius
  • Lịch Bahai
  • Lịch Alexandria
  • Lịch Iran (lịch Jalāli)
  • Lịch Malayalam
  • Lịch Tamil
  • Dương lịch Thái

Các loại lịch kể trên đều có một năm thường bằng 365 ngày, và đôi khi được mở rộng bằng cách bổ sung thêm 1 ngày dư để tạo thành năm nhuận.

Nếu như vị trí của Trái Đất được tính toán liên quan tới vị trí của các hằng tinh thì ngày tháng của nó chỉ ra chòm sao hoàng đạo mà Mặt Trời có thể được tìm thấy gần đó. Những loại lịch như thế được gọi là dương lịch thiên văn.

Một năm lịch trung bình của những loại lịch này xấp xỉ năm thiên văn.

Lịch Hindu và lịch Bengal là dương lịch thiên văn. Chúng thông thường dài 365 ngày, nhưng hiện nay đã lấy thêm ngày dư để tạo ra năm nhuận.

ÂM LỊCH

Âm lịch là loại lịch dựa trên các chu kỳ của tuần trăng. Loại lịch duy nhất trên thực tế chỉ thuần túy sử dụng âm lịch là lịch Hồi giáo, trong đó mỗi năm chỉ chứa đúng 12 tháng Mặt Trăng. Đặc trưng của âm lịch thuần túy, như trong trường hợp của lịch Hồi giáo, là ở chỗ lịch này là sự liên tục của chu kỳ trăng tròn và hoàn toàn không gắn liền với các mùa. Vì vậy, năm âm lịch Hồi giáo ngắn hơn mỗi năm dương lịch khoảng 11 hay 12 ngày, và chỉ trở lại vị trí ăn khớp với năm dương lịch sau mỗi 33 hoặc 34 năm Hồi giáo. Lịch Hồi giáo được sử dụng chủ yếu cho các mục đích tín ngưỡng tôn giáo. Tại Ả Rập Saudi lịch cũng được sử dụng cho các mục đích thương mại.

Phần lớn các loại lịch khác, dù được gọi là “âm lịch”, trên thực tế chính là âm dương lịch. Điều này có nghĩa là trong các loại lịch đó, các tháng được duy trì theo chu kỳ của Mặt Trăng, nhưng đôi khi các tháng nhuận lại được thêm vào theo một số quy tắc nhất định để điều chỉnh các chu kỳ trăng cho ăn khớp lại với năm dương lịch. Hiện nay, trong tiếng Việt, khi nói tới âm lịch thì người ta nghĩ tới loại lịch được lập dựa trên các cơ sở và nguyên tắc của lịch Trung Quốc, nhưng có sự chỉnh sửa lại theo UTC+7 thay vì UTC+8. Nó là một loại âm dương lịch theo sát nghĩa chứ không phải âm lịch thuần túy. Do cách tính âm lịch đó khác với Trung Quốc cho nên Tết Nguyên đán của người Việt Nam đôi khi không hoàn toàn trùng với Xuân tiết của người Trung Quốc và các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa và vùng Văn hóa chữ Hán khác.

Do âm lịch thuần túy chỉ có 12 tháng âm lịch (tháng giao hội) trong mỗi năm, nên chu kỳ này (354,367 ngày) đôi khi cũng được gọi là năm âm lịch.

Bắt đầu của tháng âm lịch:

Âm lịch thuần túy cũng khác dương lịch ở chỗ ngày nào là ngày đầu tiên của năm.

Đối với một số loại “âm lịch” (không thực sự), chẳng hạn như lịch Trung Quốc, thì ngày đầu tiên của tháng là ngày “trăng mới”, tức là khi Mặt Trăng bị hoàn toàn che khuất trong khu vực lịch này được sử dụng.

Nhiều loại “âm lịch” khác thì căn cứ vào thời điểm trăng lưỡi liềm hiện ra.

Độ dài của tháng âm lịch:

Thời lượng của chu kỳ/quỹ đạo Mặt Trăng không cố định và dao động ít nhiều trong khoảng thời gian trung bình của nó. Do các quan sát phụ thuộc vào độ không chắc chắn và các điều kiện thời tiết, và các phương pháp thiên văn rất là phức tạp, nên đã có những cố gắng để tạo ra các quy tắc số học cố định.

Độ dài trung bình của tháng giao hội là 29,530588… ngày. Đó có nghĩa là độ dài tháng sẽ là 29 và 30 ngày luân phiên (được gọi tương ứng là thiếu và đủ). Sự phân bố của các tháng thiếu và đủ có thể được xác định bằng sử dụng phân số liên tục và khảo sát các phép xấp xỉ kế tiếp cho độ dài của tháng theo phân số của ngày. Trong danh sách dưới đây, sau số ngày liệt kê trong tử số thì một số nguyên tháng được liệt kê như là mẫu số đã đầy đủ:

29 / 1 (sai số: -1,061176… ngày sau 2 tháng)

30 / 1 (sai số: 0,938824… ngày sau 2 tháng)

59 / 2 (sai số: -1,009404… ngày sau 33 tháng)

443 / 15 (sai số: 0,988320… ngày sau 30 năm)

502 / 17 (sai số: -0,98088… ngày sau 70 năm)

1447 / 49 (sai số: 0,999957… ngày sau 3.437 năm)

25101 / 850 (sai số: phụ thuộc vào thay đổi của giá trị đối với tháng giao hội)

Các phân số này có thể được sử dụng trong việc lập các loại âm lịch, hoặc kết hợp với dương lịch để tạo ra âm dương lịch. Chu kỳ 49 tháng được Isaac Newton đề xuất làm cơ sở cho một lựa chọn trong tính toàn ngày Phục sinh vào khoảng năm 1700. Chu kỳ 360 tháng của lịch Hồi giáo dạng bảng là tương đương với 24×15 tháng trừ đi phần hiệu chỉnh là 1 ngày.

Tại Anh, lịch với 13 tháng, mỗi tháng 28 ngày, cộng một ngày dư, được gọi là “a year and a day” (một năm và một ngày) còn được sử dụng tới thời kỳ Tudor. Nó có lẽ là một loại lịch lai trong đó người ta thay thế một tuần thông thường với 7 ngày cho một phần tư tháng âm lịch trên thực tế, vì thế một tháng có chính xác 4 tuần, không phụ thuộc vào tuần trăng trên thực tế. “Năm âm lịch” ở đây được coi là có 364 ngày, làm cho năm dương lịch (365 ngày) trở thành “một năm và một ngày”.

Chẳng hạn, bài ca balat thời kỳ “Edward” (có lẽ là Edward II, cuối thế kỷ 13 hay đầu thế kỷ 14) về Robin Hood có câu “How many merry months be in the year? There are thirteen, I say…” (Có bao nhiêu tháng dễ chịu trong năm? / Có mười ba, tôi nói…), đã được soạn giả thời Tudor thay đổi thành “…There are but twelve, I say….” (Chỉ có mười hai, tôi nói…). Robert Graves trong lời giới thiệu cho Greek Myths đã bình luận điều này với “số 13, con số của tháng chết chóc của Mặt Trời, chưa bao giờ đánh mất tiếng xấu của nó trong số các điều mê tín.”

Thậm chí vào cuối thế kỷ 20, các tổ chức tài chính Anh quốc vẫn còn cung cấp các khoản vay thế chấp theo âm lịch, đòi hỏi phải có điều chỉnh hàng năm.

Khái niệm về Âm Dương Lịch

0

Khái niệm về Âm Dương Lịch

Âm dương lịch là loại lịch được nhiều nền văn hóa sử dụng, trong đó ngày tháng của lịch chỉ ra cả pha Mặt Trăng (hay tuần trăng) và thời gian của năm Mặt Trời (dương lịch). Nếu năm Mặt Trời được định nghĩa như là năm chí tuyến thì âm dương lịch sẽ cung cấp chỉ thị về mùa; nếu nó được tính theo năm thiên văn thì lịch sẽ dự báo chòm sao mà gần đó trăng tròn (điểm vọng) có thể xảy ra. Thông thường luôn có yêu cầu bổ sung buộc một năm chỉ chứa một số tự nhiên các tháng, trong phần lớn các năm là 12 tháng nhưng cứ sau mỗi 2 (hay 3) năm lại có một năm với 13 tháng.

Lịch Do Thái, Phật lịch, lịch Hindu, lịch Tây Tạng, lịch Trung Quốc (sử dụng một mình cho tới năm 1912 và sau đó được sử dụng song song cùng lịch Gregory) hay lịch Triều Tiên (sử dụng một mình tới năm 1894 và sau đó được sử dụng song song cùng lịch Gregory) là các loại âm dương lịch, cũng như lịch Nhật Bản tới năm 1873, lịch Tiền Hồi giáo, lịch La Mã cho tới năm 45 TCN (trên thực tế sớm hơn, do sự đồng bộ hóa với Mặt Trăng đã bị mất cũng như sự đồng bộ hóa với Mặt Trời), lịch Coligny của vùng Gaule thế kỷ 1 và lịch Babylon trong thiên niên kỷ 2 TCN. Các loại âm dương lịch Trung Quốc, Coligny và Do Thái ở mức độ nhiều hay ít là tuân theo năm chí tuyến trong khi Phật lịch và lịch Hindu là âm dương lịch tuân theo năm thiên văn. Vì thế ba loại lịch nhóm thứ nhất gợi ra ý tưởng về các mùa trong khi hai loại lịch của nhóm thứ hai gợi ra ý tưởng về vị trí khi trăng tròn ở giữa các chòm sao. Lịch Tây Tạng chịu ảnh hưởng của cả lịch Trung Quốc lẫn lịch Hindu.

Lịch Hồi giáo là âm lịch thuần túy mà không phải âm dương lịch do ngày tháng của nó không liên quan gì tới Mặt Trời. Lịch Julius và lịch Gregory là các loại dương lịch chứ không phải âm dương lịch, do ngày tháng của chúng không thể chỉ ra các pha của Mặt Trăng — tuy nhiên, dù không nhận thức thấy âm dương lịch, nhưng phần lớn những người theo Kitô giáo lại vô thức sử dụng âm dương lịch trong việc xác định lễ Phục Sinh.

Xác định tháng nhuận:

Để xác định khi nào cần thêm vào tháng nhuận, một số lịch loại này dựa vào các quan sát trực tiếp trạng thái của thảm thực vật, trong khi những lịch khác lại so sánh hoàng kinh của Mặt Trời và pha Mặt Trăng.

Mặt khác, trong âm dương lịch theo số học, một lượng nguyên dương nhất định các tháng cần được sắp xếp khớp với một lượng nguyên dương nào đó các năm theo một quy tắc cố định nào đó. Để xây dựng lịch như thế, về nguyên lý, độ dài trung bình của năm chí tuyến được đem chia cho độ dài trung bình của tháng giao hội, sẽ đưa ra số lượng trung bình các tháng giao hội trong năm chí tuyến như sau:

12,368266……

Các phân số liên tục của giá trị thập phân này sẽ đưa ra các xấp xỉ tối ưu cho nó. Vì thế trong danh sách dưới đây, sau số lượng tháng giao hội được liệt kê trong tử số, các số nguyên gần đúng số năm chí tuyến được liệt kê trong mẫu số đã đầy đủ, như sau:

12 /   1 = 12           (sai số = -0,368266… tháng giao hội/năm)

25 /   2 = 12,5         (sai số =  0,131734… tháng giao hội/năm)

37 /   3 = 12,333333… (sai số =  0,034933… tháng giao hội/năm)

99 /   8 = 12,375       (sai số =  0,006734… tháng giao hội/năm)

136 /  11 = 12,363636… (sai số = -0,004630… tháng giao hội/năm)

235 /  19 = 12,368421… (sai số =  0,000155… tháng giao hội/năm)

4131 / 334 = 12,368263… (sai số = -0,000003… tháng giao hội/năm)

Tuy nhiên lưu ý rằng chẳng một lịch số học nào có độ dài năm trung bình chính xác bằng năm chí tuyến thật sự. Các loại lịch khác nhau có độ dài năm trung bình khác nhau và độ dài tháng trung bình khác nhau, vì thế khác biệt giữa các tháng trong lịch và Mặt Trăng là không tương đương với các giá trị nêu trên.

Chu kỳ 8 năm (99 tháng giao hội, bao gồm trong đó 3 tháng nhuận) được sử dụng trong lịch Athena cổ đại. Chu kỳ 8 năm cũng được dùng trong tính toán ngày Phục sinh (hay Computus) đầu thế kỷ 3 tại Roma và Alexandria.

Chu kỳ 19 năm (235 tháng giao hội, bao gồm trong đó 7 tháng nhuận) là chu kỳ Meton cổ đại, nó được sử dụng trong phần lớn các loại âm dương lịch số học.Nó là tổ hợp của hai chu kỳ 8 và 11 năm, và khi mà sai số của phép tính xấp xỉ trong chu kỳ 19 năm đạt tới 1 ngày, thì chu kỳ có thể được cắt xén thành 8 hoặc 11 năm, sau đó các chu kỳ 19 năm lại bắt đầu trở lại. Chu kỳ của Meton có số ngày là nguyên dương (6.940), mặc dù chu trình Meton thường có nghĩa là việc sử dụng nó không có số nguyên dương ngày. Nó được sửa lại để có năm trung bình là 365,25 ngày như là các giá trị trung bình của 4×19 năm chu kỳ Callippus (27.759 ngày, được sử dụng trong các tính toán ngày Phục sinh của lịch Julius).

Roma sử dụng chu kỳ 84 năm để tính toán ngày Phục sinh từ cuối thế kỷ 3 cho tới năm 457. Những người theo Kitô giáo tại Anh và Ireland cũng sử dụng chu kỳ 84 năm cho tới tận Hội nghị tôn giáo Whitby năm 664. Mỗi chu kỳ 84 năm là tương đương với một chu kỳ Callippus 4×19 năm (bao gồm 4×7 tháng nhuận) cộng một chu kỳ 8 năm (bao gồm 3 tháng nhuận) và vì thế có tổng cộng 1.039 tháng (trong đó có 31 tháng nhuận). Nó đưa ra con số trung bình là 12,3690476… tháng mỗi năm. Một chu kỳ có 30.681 ngày, vào khoảng 1,28 ngày ngắn hơn 1.039 tháng giao hội hay 0,66 ngày dài hơn 84 năm chí tuyến và 0,53 ngày ngắn hơn 84 năm thiên văn.

Xấp xỉ kế tiếp (sinh ra từ phân số thập phân liên tục) sau chu kỳ Meton (như chu kỳ 334 năm) là rất nhạy với các giá trị mà người ta chấp nhận cho tháng âm lịch (tháng giao hội) và năm, đặc biệt là năm. Cũng có các định nghĩa có thể khác cho năm do các phép xấp xỉ khác có thể có độ chính xác cao hơn. Ví dụ 4366/353 là chính xác hơn cho năm chí tuyến trong khi 1979/160 là chính xác hơn cho năm thiên văn.

Tính toán tháng nhuận:

Ý tưởng thô sơ về tần suất tháng nhuận trong các lịch âm dương có thể thu được bằng tính toán sau, sử dụng độ dài gần đúng của tháng và năm theo ngày:

Năm: 365,25, Tháng: 29,53

365,25/(12 × 29,53) = 1,0307

1/0,0307 = 32,57 tháng thông thường giữa các tháng nhuận

32,57/12 − 1 = 1,7 năm thông thường giữa các năm nhuận

Chuỗi tượng trưng cho trật tự năm thường và nhuận là ccLccLcLccLccLccLcL (trong đó c là năm thường, L là năm nhuận), nó cũng là chu kỳ Meton 19 năm cổ đại. Lịch Do Thái và Phật lịch hạn chế tháng nhuận chỉ vào một tháng trong năm, vì thế số tháng thường giữa các tháng nhuận thường là 36 tháng nhưng đôi khi chỉ là 24 tháng. Âm dương lịch Trung Quốc và Hindu cho phép tháng nhuận có thể xảy ra sau hay trước (tương ứng) tháng bất kỳ nhưng sử dụng chuyển động thật sự của Mặt Trời, vì thế các tháng nhuận của các lịch này nói chung thông thường không xảy ra trong một vài tháng mà Trái Đất gần điểm cận nhật, khi mà tốc độ biểu kiến của Mặt Trời dọc theo hoàng đạo là nhanh hơn (trong kỷ nguyên J2000 là khoảng ngày 3 tháng 1). Điều này làm tăng số lượng thông thường của các tháng thường giữa các tháng nhuận tới khoảng 34 tháng khi hai năm thường xen giữa các năm nhuận và làm giảm số tháng thường xuống khoảng 29 tháng khi chỉ có một năm thường xen giữa hai năm nhuận.

Đôi nét về lịch pháp phương Đông

0

Đôi nét về lịch pháp phương Đông

 

Có lẽ văn bản cổ nhất ở Viễn Đông bàn đến lịch pháp là chương Nghiêu điển mở đầu Kinh Thư. Nếu đây không phải là văn bản nguỵ tạo của đời sau, thì người Trung Quốc cổ đại cách đây hơn mấy ngàn năm đã có kiến thức đáng kinh ngạc về lịch, và hơn thế nữa, hàm ẩn một triết lý nhân sinh vô cùng sâu sắc.

Chương này rất ngắn, nội dung thuật lại lời vua Nghiêu ( theo truyền thuyết sống khoảng 2300 năm trước CN), ra lệnh cho hai ông Hy Hòa và Bá Hòa – là các quan làm lịch – đi bốn phương để nhìn 4 ngôi sao đặc biệt vượt kinh tuyến khi mặt trời lặn, mục đích là xác định được ngày giữa của bốn mùa

Đoạn văn đó tạm lược dịch như sau :

[Vua] bèn sai ông Hy bá và Hoà bá ( hai ông quan coi lịch), kính theo định luật của trời, xét xem độ số của mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao và kính cẩn truyền bá cho dân biết về thời tiết.

Vua Nghiêu sai riêng ông Hy Trọng đến ở đất Ngung, Di, tức là Dương – Cốc. Kính cẩn ghi nhận từ lúc mặt trời mọc và định các việc làm về mùa xuân. Khi nào ngày đêm bằng nhau mà sao là Điểu thì định tháng Trọng xuân

Lại sai ông Hy-Thúc đến ở đất Nam Giao, định những việc làm về mùa hạ. Kính cẩn về ngày Hạ-Chí, ghi bóng mặt trời, Khi nào một ngày thật dài mà sao là Hỏa, thì lấy đấy mà định tháng Trọng hạ (giữa mùa hạ)

Lại sai riêng ông Hòa -Trọng đến ở đất về phía tây, tức là Muội Cốc. Kính cẩn xét kỹ lúc mặt trời lặn, và sắp đặt các việc nên làm cho xong về mùa thu. Khi nào đêm dài mà sao là Hư thì định tháng Trọng thu

Lại sai ông Hòa Thúc, đến ở phương bắc tức là U Đô, xét mọi việc có nên thay đổi về mùa đông. Khi nào ngày ngắn mà sao là Mão thì lấy đấy mà định tháng Trọng đông.

Vua Nghiêu nói rằng: Này thầy Hy và thầy Hoà; trong một năm có 366 ngày, theo tháng nhuận, định bốn mùa, thành một năm. Theo lịch mà điều khiển trăm quan, mọi việc đều thịnh vượng.

Trong nguyên văn có ghi lại 4 câu vô cùng quan trọng :

  1. Nhật trung tinh Điểu, dĩ ân trọng
  2. Nhật vĩnh tinh Hỏa, dĩ chính trọng hạ
  3. Tiêu trung tinh Hư, dĩ ân trọng thu
  4. Nhật đoản tinh Mão, dĩ chính trọng đông
  5. Dĩ nhuận nguyệt định tứ thời thành tuế
  6. Cơ tam bách hữu lục tuần hữu lục nhật, dĩ nhuận nguyệt định tứ thời thành tuế

Nghĩa như sau:

  • Khi nào thấy ngày dài bằng đêm, thì căn cứ vào sao Điểu để định Xuân Phân
  • Khi nào thấy ngày dài, thì căn cứ vào sao Hoả để định Hạ Chí
  • Khi nào thấy đêm dài bằng ngày, thì căn cứ vào sao Hư để định Thu Phân
  • Khi nào thấy đêm dài, thì căn cứ vào sao Mão để định Đông Chí

Trong một năm có 366 ngày, theo tháng nhuận, định bốn mùa, thành một năm.

Sao Điểu hay Chu-Điểu hay Chu-Tước ( tức sao Alphard ) là chính tinh về phương nam, gồm có bảy vị sao là: Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn.

Sao Hoả hay Thái-Hoả ( tức sao Tâm, Antares ) trong chòm sao Thương Long hay Thanh-Long. Sao Thương-Long là chính tinh về phương đông, gồm bảy vị sao là: Giác, Khương, Chi, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ.

Sao Hư ( tức sao Sadalsund ) ở trong chòm sao Huyền võ . Sao Huyền võ là chính tinh về phía bắc, gồm có 7 vị sao là: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích.

Sao Mão (tức sao Taurus) ở trong sao chòm Bạch Hổ. Sao Bạch Hổ là chính tinh về phương tây, gồm có 7 vị sao: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chuỷ, Sám.

Lịch pháp được nêu trong Nghiêu điển căn cứ vào các vì sao để định các ngày Xuân phân, Thu phân, Hạ chí, Đông chí mà qui định thời tiết mỗi mùa.

Các vì sao trong hệ thống Nhị thập bát tú gồm:

Phương Đông Phương Tây Phương Nam Phương Bắc
1 Giác Khuê Tỉnh Đẩu
2 Cang Lâu Quỉ Ngưu
3 Đê Vị Liễu Nữ
4 Phòng Mão Tinh
5 Tâm Tất Trương Nguy
6 Chủy Dực Thất
7 Sâm Chuẩn Bích

Trong nguyên văn đoạn đầu tiên có 4 từ : “Nhật nguyệt tinh thần”.

  • Nhật tức mặt trời
  • Nguyệt tức mặt trăng
  • Tinh tức là các vì sao, gổm Nhị thập bát tú làm kinh và năm sao Kim, Mộc Thủy, Hoả, Thổ làm vĩ.

Đại khái phương pháp này căn cứ trên những vì sao xung quanh Bắc cực gọi là vòng Chu Thiên, 30° tính từ sao Bắc đẩu, chia làm 4 cung, mỗi cung ứng với một ngôi sao Điểu Hỏa Hư Mão làm chủ ở một phương, đi với bốn mùa xuân,hạ, thu, đông. Còn ở giữa gọi là Trung cung dành cho sao Bắc đẩu. Lấy chuôi sao Đại hùng làm như kim đồng hồ mà tính giờ. Rồi từ 4 cung bắc cực đó mở rộng ra cả năm lấy 4 cung làm đích điểm cho bốn mùa. Hai mùa Đông, Hạ theo mặt Trời, còn hai mùa Xuân, Thu theo hệ thống mặt Trăng, bao gồm đủ cả hai yếu tố âm dương nhật nguyệt

Bàn về Thiên văn Trung Hoa cổ đại, một số học giả phương Tây cho rằng từ thế kỷ 27 trước CN, khoa thiên văn đó của Trung Quốc đã bao hàm một nền siêu hình đáng kể, duy trì dược sự quân bình giữa Thường Hằng tượng bằng sao Bắc đẩu và Biến dịch tượng bằng bốn sao chạy bên ngoài: Điểu, Hoả, Hư, Mão.

Cạch chọn khởi điểm của năm cũng rất đáng lưu ý. Thời Trung Quốc cổ đại nhà Hạ chọn tháng giêng thuộc cung Dẩn, nhà Thương chọn lại tháng Chạp thuộc cung Sửu, nhà Châu lại chọn tháng một ( tức tháng mười một) thuộc cung Tí. về sau người ta mới thấy sự hợp lý của việc chọn tháng Dần làm tháng đầu năm, vì nó rơi vào thời điểm âm dương quân bình. Lịch vạn niên luôn khởi đầu mùa Xuân bằng tháng Dần.

Dùng mặt trăng để tính tháng thì rất tiện, vì tháng biểu hiện theo tuần trăng rất rõ ràng, nhưng dùng để tính năm thì lại không chính xác, thời tiết bị sai lệch vì cứ 3 năm lại có một tháng nhụận, 5 năm có hai tháng nhuận, trong 19 năm có 7 tháng nhuận, làm nảy sinh ra nhiều điều rắc rối. Nếu chỉ tính thời gian theo năm bằng cách dùng mặt trời thì tiện lợi, nhưng lại bỏ mất yếu tố âm. Phương pháp nêu ra trong Nghiêu điển bổ sung được cho cả hai phương pháp này.

ÂM LỊCH VÀ HỐI SÓC HUYỀN VỌNG

Âm lịch là lịch được tính theo chu kỳ mặt trăng. Người thái cổ đã ước tính được thời gian mỗi tuần trăng tròn là khoảng 30 ngày. Người Ai Cập đã chọn 30 ngày là thời gian một tháng lịch, nhưng cũng có nhiều dân tộc khác, quan sát kỹ hơn, thấy chu kỳ đó chỉ vào khoảng 29,5 ngày, nên chọn tháng xen kẽ giữa 29 và 30. Người Trung Quốc đã, tính được tuần trăng ( tức thời gian giữa hai lần trăng tròn kế tiếp nhau) là 29,530590 ngày hay 29 ngày 12 giờ 44 phút 2 giây 8.

Ta đã biết quỹ đạo vận chuyển của mặt trời trên thiên cầu gọi là Hoàng đạo. Quỹ đạo vận chuyển của Mặt trăng xung quanh trái đất gọi là gọi là Bạch đạo. Bạch đạo và Hoàng đạo đều là hai đường tròn lớn trên Thiên cầu, giao chếch nhau 5°09’. Khi mặt trăng vượt hết một vòng Bạch đạo thì nó xuất hiện và bị khuất hai lần tại Hoàng đạo, trải qua 27 ngày 7 giờ 43 phút 11,5 giây, ta gọi đó là “tháng hằng tinh” ( hằng tinh nguyệt tức là sidereal month).

Do Mặt trăng không có khả năng phát sáng, luôn mượn phản xạ của ánh Mặt trời nên hình dáng xuất hiện của nó cũng khác nhau. Lúc Mặt trăng ở giữa Mặt trời và Trái đất, tức mặt trời và mặt trăng cùng một kinh độ, mặt nhận ánh sáng của Mặt trăng không thể phản xạ lên bề mặt Trái đất, trăng quay nửa tối về ta, mặt trăng bị che khuất hoàn toàn, ta gọi đó là toàn hối hay ngày “Sóc” (tức mồng 1 đầu tháng). Khi rời Sóc hơn 7 ngày và cách Mặt trời 90°, Mặt trời ở sau Mặt trăng, dần dần nhìn thấy nửa Mặt trăng, ta gọi là “thượng huyền”, nghĩa là hình dây cung ở phía trên. Còn khi Mặt trăng và Mặt trời đối diện với nhau 180°, nhật nguyệt lại cùng một kinh độ, Trái đất ở giữa Mặt trăng và Mặt trời, mặt nhận ánh sáng của Mặt trăng hoàn toàn có thể phản chiếu lên Trái đất, cho nên Mặt trăng tròn mà được gọi là ngày  “Vọng” ( nghĩa là nhìn). Rời Vọng khoảng 7 ngày, cách Mặt trời cũng khoảng 90°, mặt trời di chuyển ở phía trước Mặt trăng, lại chỉ thấy nửa Mặt trăng gọi là “hạ huyền”, nghĩa là hình dây cung ở phía dưới. Khoảng cách đối với Mặt trời càng gần, khi ở giữa Mặt trời và Trái đất, mặt trăng lại toàn hối nên gọi là Sóc. Chu kỳ từ ngày sóc đến ngày vọng rồi trở lại ngày sóc, gồm 29 ngày 12 giờ 44 phút 2 giây 8 được gọi là “tháng Sóc Vọng”, hay gọi tắt là tháng, tức căn cứ theo ngày Sóc mà gọi. Do số ngày trong tháng không thể tính lẻ, cho nên một tháng âm lịch phải là 29 hoặc 30 ngày. Mỗi tháng lấy ngày Hợp Sóc làm đầu, tức lấy ngày Sóc làm ngày mồng 1. Mỗi năm đến thì lấy ngày Sóc gần ngày Lập Xuân làm ngày đẩu năm.

Trái đất quay quanh Mặt trời một vòng tức là Mặt trăng quay quanh Trái đất 12 lần và 1/3, số tháng trong năm không thể lẻ, nên một năm lấy 12 tháng, chỉ có 354 ngày, so với Tuế thực thì thừa 11 ngày, đến năm thứ 3 sẽ thừa 33 ngày, cho nên cứ 3 năm phải lập một tháng nhuận, nhưng vẫn thừa 3 hoặc 4 ngày, lại đợi 2 năm nữa sẽ thừa 25 ngày hoặc 26 ngày, có thể lập một tháng nhuận, cho nên tính trung bình cứ 19 năm cần nhuận 7 lần. Lấy tháng có tiết mà không có khí ( xem thêm 24 Tiết khí) để làm tháng nhuận. Năm nhuận có 13 tháng, còn năm thường có 12 tháng. Một điểm khác biệt cơ bản giữa dương lịch và âm lịch là: tháng âm lịch đủ thì có 30 ngày, tháng thiếu thì có 29 ngày.

LỊCH VIỆT NAM

Âm lịch dùng tại Việt Nam (mà đúng hơn phải gọi là âm-dương lịch) là loại lịch có nguồn gốc tại Trung Quốc. Các hệ thống âm lịch đều được tính dựa trên những nguyên tắc cơ bản giống nhau: tháng âm lịch bắt đầu vào ngày Sóc; tháng Nhuận đặt vào tháng không có Trung khí. Trong lịch sử có nhiều giai đoạn người Việt sử dụng lịch của Trung Quốc nhưng cũng có nhiều thời kỳ chúng ta tự tính âm lịch cho mình dùng. Tuy dựa vào các nguyên tắc chung nhưng vì cách áp dụng nguyên tắc khi tính lịch có thể khác nhau (chẳng hạn, xác định Sóc và Trung khí dựa trên chuyển động thực hay chuyển động trung bình; hoặc tính lịch theo các múi giờ khác nhau) nên âm lịch Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm khác biệt. Khi đọc các tác phẩm lịch sử Việt Nam cổ chúng ta có thể nhận thấy nhiều khi ngày tháng ghi trong đó khác với ngày tháng trong âm lịch Trung Quốc. Nhiều tháng trong sử ta ghi là tháng nhuận nhưng trong lịch Tàu thì tháng đó không nhuận. Có tháng theo lịch ta là tháng thiếu nhưng theo lịch Tàu lại là tháng đủ và ngược lại.

Âm lịch dùng tại Việt Nam là lịch nào?

Dựa vào kết quả của một công trình nghiên cứu công phu về lịch và lịch Việt Nam của giáo sư Hoàng Xuân Hãn, chúng ta biết được trước năm 1945 tại Việt Nam dùng lịch nào và lịch đó khác với lịch Trung Quốc ở những giai đoạn nào.

Thời Bắc thuộc: Lịch Trung Quốc được sử dụng tại Việt Nam.

Từ nhà Ngô đến đầu nhà Lý (khoảng 939-1078): Có lẽ các vương triều đầu tiên của nước Việt Nam độc lập vẫn dùng lịch Tàu.

Nhà Lý và nhà Trần (1080-1300): Việt Nam tự tính lịch riêng (theo một phép lịch thời nhà Tống bên Trung Quốc). Có nhiều điểm khác biệt giữa lịch ta và lịch Trung Quốc trong giai đoạn này. Đáng tiếc là không có đủ tài liệu lịch sử để phục hồi lịch này.

Nhà Trần, Hồ và Lê (1306-1644): Thời kỳ này Việt Nam sử dụng lịch giống như lịch nhà Nguyên và Minh dùng tại Trung Quốc (có thể người Việt đã học được phép lịch Thụ Thời khi đi sứ nhà Nguyên khoảng 1300 và sau đó có thể tự tính lịch). Ngay cả trong thời kỳ Trịnh-Nguyễn phân tranh (1627 trở đi), các chúa Nguyễn ở miền Nam vẫn dùng lịch giống nhà Lê-Trịnh. Năn 1384 nhà Minh ở Trung Quốc đổi tên lịch Thụ Thời thành Đại Thống nhưng vẫn giữ nguyên cách tính. Cho đến hết đời Minh (1644) lịch ta và lịch Tàu không khác nhau.

Từ thời Trịnh – Nguyễn phân tranh đến đầu nhà Nguyễn (1645-1812): Việt Nam dùng lịch riêng, tính theo phép lịch Đại thống. Tại Trung Quốc, năm 1644 nhà Thanh lên đã dùng phép lịch mới (lịch Thời Hiến). Lịch ta và lịch Tàu khác nhau nhiều.

Thời Tây Sơn (1789-1801): Không rõ nhà Tây Sơn dùng lịch gì vì các văn kiện thời Tây Sơn sau bị phá hủy hết. Có lẽ Tây Sơn đã chuyển sang dùng lịch giống lịch nhà Thanh bên Trung Quốc (theo [2], tr. 949). Tại vùng chúa Nguyễn kiểm soát trong giai đoạn này vẫn sử dụng lịch của nhà Lê (tính theo phép lịch Đại Thống). Sau khi Gia Long lên ngôi vẫn duy trì lịch cũ (tên là lịch Vạn Toàn) đến 1812.

Thời nhà Nguyễn và thuộc Pháp (1813-1945): Dùng lịch Hiệp Kỷ (tính theo phép lịch Thời Hiến của nhà Thanh). Không có sự khác biệt giữa lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc.

Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1946-1954): Có lẽ Việt Nam không còn cơ quan tính lịch riêng nên làm lịch theo sách Vạn niên thư của Trung Quốc. Như thế lịch ta và lịch Tàu không khác nhau.

Thời kỳ hai miền chia cắt (1955-1975): Âm lịch tại hai miền Bắc Nam có chỗ khác nhau (và khác với lịch Trung Quốc) do sử dụng các múi giờ khác nhau cho việc tính toán. Ở miền Bắc dùng múi giờ thứ 8 tới năm 1967 và múi giờ thứ 7 từ 1968 trở đi. Tại miền Nam sử dụng múi giờ thứ 8.

Từ 1976 trở đi: Cả nước Việt Nam tính lịch âm theo múi giờ thứ 7. Do khác múi giờ nên có nhiều điểm lịch ta và lịch Tàu khác nhau.

Ghi chú: Từ 1943 đến 1967 có vài lần thay đổi múi giờ chính thức, tuy nhiên có lẽ việc thay đổi múi giờ chỉ liên quan tới việc tính giờ chứ không làm ảnh hưởng tới việc tính ngày tháng âm lịch. Từ 01/01/1943 theo múi giờ thứ 8 (GMT+8, sớm hơn 1h so với giờ chuẩn). Từ 1/4/1945 theo giờ Nhật Bản dùng múi giờ thứ 9. Từ 1/4/1947 quay trở lại dùng múi giờ thứ 8. Ở miền Nam từ 1/7/1955 sử dụng múi giờ thứ 7, sau đó từ 1/1/1960 quay lại dùng múi giờ thứ 8. Ở miền Bắc thì từ 8/8/1967 trở đi dùng múi giờ thứ 7 (trước đó theo múi giờ thứ 8). Phải từ 1968 trở đi âm lịch tại miền Bắc và từ 1976 trong cả nước mới được tính dựa theo múi giờ chuẩn của Việt Nam.

Một số phương pháp chọn ngày tốt khác thường được áp dụng trong Lịch Vạn Sự

0

Một số phương pháp chọn ngày tốt khác thường được áp dụng trong Lịch Vạn Sự

Chọn ngày theo Kỳ môn độn giáp:

Kỳ môn độn giáp là một môn thuật số năm trong “Tam thức” bao gồm: Thái ất, Kỳ môn, Lục Nhâm. Kỳ môn độn giáp la một môn thuật số lấy tam kỳ (Ất, Bính, Đinh), bát môn là Hưu, Sinh, Thương, Đỗ, Cảnh, Tử, Kinh, Khai và phép độn “Giáp” làm cơ sở bài bàn Kỳ môn để đoán việc cát – hung, ban đầu chủ yếu để ứng dụng trong việc hành quân đánh trận, sau đó được ứng dụng rộng rãi trọng nhiều sự việc đời thường như xem xuất hành, thi cử, cầu tài… và ứng dụng trong cả việc chọn ngày tốt.

Chọn ngày theo Lục Nhâm:

Lục Nhâm hay còn gọi là Lục Nhâm thần khóa, được phân thành Đại Lục Nhâm và Tiểu Lục Nhâm. Tiểu Lục Nhâm sử dụng lục thần Đại an, Lưu liên, Tốc hỷ, Xích khẩu, Tiểu cát, Không vong để suy đoán cát hung và chủ yếu ứng dụng để chọn ngày giờ xuất hành, rất thịnh hành và thường được đưa vào các loại lịch trạch nhật. Đại Lục Nhâm vận dụng tam truyền sơ, trung, mạt và tứ khóa làm điều kiện căn bản để suy luận sự việc, phạm vi rất rộng bao gồm tài vận, sức khỏe, hôn nhân, sự nghiệp, giao dịch…

Chọn ngày theo thuật Thất chính tứ dư:

Là phương pháp lấy Thất chính bao gồm: ngũ tinh Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, Nhật, Nguyệt và tứ dư là: La hầu, Kế đô, Tử khí, Nguyệt bột làm cơ sở để phân định cát hung, từ đó lựa chọn ra ngày tốt.

Chọn ngày bằng thuật Ô Thỏ truy nhật:

“Ô” tức “Kim ô” chính là một tên khác của Mặt trời, “Thỏ” là chỉ Mặt trăng. Ô Thỏ Truy Nhật là môn thuật số chỉ căn cứ vào sự vận hành của Mặt trăng, Mặt trời để định ra các thời điểm cát hung khác nhau trong năm. Thường được ứng dụng trong việc chọn ngày để thực hiện các công việc của thuật phong thủy.

Chọn ngày theo huyền không đại quái (huyền không đại quái trạch nhật pháp):

Là phương pháp sử dụng 64 đại thành quái dịch phối với Lục thập hoa giáp để chọn ngày cát hung.

Chọn ngày theo quái dịch:

Là phương pháp sử dụng Mai hoa dịch số để tính toán, quy lý năm tháng ngày giờ về 64 quẻ Dịch để luận đoán cát hung rồi chọn ngày.

Chọn ngày theo mệnh lý:

Sử dụng các môn Mệnh lý như Tử bình, Tử vi,… để lựa chọn ngày tốt xấu.

Sưu Tầm

Chọn hướng cho cửa chính theo phong thủy

0

Chọn hướng cho cửa chính theo phong thủy

Đối với thuật phong thủy thì hướng của ngôi nhà và cửa chính là quan trọng nhất vì đây chính là nơi thu hút năng lượng và tài lộc cho gia chủ. Tuy hướng của cửa chính phụ thuộc một phần vào cung mệnh của gia chủ, nhưng theo thuật phong thủy truyền thống thì hướng Đông và hướng Nam của căn nhà là 2 hướng được coi là đẹp nhất.

Theo quan điểm phong thủy hiện đại thì mỗi hướng nhà đều có những ưu và nhược điểm riêng. Sau đây là những phân tích cụ thể để các bạn tham khảo và quyết định.

Hướng Tây Bắc

Nếu cửa nhà nằm hướng Tây Bắc, đây là hướng rất tốt cho người chủ gia đình. Hướng này củng cố thêm phẩm chất lãnh đạo, gia tăng sự tin tưởng và tôn trọng trong gia đình đối với chủ nhà.

Hướng Bắc

Đây là hưóng tạo sự yên tĩnh trong cuộc sống và sự hòa hợp trong gia đình. Tuy nhiên, để sự yên tĩnh không trở thành sự lạnh nhạt và sự ủy mỵ thì nên sơn cửa màu nâu và treo một quả cầu trong phòng khách.

Hướng Đông Bắc

Đây là không thật sự tốt đối với cửa chính của ngôi nhà. Nó thiên về phô bày sức mạnh của gia chủ và trong một số trường hợp nó mang quá nhiều ánh sáng vào nhà. Nhưng lại nên sử dụng cửa hướng này cho những người trẻ tuổi.

Hướng Đông

Cửa nhà hướng Đông là hướng tốt cho những người trẻ tuổi, đặc biệt những người mới bắt đầu sự nghiệp và sẵn sàng biến ước mơ của mình thành hiện thực. Đây là hướng cửa trước thuận lợi cho các doanh nhân và chủ doanh nghiệp.

Hướng Đông Nam

Là hướng cửa nhà cho những ai muốn cải thiện tài chính của mình. Tuy nhiên, hiệu quả này sẽ chậm hơn việc mang lại bình yên và tốt đẹp cho không khí gia đình.

Hướng Nam

Là hướng lý tưởng cho những người hoạt động xã hội. Nó mang lại sự nổi tiếng cho gia chủ. Tuy nhiên, bạn cũng nên thận trọng vì hướng này có thể gây ra căng thẳng và tranh luận trong gia đình. Nhưng cũng có thể hạn chế điều này bằng cách thiết kế cửa như là sơn cửa màu vàng nâu, nâu hoặc trắng.

Hướng Tây Nam

Hướng này thuận lợi cho những ngưòi phụ nữ đứng đầu trong gia đình. Nó giúp cải thiện và tăng cường các mối quan hệ ruột thịt. Đồng thời, nó cũng có thể nó sẽ tăng quá mức quyền lực của ngưòi phụ nữ. Biện pháp hạn chế điều này là thay đổi kích thước của cửa cho phù hợp, không nên để cửa quá rộng so với căn nhà.

Hướng Tây

Là hướng tốt nhất cho các gia đình có trẻ nhỏ. Hướng này giúp trẻ trong gia đình tăng trưởng và phát triển.

Xin các bạn lưu ý, mỗi hướng kể trên để bảo đảm phù hợp phong thủy còn phải phù hợp với mệnh cung của mỗi người. Và nếu muốn thực sự phát đạt thì phải là hướng vượng khí của vận 8 này (từ năm 2004 đến 2023)

Sưu Tầm

Thiết kế cửa chính cho nhà biệt thự theo phong thủy

0

Thiết kế cửa chính cho nhà biệt thự theo phong thủy

Theo phong thủy, cửa chính ra vào là nơi ngăn cách không gian bên trong và bên ngoài, là nơi tập trung hội tụ của sinh khí, là khuôn mặt của ngôi nhà. Hằng ngày người ra vào qua cửa đó cũng sẽ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố phong thủy. Bởi vậy, cửa ra vào của ngôi nhà đặc biệt là những ngôi biệt thự được lắp đặt như thế nào là một điều rất quan trọng.

Theo phong thủy truyền thống, người ta quan niêm 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc được trấn giữ bởi 4 con vật được xem là tứ linh: Thanh long, Bạch hổ, Chu tước, Huyền vũ. Khẩu quyết của phương hướng như sau: Trước Chu tước, sau Huyền vũ, trái Thanh long, phải Bạch hổ.

Cửa lớn (chính) của ngôi nhà thông thường có 4 cách chọn phương hướng để mở, đó là: Mở cửa hướng Nam (cổng Chu tước), mở cửa hướng Đông (cổng Thanh long), mở cửa hướng Tây (cổng Bạch hổ), mở cửa hướng Bắc (cổng Huyền vũ).

Trưỏc cửa nhà có Minh đưòng là đại cát, nếu trước cửa có bồn hoa, đất bằng phẳng, có bãi đỗ xe… thì cửa mở ở chính giữa là tốt nhất. Nếu trước mặt không có minh đường, xây cửa lệch về phía bên trái là hợp lý hơn vì bên trái là phương của Thanh long, một biểu tượng được coi là đem đến sự cát lành.

Phía bên phải là vị trí của Bạch hổ, theo quan niệm phương Bạch hổ là vị trí hung, nếu xây cửa phương này sẽ không đẹp. Nếu xây cửa ở phương của Huyền vũ (hướng Bắc) lại càng không tốt. Người xưa cho rằng, đó là 1 hướng của Quỷ môn. Do đó, khi thiết kế cửa chính cho biệt thự nên tránh hướng này.

Tọa hướng của cổng chính được xác định bởi phương hướng mà cổng quay mặt ra. Khi đứng trong nhà, mặt quay ra cổng chính, vị trí mà chúng ta nhìn thấy được gọi là “hướng”, ngược lại với “hướng” gọi là “tọa”.

– Chấn trạch tọa hướng Đông, xây cửa theo hướng Tây.

– Tốn trạch tọa hướng Đông Nam, xây cửa theo hướng Tây Bắc.

– Ly trạch tọa hướng Nam, xây cửa theo hướng Bắc.

– Khôn trạch tọa hướng Tây Nam, xây cửa theo hướng Đông Bắc.

– Đoài trạch tọa hướng Tây, xây cửa theo hướng Đông.

– Càn trạch tọa hướng Tây Bắc, xây cửa theo hướng Đông Nam.

– Khảm trạch tọa hướng Bắc, xây cửa theo hướng Nam.

– Cấn trạch tọa hướng Đông Bắc, xây cửa theo hướng Tây Nam.

Ý nghĩa của Tiết Khí trong Lịch Vạn Sự

0

Ý nghĩa của Tiết Khí trong Lịch Vạn Sự

Lịch Viễn Đông là loại lịch âm dương gồm hai phần riêng biệt, vừa tính tháng vừa tính năm, đan cài vào với nhau. Phần tính tháng theo tuần trăng là dựa vào ngày sóc và ngày vọng mà tính. Phần tính năm thì căn cứ vào năm thời tiết và 24 phân điểm của thời tiết theo năm hồi quy. Do 24 khí tiết được tính tóan từ góc cắt của hai đường xích đạo của thiên cầu và Hoàng đạo, gọi là Thái dương Hoàng kinh Bệ cứ khoảng 15 ngày thì tạo nên một tiết hoặc một khí. Ngay tại thời điểm cắt nhau, là thời gian thay đổi của tiết khí, tức ứng với một vị trí nào đấy của mặt trời trên Hoàng đạo, và vị trí của sao Bắc đẩu. Vòng tròn Hoàng đạo chia thành 24 cung, mỗi cung 15°, ứng với một khí hoặc một tiết mỗi năm hồi quy được chia thành 24 đơn vị khí tiết, với những tên gọi trỏ vào một hiện tượng thời tiết hoặc một nông vụ nào đấy của nông dân vùng trung lưu vực sông Hoàng Hà (Trung Quốc ), phản ánh được nền văn hoá nông nghiệp. Thời gian mỗi khí tiết bằng khoảng 15 ngày 16.

Như vậy mỗi mùa gồm 6 khí, lần lượt được gán cho các đặc điểm : Tiết và Khí. Tháng nhuận trong âm lịch luôn chọn tháng có tiết mà không có khí.
Sau đây 24 khí tiết ( các ngày dương lịch tương ứng có thể lệch 1 ngày, ví dụ ngày Lập xuân có thể ở vào ngày 5 tháng 2 thay vì 4 tháng 2)

  1. Lập xuân: nghĩa là “đầu xuân” , là tiết khí đầu tiên của 24 Tiết khí, thiên nhiên bắt đầu bước vào mùa xuân, trời đất bắt đầu tượng khí dương, vạn vật khôi phục lại sức sống sau một mùa dông lạnh lẽo, mở đầu cho bốn mùa trong năm.
  2. Vũ thủy: nghĩa là “mưa nước”. Dương khí dang dần dần phát triển, gió xuân thổi băng tuyết tan, không khí ẩm thấp, nước mưa nhlểu hơn nên gọi là Vũ thủy.
  3. Kinh trập: là “mùa sâu nở” Lúc này thời tiết ấm dần lên, các loại động vật và côn trùng ngủ đông náu mình bắt dầu tỉnh dậy hoạt động cho nên gọi là Kinh trập. Trong thời kỳ này trứng của các loài sâu bọ cũng bắt đầu nở . Một số khu vực bước vào vụ xuân.
  4. Xuân phân: là “phân chia mùa Xuân”, nghĩa là “giữa xuân”. Vào ngày Xuân phân, mặt trời ở trên xích đạo. Đây là điểm giữa của 90 ngày mùa xuân.Vào ngày này ngày và đêm ở hai bán cầu (Nam bán cầu và Bắc bán cầu) đều dài như nhau nên gọi là Xuân phân. Sau ngày này vị trí chiếu thẳng của Mặt trời hướng dần lên phía Bắc, nên tại Bắc bán cầu ngày dài đêm ngắn. Xuân phân là thời điểm khởi đầu mùa xuân ở Bắc bán cầu.
  5. Thanh minh: nghĩa là “trời trong sáng”. Lúc này khí hậu ấm áp, mát mẻ. cỏ cây bắt đầu đâm chồi nảy lộc, vạn vật bắt đầu sinh trưởng, nhà nông bận bịu với cày bừa, gieo trồng vụ xuân. Vào thời trước, theo phong tục cổ xưa, vào Tiết Thanh minh, thường có lễ hội Đạp thanh, mọi người cùng tu tảo lại phần mộ.
  6. Cốc vũ: nghĩa là “mưa tốt lúa ”, lúc này mưa rơi thấm tưới ướt mặt đất và ruộng đồng nên ngũ cốc phát triển tốt.
  7. Lập hạ: nghĩa là “vào hạ”, khí dương bắt đầu thịnh, trời bắt đầu nóng dần, vạn vật phát triển mạnh mẽ. Theo tập quán, mọi người coi Lập hạ là một Tiết khí quan trọng mà nhiệt độ tăng rõ rệt, nắng nóng sắp đến gần, mưa bão sấm chớp nhiều, cây nông nghiệp phát triển rộ.
  8. Tiểu mãn: nghĩa là hoa quả “bắt đầu kết hạt”. Những cây trồng thu họach vào mùa hạ như: đại mạch, lúa mì … đã có hạt chắc, mẩy nhưng chưa chín hẳn, do đó gọi là Tiểu mãn.
  9. Mang chủng: mang có nghĩa là “đầu nhọn của cỏ lúa”. Mang chủng có nghĩa là “các chủng loại hạt giống có vỏ nhọn” như lúa, kê, cao lương. Đây là thời kỳ nên gieo các hạt ngũ cốc có vỏ nhọn thì mới trưởng thành tốt.
  10. Hạ chí: nghĩa là “mùa hè đến”, tức là “giữa mùa hè”. Khi mặt trời ở điểm hạ chí, vào buổi trưa mặt trời ở vị trí xa nhất về phía Bắc. Ở Bắc bán cầu thì đây là thời điểm đánh dấu mùa hè thực sự bắt đầu. Kể từ ngày này, khí dương rất thịnh, thời tiết nóng bức, vạn vật trong trời đất sinh trưởng phát triển mạnh mẽ nhất..
  11. Tiểu thử: nghĩa là “nóng vừa”. Thời tiết đã rất nóng nhưng vẫn chưa đến lúc nóng nhất, nên gọi là “Tiểu thử”.
  12. Đại thử: nghĩa là “rất nóng”. Vào lúc này, khí dương cực thịnh, là tiết khí nóng nhất trong năm.
  13. Lập thu: nghĩa là “bắt đầu mùa thu”, tức đầu thu. Ngày xưa chỉ là một vụ nên mùa xuân gieo trồng thì mùa thu thu hoạch. Bắt đầu từ ngày này, trăng thanh gió mát. nhiệt độ nóng dần dần giảm xuống.
  14. Xử thử: nghĩa là “giới hạn cái nóng”. Lúc này cái nóng bức của mùa hạ đã dần dần tan đi hết. Nó là điểm chuyển ngoặt của nhiệt độ hạ xuống, tượng trưng cho khí hậu trở nên mát mẻ, các ngày nóng chấm dứt.
  15. Bạch lộ: nghĩa là “móc trắng”. Thời tiết chuyển dần sang lạnh, hơi nước kết thành móc trên mặt đất.
  16. Thu phân: nghĩa là “điểm chia mùa thu”, tức giữa mùa thu. Ngày Thu phân này cũng giống như ngày Xuân phân, ánh nắng gần như chiếu thẳng trên xích đạo, ngày và đêm dài như nhau. Từ ngày này trở đi, vị trí chiếu của ánh nắng chuyển dần từ Xích đạo đến Nam bán cầu, ở Bắc bạn cầu bắt đầu ngày ngắn, đêm dài. Mùa thu ở Bắc bán cầu được xem như bắt đầu từ Thu phân.
  17. Hàn lộ: nghĩa là “móc lạnh” Sau Bạch lộ, tiết trời trở nên lạnh, bắt đầu có nước móc, đến. Hàn lộ móc càng nhiều, nhiệt độ càng giảm. Hơi nước ngưng đọng thành những giọt móc
  18. Sương giáng: nghĩa là “sương rơi”. Thời tiết đã khá lạnh, bắt đầu có sương giá nên gọi là sương giáng.
  19. Lập đông: nghĩa là “bắt đầu mùa đông”, tức là đầu đông. Chữ đông ở đây có nghĩa lúc này là thời điểm để kết thúc công việc đồng áng của một năm, sau khi thu hoạch.
  20. Tiểu tuyết: nghĩa là “tuyết nhỏ”. Nhiệt độ giảm nhiều, bắt đầu có tuyết rơi, nhưng vẫn chưa đến thời kỳ tuyết bay nhiều nên gọi là Tiểu tuyết. Ở lưu vực sông Hoàng Hà bắt đầu có tuyết rơi ( tuyết phía Nam rơi chậm hơn hai Tiết khí), còn ở phía Bắc đã bước vào mùa băng tuyết phủ.
  21. Đại tuyết: nghĩa là “tuyết lớn”, lưu vực sông Hoàng dần dần tích tụ tuyết; còn ở phương Bắc đã bước vào mùa đông giá rét.
  22. Đông chí: nghĩa là “mùa đông đến”, tức giữa mùa đông. Ngày Đông chí này ánh nắng gần như chiếu thẳng trên chí tuyến nam, tại Bắc bán cầu ngày ngắn nhất, đêm dài nhất. Mặt trời giữa trưa ở vị trí xa nhất về phía nam. Đây là thời điểm khởi đầu của mùa đông ở Bắc bán cầu. Sau ngày Đông chí vị trí chiếu thẳng của ánh nắng chuyển dần sang hướng Bắc, ban ngày ở bắc bán cầu sẽ dần dần dài ra
  23. Tiểu hàn: nghĩa là “lạnh vừa”. Sau tiểu hàn, thời tiết bắt đầu bước vào mùa lạnh. Tiểu hàn có nghĩa là thời tiết lạnh nhưng vẫn còn chưa đến cực điểm.
  24. Đại hàn: nghĩa là “rất lạnh”, đây là thời tiết lạnh đến cực độ, là thời điểm lạnh nhất trong năm.

Sau Đại hàn là đến Lập xuân, thời tiết ấm áp dần. Đến lúc này Trái đất quay quanh Mặt trời được một vòng,hoàn thành một chu kỳ.

Sưu Tầm

Phép chọn ngày tốt theo Nhị thập bát tú trong Lịch Vạn Sự

0

Phép chọn ngày tốt theo Nhị thập bát tú trong Lịch Vạn Sự

Nhị thập bát tú là căn cứ quan trọng mà người xưa dựa vào để suy đoán cát hung của ngày giờ.

Nhị thập bát tú có nguồn gốc rất cổ, ban đầu được coi là cái nền để quan sát sự vận động của nhật nguyệt, ngũ tinh. Người xưa thấy rằng vị trí của các hằng tinh vĩnh cửu không thay đổi, có thể lấy chúng làm mốc để xác định vị trí của nhật nguyệt, ngũ tinh. Ví dụ như sách cổ có nói “nguyệt ly vu tất”, nghĩa là mặt trăng lệ thuộc vào sao Tất; “Huỳnh Hoặc thủ Tâm”, nghĩa là sao Hỏa ở vào vị trí sao Tâm; “Thái bạch thực Mão”, nghĩa là sao Thái bạch che lấp sao Mão. Trải qua nhiều đời, người xưa đã chọn 28 ngôi sao ở gần Hoàng đạo, Xích đạo làm mốc, gọi là nhị thập bát tú.

  • Đông phương Thanh long thất tú: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vì, Cơ.
  • Bắc phương Huyền Vũ thất tú: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích.
  • Tây phương Bạch Hổ thất tú: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm.
  • Nam phương Chu Tước thất tú: Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn.

Đông phương Thanh Long, Bắc phương Huyền Vũ, Tây phương Bạch Hổ, Nam phương Chu Tước, là bốn thứ động vật mà người xưa đã tưởng tượng ra khi nối liền bảy chòm sao ở mỗi phương, gọi là “tứ tượng”. Ví dụ: Đông phương Thanh Long, Từ sao Giác đến sao Cơ được nhìn như một con rồng: Giác như vòi rồng; Đê, Phòng, là thân rồng; Vĩ là đuôi rồng.

Nhị thập bát tú không những được dùng để quan trắc vị trí của nhật nguyệt, ngũ tinh, mà người xưa còn dùng một số tinh tú để quan trắc bốn mùa và năm tháng. Ví dụ, ở thời cổ đại, người ta cho rằng lúc hoàng hôn, sao Sâm ở hướng chính Nam là tháng giêng mùa xuân, sao Tâm ở chính Nam là tháng 5 mùa hạ, sao Hư chủ Thu phân, sao Mão chủ Đông chí,…

Với sự phát triển của khoa học thiên văn, sự phân chia khu vực bầu trời đã dần dần xuất hiện. Người xưa căn cứ vào Nhị thập bát tú để chia bầu trời Tây sang Đông gồm Hoàng đạo, Xích đạo thành 28 vùng không đều. Trên ý nghĩa này, Nhị thập bát tú có nghĩa là 28 khu vực trời sao không đều nhau.

Đến thời Xuân Thu, Chiến Quốc, người ta căn cứ vào khu vực trên mặt đất để phân chia tinh tú trên bầu trời, coi những ngôi sao nào đó trên trời là ứng với vùng nào đó trên mặt đất, nói sao nào đó thuộc châu, quận, nước nào đó.

Ranh giới, phạm vi của tinh tú, thời xưa được phối với lãnh thổ các quốc gia cổ đại, và được gọi là phân dã. Như nói Giác, Cang là phân dã nước Trịnh; Đê, Phòng, Tâm là phân dã nước Tống; Vị, Cơ là phân dã nước Yên,… về sau lại phối với lãnh thổ các châu, coi Giác, Cang, Đê là phân dã Duyệt châu; Phòng, Tâm là phân dã Dự Châu; Vị, Cơ là nhân dã U châu,…

Người xưa sở dĩ phân dã tinh tú chủ yếu là để quan sát cái gọi là những thiên tượng để đoán biết cát hung của các châu, nước trên mặt đất. Như thiên “Biến hư” sách “Luận hành” nói: “Huỳnh Hoặc thủ Tâm” và giải thích: “Huỳnh hoặc là sự trừng phạt của trời; Tâm là phân dã nước Tống, họa sẽ giáng vào vua nước đó. Nhị thập bát tú được gán cho những ngụ ý cát hung là dễ hiểu, có sao được coi là chủ việc cát tường, có sao coi là chủ việc chết chóc, có sao là chủ đao binh. Ví dụ nói, Đẩu lục tinh chủ tước lộc, bao hiền tiến sĩ, Khiên ngưu lục tinh là chủ cầu đường, Nguy tam tinh chủ mồ mả, Khuê thập lục tinh là ngũ binh chi phủ (năm loại binh khí) ngăn trừ bạo loạn, Mão thất tinh chủ việc tranh tụng, phán quyết hình phạt, Liễu bát tinh chủ về dâng đồ ăn và mùi vị, Chẩn tứ tinh là chết chóc,…

Người xưa lại phối Ngũ hành cho Nhị thập bát tú: Đông phương Thanh Long thất tú: Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ, tổng cộng 32 ngôi, thuộc Mộc; Nam phương Chu Tước thất tú: Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn, tổng cộng 65 sao, thuộc Hỏa; Tây phương Bạch Hổ thất tú: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sâm, tổng cộng 51 sao, thuộc Kim; Bắc phương Huyền Vũ thất tú: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích, tổng cộng 35 sao, thuộc Thủy. Ngoài ra, hai chòm sao Giác, Cang của Thanh Long thất tú; hai chòm Tỉnh, Quỷ của Nam phương Chu Tước; hai chòm Khuê, Lâu của Tây phương Bạch Hổ; hai chòm Đẩu, Ngưu của Bắc phương Huyền Vũ đều ở vào tháng cuối cùa 4 mùa, cho nên lại thuộc Thổ.

Nguồn gốc của việc lấy Nhị thập bát tú lần lượt chủ từng ngày để đoán cát hung,

Giác tú, thuộc Mộc, là giao long:

Giác tú trị nhật không thể khinh

Tế tự hôn nhân việc chẳng thành,

Mai táng nếu gặp vào ngày ấy,

Chỉ nội 3 năm có tai kinh.

Cang tú thuộc Kim, là rồng:

Trăm việc ngày Cang có thê cầu

Hôn nhân, tế tự có cuối đầu,

Chôn cất rồi ra có quan quý,

Mở cửa thả nước ra công hầu.

Đê tú thuộc Thổ, là con cầy hương:

Gặp được sao Đê vui mừng nhiều,

Có được công lao của cải giàu,

Chồn cất nếu cũng vào ngày ấy,

Chỉ nội một năm sẽ sang giàu.

Phòng tú, là mặt trời, là con thỏ:

Gặp ngày Phòng mọi việc khó thành

Làm việc xem ra chẳng tốt lành,

An táng có nhiều điều bất lợi,

Xây cất ba năm sẽ tan tành.

Tâm tú, là mặt trăng, là con hồ ly:

Tâm tú sao ác, lắm tai ương,

Xây cất, hôn nhân gặp tổn thương,

Mộ táng không thể dùng ngày ấy,

Chỉ nội ba năm thấy buồn thương.

Vĩ tú, thuộc hỏa, là con hổ:

Vào ngày Vĩ không thể cầu,

Mọi việc xây cất đều bị phạm,

Cưới hỏi nếu như vào ngày ấy,

Chỉ nội ba năm thấy bi sầu

Cơ tú thuộc Thủy, là con báo:

Vào ngày Cơ tú hại gái trai,

Kiện tụng cửa quan lắm chuyện buồn,

Mọi việc tu tạo đều bất lợi,

Cưới hỏi chỉ có ở phòng không.

Đẩu tú, thuộc Thủy, là con rắn:

Đẩu tú ngày này chẳng tốt lành,

Hôn nhân tế tự việc không thành,

Chôn cất không thể dùng ngày ấy,

Trăm việc nghìn công gặp tai ương.

Ngưu tú, thuộc Kim, là con bò:

Vào ngày Ngưu lợi không nhiều,

Tu tạo làm chi phí công lao,

Chôn cất, dựng xây vào ngày này,

Ruộng nhà bán sạch sống lao đao.

Nữ tú, thuộc Thổ, là con dơi:

Gặp ngày sao Nữ tốt lành thay,

Khởi sự, hưng công mọi chuyện lành,

Ma chay cưới hỏi đều thích hợp,

Ba năm đất đai vào tận tay.

Hư tú, là mặt trời, là con chuột:

Gặp ngày sao Hư nhiều điều tốt,

Tế tự hôn nhân đều đại cát,

Chôn cất chay ma vào ngày ấy,

Chỉ nội trong năm là phát tài.

Nguy tú, là mặt trăng, con én:

Gặp ngày sao Nguy ít điều tốt,

Tai họa cầm chắc không tránh rời,

Mọi việc xây cất đều không lợi,

Dữ nhiều lành ít việc chẳng thành.

Thất tú, thuộc Hỏa, là con lợn:

Đại cẩt đại lợi ngày sao Thất,

Hôn nhân tế tự thật tốt lành,

Chôn cất mà gặp được ngày này,

Trong vòng ba năm thêm nhà đất.

Bích tú, thuộc Thủy, là con giun:

Bích tú sao này lắm điều nên,

Tế tự, hưng công cát lợi nhiều,

Sửa chữa đặt cửa vào ngày ấy,

Năm ngày bảy bữa của cải lên.

Khuê tú, thuôc Mộc, là con sói:

Gặp ngày Khuê tú làm ăn tốt

Mọi việc cất xầy đều đại cát.

Cưới hỏi ma chay vào ngày ấy,

Chẳng sớm thì chiều thêm nhà đất.

Lâu tú, thuộc Kim là con chó:

Lâu tú gặp nhiều điều hay

Hôn nhân tế tự tốt đẹp thay,

Khai môn phóng thủy vào ngày ấy,

Chỉ nội ba năm quan quý ngay.

Vị tụ thuộc Thổ, là chim trì:

Vào ngày sao Vị lắm tai ương,

Lành ít dữ nhiều chẳng phải thường,

Mọi chuyện cất xây đều bất lợi,

Hết ngày lại ngày chỉ đau thương.

Mão Tú, là mặt trời, là con gà:

Sao Mão mọi sự được hanh thông,

Cưới xin tế tự mừng thành công,

Ma chay chôn cất vào ngày ấy,

Ruộng vườn khoai lúa đều bội thu.

Tất tú, là mặt trăng, là con chim:

Sao Tất dựng xây rất thịnh hưng.

Mở cửa, tế lễ nhiều may mắn,

Mọi việc tự tạo đều đại vượng

Trâu ngựa, tiền tài đầy núi sông.

Chủy tú, thuộc Hỏa, là con khỉ:

Gặp ngày sao Chủy rất cát tường,

Tang ma tu tạo thảy vinh xương,

Nếu việc cưới xin nhằm ngày ấy

Chỉ trong ba năm thấy điềm lành.

Sâm tú, thuộc Thủy, là con vượn:

Nếu việc tạo tác gặp sao Sâm,

Phú quý vinh hoa thật lạ lùng

Mai táng, hôn nhân nhiều cát lợi,

Cơm áo ngựa trâu mãn gia trung

Tỉnh tú, thuộc Thủy, là con bệ ngạn {trong truyền thuyết, hình dáng hung dữ, giống con hổ):

Gặp ngày sao Tỉnh chẳng hanh thông,

Lành ít dữ nhiều, việc không xong,

Mọi thứ sở cầu đều bất lợi,

Của tiền hao tán, nhà sạch không.

Quỷ tú, thuộc Kim, là con dê:

Vào ngày sao Quỷ rất không lành,

Mọi việc sở cầu đều chẳng thành,

Mua bán cầu tài không có lợi,

Cửa nhà tan nát, sống đơn côi.

Liễu tú, thuộc Thổ, là con hoẵng:

Sao Liễu tu tạo chủ tiền tài,

Phú quý song toàn chẳng kém ai,

Mai táng hôn nhân dùng ngày ấy,

Giàu sang phúc lộc vẻ vang thay.

Tinh tú, là mặt trời, là con ngựa:

Tinh tú ngày này lắm bi ai,

Dữ nhiều lành ít đớn đau thay,

Mọi việc hưng công đều chẳng lợi,

Trong nhà tai họa gặp luôn thôi.

Trương tú, là mặt trăng, là con hươu:

Trương tú sao này đại cát tường,

Tế tự hôn nhân phúc lộc trường,

Mai táng hưng công gặp ngày ấy,

Ba năm quan lộc đến triều đường.

Dực tú, thuộc Hỏa, là con rắn:

Dực tú trực ngày chủ cát tường,

Năm năm tài lộc đến môn đường.

Mọi việc hưng công nhiều lợi ích,

Con cháu phú quý lắm ruộng vườn.

Chẩn tú, thuộc Thủy, là con giun:

Sao Chẩn rất hung chẳng dám đương,

Người lạc của tan, lắm tiêu vong,

Mai táng hôn nhân đều bất lợi,

Vài bữa là gặp phải tai ương.

Nhị thập bát tú lần lượt mỗi tú tiêu biểu cho một ngày. Nhị thập bát tú tiểu biểu cho 28 ngày, cứ thế hết vòng này lại bắt đầu lại vòng khác, 28 ngày là một chu kỳ, vừa đúng 4 tuần lễ, thứ tự của nó như sau:

1 – Giác, 2 – Cang, 3 – Đê, 4 – Phòng, 5 – Tâm, 6 – Vĩ, 7 – Cơ, 8 – Đẩu, 9 – Ngưu, 10 – Nữ, 11 – Hư, 12 – Nguy, 13 – Thất, 14 – Bích, 15 – Khuê, 16 – Lâu, 17 – Vị, 18 – Mão, 19 – Tất, 20 – Chủy, 21 – Sâm, 22 – Tỉnh, 23 – Quỷ, 24 – Liễu, 25 – Tinh, 26 – Trương, 27 – Dực, 28 – Chẩn.

Sưu Tầm

Phương pháp chọn ngày tốt theo thập nhị Trực trong Lịch Vạn Sự

0

Phương pháp chọn ngày tốt theo thập nhị Trực trong Lịch Vạn Sự

Thập nhị trực còn gọi là Kiến trừ Thập nhị khách, theo thứ tự là Kiến, Trừ, Mãn, Bình, Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thu, Khai, Bế. Trước hết là tượng trưng 12 giờ, nói về cát hung của tháng, về sau chuyển thành cát hung của ngày.

Việc sắp xếp thập nhị trực có quan hệ vối Phá quân tinh. Phá quân tinh tức là Dao quang tinh (chòm đại hùng tinh). Tiết tháng giêng (Lập xuân) lúc chập tố chỉ vào hướng Dần (người xưa chia thập nhị cho 12 phương vị, gọi là 12 cung, lấy hướng chính Bắc gọi là cung Tí, tiếp đó theo thứ tự 12 chi, lần lượt phối 12 chi cho 12 cung từ Bắc sang Đông. Cung Dần ở hướng Đông bắc. Cung Mão ỏ chính Đông, cung Ngọ ở chính Nam, cung Dậu ỏ chính Tây), gọi là Kiến Dần; tiết tháng 2 (Kinh Trập) lúc chập tối chỉ cung Mão, tiết tháng 3 (Thanh minh) lúc chập tối nó chỉ cung Thìn,… Sang năm sau, chập tối ngày tiết tháng giêng (Lập xuân) nó lại chỉ cung Dần.

Do đó, ngày Dần đầu tiên sau tiết tháng giêng là Trực Kiến, tiếp đó ngày Mão là Trực Trừ, rồi ngày Thìn là Trực Mãn, ngày Tỵ Trực Bình,… cứ thế mà suy ra. Số chi là 12 và số trực cũng là 12, do đó, cứ theo thứ tự thuận, ngày Dần của mỗi một tháng thường là Trực Kiến, ngày Mão trực Trừ, hoàn toàn lặp lại. Như vậy, không cần phải lập 12 trực.

Để tránh hiện tượng đó, kết quả là lấy ngày trực của ngày tiết khí mỗi tháng lặp lại trực của ngày trước. Như vậy qua 12 tiểu khí của 12 tháng (tức là 1 năm sau), 12 trực vừa khéo chậm 12 lần, 12 chi lại nhất trí với 12 trực, ngày Dần tháng giêng vẫn lại là Kiến. Đây là cách sắp đặt 12 trực.

Mười hai trực hồi đầu tiên gọi của các tháng, ứng với 12 giờ, dùng để biểu thị cát hung của ngày, về nguồn gốc của chúng.

Cuốn “Hiệp kỷ biện phương thư” giải thích: “Kiến” là chủ của mỗi tháng, cho nên lấy nghĩa từ Kiến. Sau Kiến là Trừ, Trừ cũ bày mới. Một lên hai, hai lên ba, ba là cực của số, cho nên gọi là Mãn. Mãn thì tràn, tràn là ngập, cho nên sau Mãn là Bình. Bình rồi thì Định, Định thì có thể Chấp, vì vậy sau Bình và Định là Chấp, Chấp có nghĩa là giữ cái đã hình thành, mà sự vật không thành thì không hủy, cho nên tiếp theo là Phá. Sau khi Phá thì trong lòng biết là nguy hiểm, đã thấy nguy hiểm thì cẩn thận dè dặt nhằm thu được đại sự, đại sự làm được thì chắc chắn có thu hoạch. Vì vậy, sau Phá là Nguy, là Thành, là Thu. Từ Kiến đến Thu vừa đúng là mưòi, mười là cực số, nhưng số thì không chỉ có cùng cực, cho nên phải “Khai”. Cái “Khai” này là sinh khí bột phát. Khí quá mạnh thì không những không có lợi cho phát triển, mà lại có thể hỏng việc, do đó phải hạn chế trong một chừng mực nhất định, phải “Bế”! Vì có thể Bế nên có thể trở lại Kiến, hết vòng lại trở lại từ đầu.

Theo quan điểm cổ, 12 trực là 12 vị thần, có cát có hung. Cụ thể như sau:

  • Kiến: Nói chung Trực Kiến là ngày tốt, nhưng việc xây cất động thổ chưa nên.
  • Trừ: Ngày này, bỏ cái cũ, đón cái mới, là cát, ít có việc gì không thích hợp.
  • Mãn: Chỉ nên cúng lễ, cầu xin, việc khác không tốt, đặc biệt là việc thăng quan tiến chức, việc cưới xin, không nên vào ngày Trực Mãn.
  • Bình: Vạn sự đều tốt.
  • Định: Nên ăn tiệc, hội họp, bàn bạc, kiêng chữa bệnh, kiện tụng, cử tướng xuất quân.
  • Chấp: Nên tu tạo, trồng trọt, săn bắn, kị dời nhà, đi chơi, mở cửa buôn bán, xuất tiền của.
  • Nguy: Muôn việc đều hung.
  • Thành: Nên bắt đầu kinh doanh, nhập học, kết hôn, nhậm chức, dọn nhà mới, nhưng không nên tố tụng.
  • Thu: Thu có nghĩa là kết thúc sự việc, do đó thu hoạch hoa màu, ngũ cốc, dựng kho tàng, cất chứa của cải, săn bắn,… thì có lợi, nhưng bắt đầu một công việc mới lại không có lợi, kị du lịch, kị tang lễ.
  • Khai: Kết hôn, bắt đầu kinh doanh, bắt đầu công việc mới đều tốt, nhưng đào đất, chôn cất người chết, săn bắn, đẵn gỗ và những công việc không sạch sẽ khác đều rất xấu.
  • Bế: Nói chung vạn sự hung, nhưng ngăn đắp đê phòng lụt; xây vá tường vách, lấp huyệt,… thì lại rất thích hợp.
- Advertisement -

BÀI VIẾT KHÁC