25 C
Hanoi
Thứ Sáu, 29 Tháng Ba, 2024
spot_img
Trang chủ Blog Trang 8

Ba hệ thống thần sát lớn phân chia theo lãnh thuộc được dùng trong Lịch Vạn Sự (Phần 3)

0

Ba hệ thống thần sát lớn phân chia theo lãnh thuộc được dùng trong Lịch Vạn Sự (Phần 3)

HỆ THỐNG THẦN SÁT CAN CHI NGŨ HÀNH

Đây là những thần sát bắt nguồn từ Thiên can Địa chi và Âm Dương Ngũ hành, chủ yếu có:

Thiên Âm, Ngũ hợp, Trừ thần, Minh phệ, Minh phệ đối, Bảo nhật, Nghĩa nhật, Chế nhật, Chuyên nhật, Phạt nhật, Bát chuyên, Xúc thủy long, Vô lộc, Trùng nhật, Thượng sóc, Trường tinh, Đoản tinh, Phản chi, Tứ ly, Tứ tuyệt, Khí vãng vong, Nhật lộc, Thiên ất Quý nhân, Thiện thần, Thiên quan quý nhân, Phúc tinh quý nhân, Ngũ bất ngộ thời, Lộ không, Nhật kiến, Nhập hợp, Nhật mã, Nhật phá, Nhật hại, Nhật hình, Tứ đại cát thời, Quý đăng thiên môn thời, Cửu sửu, Tuần không (tức Tuần trung không vong), Tiệt lộ không vong, Quế lộc, Nguyệt kị nhật, Đại thời, Lâm nhật, Phục nhật, Mẫn phiếm, Tam hợp, Phá loại ngũ quỷ,… Ngoài ra, khi Hoàng đạo thần và Hắc đạo lục thần đóng vai trò là thời thần và khỏi từ chi ngày thì cũng thuộc hệ thống này. Các thần Dương quý nhân, Âm quý nhân, Phi thiên bảo, Bính đinh địa hoa chi năm, Âm phủ Thái tuế, Phù thiên không vong và Thần hậu, Công tào, Thiên cang, Thắng quang, Truyền tống, Hà khôi, Lục hại,… lấy nạp giáp biến quái mà khởi cũng có thể quy vào hệ thống thần sát này.

Hệ thống thần sát này cũng có thiện ác, hợp kị khác nhau.

  • Thiên ân là thần ban ơn đức khoan dung với kẻ dưới, ngày này ban ơn, tặng thưởng, cứu giúp người cô quả, mở yến tiệc rất hợp.
  • Phá bại ngũ quỷ, “Hiệp kỷ biện phương thư” có nói: “Là quỷ khí quay trở lại, tượng trưng sự u minh, cho nên gọi là quỷ”. Ngũ quỷ là tinh khí Ngũ hành. Phương nó trị lý không được hưng công động thổ, nếu không thì hao tài tán của.
  • Bát phong là chỉ Bát quái, Bát tiết; Xúc thủy long chỉ Bính Tí, Quý Sửu, Quý Mùi. Ngày hai thần này trị lý không thể đi thuyền trên sông nước.
  • Bảo nhật, Nghĩa nhật, Chế nhật, Chuyên nhật, Phạt nhật: Can sinh chi gọi là Bảo, như ngày Giáp Ngọ; chi sinh can gọi là Nghĩa, như ngày Giáp Tí; can khắc chi là chế, như ngày Giáp Tuất. Ba ngày này lợi cho hành quan tác chiến; Chi khắc can là Phạt, như ngày Giáp Thân; Can chi Ngũ hành tương đồng gọi là Chuyên, như ngày Giáp Dần. Hai ngày này kị xuất quân chinh chiến, đánh thành chiếm đất.
  • Bát chuyên chỉ năm ngày Đinh Mùi, Kỷ Mùi, Canh Thân, Giáp Dần, Quý Sửu, đều kị xuất quân, cưới gả.
  • Vô lộc còn gọi là ngày “thập ác đại bại”, chỉ 10 ngày Giáp Thìn, Ất Tỵ, Canh Thìn, Tân Tỵ, Bính Thân, Mậu Tuất, Đinh Hợi, Kỷ Sửu, Nhâm Thân, Quý Hợi. Mười ngày này không có lộc gì cả, nên gọi là “Vô lộc”. Bởi vì lộc của Giáp ở Dần, lộc của Ất ở Mão (xem Ngũ hành ký sinh thập nhị cung), ngày Dần, ngày Mão trong tuần Giáp Thìn là “Không vong”, đối với Dần Mão là Thìn Tỵ, là “hư”, cho nên hai ngày Giáp Thìn, Ất Tỵ là vô lộc. Các ngày khác cũng vậy. Vì những ngày này là “Vô lộc”, “Không vong” cho nên muốn cầu tài phải tránh những ngày này.
  • Trùng nhật, chỉ ngày Kỷ Hợi, ngày này việc hung kị làm, nhưng việc cát thì vẫn làm được.
  • Ngũ hợp chỉ hai ngày Dần, Mão là ngày lành trong tháng, có thể kết hôn, họp bạn, lập khế ước giao dịch.
  • Ngũ ly chỉ hai ngày Thân, Dậu, là ly thần trong tháng, kị họp bạn, lập khế ước, nhất là kị kết hôn.
  • Phục nhật chỉ các ngày Giáp, Canh tháng giêng, tháng bảy; ngày Ất, Tân tháng hai tháng tám; ngày Mậu, Kỷ tháng ba, tháng chín; ngày Bính, Nhâm tháng tư, tháng mười; ngày Đinh, Quý tháng năm, tháng mười một. Những ngày này được coi là “khôi cương sở hệ chi thần”, kiêng làm việc hung, nhưng làm việc cát thì rất có lợi.
  • Ngày Minh phệ chỉ các ngày Canh Ngọ, Nhâm Thân, Quý Dậu, Nhâm Ngọ, Giáp Thân, Ất Dậu, Nhâm Dần, Bính Ngọ, Kỷ Dậu, Canh Thân, Tân Dậu. Những ngày này được gọi là “thần táng ngũ sinh”, dùng nó có thể được Kim kê minh ngọc, khuyển phệ thượng hô hạ ứng, vong linh yên ổn, con cháu giàu có, thịnh vượng, rất lợi cho việc chôn cất.
  • Minh phệ đối nhật, chỉ các ngày Quý Mão, Đinh Mão, Ất Mão, Nhâm Dần, Giáp Dần, Bính Dần, Canh Dần, Canh Tí, Nhâm Tí, những ngày này cũng rất có lợi cho việc an táng.

  • Tam hợp, dị vị mà đồng khí gọi là tam hợp, cụ thể chỉ Dần, Ngọ, Tuất là tam hợp Hỏa; Tỵ, Dậu, Sửu tam hợp Kim; Thân, Tí, Thìn là tam hợp Thủy; Hợi, Mão, Mùi là tam hợp Mộc. Những ngày này lợi kết hôn, hòa hợp giao dịch, động thổ xây cất, dựng cột lắp xà.
  • Lâm nhật, chỉ thượng lâm hạ, ngày này không được lâm dân tố tụng, chỉ các ngày Ngọ tháng giêng, Hợi tháng hai, Thân tháng ba, Sửu tháng tư, Tuất tháng năm, Mão tháng sáu, Tí tháng bảy, Tỵ tháng tám, Dần tháng chín, Mùi tháng mười, Thìn tháng mười một, Dậu tháng mười hai.
  • Đại thời, tức Hàm Trì, tượng tướng quân, Ngũ hành đến đây thì bại tuyệt, là ngày cực hung, chỉ có kiêng kị mà không hợp với việc gì cả.
  • Thượng sóc có nghĩa là khởi đầu, lại có nghĩa là hết, ở đây lấy nghĩa “hết”. Người xưa cho rằng, ngày Thượng sóc thì Âm Dương và đức đều hết, không cát lợi, do đó những việc như cưới hỏi, đi xa, nhậm chức,… đều kị. Như năm Giáp lấy Giáp làm đức, từ Giáp đến Quý gồm 10 chi. Quý của năm Giáp lại lâm vào Hợi, thì Quý là đức tận, Hợi là Âm tận. Vì vậy, năm Giáp lấy ngày Quý Hợi làm Thượng sóc. Cứ thế mà suy ra.
  • Phản chi, ngày Phản chi lấy sóc làm chính, người xưa “ghét nó sắp hết” cho nên ngày này kị dâng biểu chương.
  • Tứ ly, chỉ Âm Dương phân chí (tức Xuân phân, Thu phân, Đông chí, Hạ chí, với thập nhị chi là Tí Ngọ Mão Dậu). Trước những ngày đó một ngày kị xuất hành, chinh chiến.
  • Tứ tuyệt, chỉ một ngày trước tứ lập (Lập xuân, Lập hạ, Lập thu, Lập đông), kị xuất quân đi xa.
  • Ngày Nguyệt kị, ngưòi xưa coi các ngày 5, 14, 23 hàng tháng là ngày Nguyệt kị, việc gì cũng nên tránh những ngày này. Từ Đường, Tống về sau đều như vậy. Người xưa cho rằng, số 5 là số của trung cung trong Hà đồ, mà số 5 là tượng vua, cho nên dân gian kiêng dùng.
  • Tứ đại cát thời, ở 4 tháng mạnh (Dần, Thân, Tỵ, Hợi) lấy các giờ Giáp, Bính, Canh, Nhâm; ở 4 tháng trọng (Tí, Ngọ, Mão, Dậu) lấy các giờ Quý, Ất, Đinh, Tân; ở 4 tháng quý (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) lấy các giờ Cấn, Tôn, Khôn, Càn. Người xưa cho rằng, những giờ này, tứ sát đều lặn, cho nên cát tường, việc gì cũng làm được.
  • Ngũ bất ngộ thời, can giờ khắc can ngày thì gọi là “Ngũ bất ngộ thời”, những giờ này không thể hành quân tác chiến.
  • Cửu sửu: Ất, Mậu, Kỷ, Tân, Nhâm và tứ trọng Tí, Ngọ, Mão, Dậu được gọi là “Cửu sửu”, những ngày này “Thiên Địa qui ương”, không thể xuất quân, cưới gả, di chuyển, dựng nhà
  • Tuần trung không vong: 10 ngày là một tuần, Lục thập Giáp Tí có 6 tuần, lấy 10 can phối vói 12 chi, mỗi tuần đều có hai Địa chi không có Thiên can phôi hợp, hai chi đó gọi là “Không vong”.
  • Nhâm Quý là nước, đi đường mà gặp nước thì không đi được, do đó kị đi xa.
  • Tuế lộc, phương Lâm quan của can năm thì gọi là “Tuế lộc”. Sách trạch cát cho rằng, Lâm quan tốt hơn cả Đế vượng, vì Lâm quan có nghĩa là bắt đầu thịnh vượng, đang ở thế đi lên, còn Đế vượng là đã ở cực độ của thịnh vượng, không thể tiếp tục phát triển được nữa. Vì vậy Tuế lộc là tốt nhất.

Sưu Tầm

Ba hệ thống thần sát lớn phân chia theo lãnh thuộc được dùng trong Lịch Vạn Sự (Phần 2)

0

Ba hệ thống thần sát lớn phân chia theo lãnh thuộc được dùng trong Lịch Vạn Sự (Phần 2)

HỆ THỐNG THẦN SÁT NGUYỆT LỆNH

Hệ thống thần sát Nguyệt lệnh là hệ thống thần sát theo nguyệt kiến và tứ thời (tứ tự).

Thần sát của hệ thống này chủ yếu có Nguyệt Kiến, Nguyệt yếm, Địa hỏa, Yếm đối, Lục nghi, Thiên đạo, Thiên đức, Nguyệt đức, Thiên đức hợp, Nguyệt đức hợp, Nguyệt không, Thiên xá, Thiên nguyện, Nguyệt ân, Tứ tướng, Thời đức, Vương nhật, Quan nhật, Thủ nhật, Tướng nhật, Dần nhật, Cửu không, Cửu khảm, Cửu tiêu, Ngũ hư, Giải thần, Dịch mã, Thiên hậu, Thiên ngục, Thiên hỏa, Nguyệt sát, Nguyệt hư, Nguyệt hình, Nguyệt hạ, Du hạ, Thiên lại, Lục hợp, Binh cát, Ngũ phú, Thiên thương, Thiên tặc, Nguyệt an, Ngọc vũ, Kim đường, Kính am, Phổ hộ, Phúc sinh, Thánh tâm, Ích hậu, Tục thế, Dương đức, Âm đức, Thiên mã, Thổ phù, Đại sát, Quy kị, Hoàng đạo, Hắc đạo, Tam kỳ, Lâm nhật, Thổ nang, Tứ kích, Tử kị, Tứ cùng, Tứ hao, Tứ phế, Ngũ mộ, Vãng vong, Thiên nguyện, Nguyệt tư, Phục nhật, Âm Dương bất tướng, Đại hội, Tiểu hội, Hành ngân, Đinh lệ, Đơn Âm, Thuần Dương, Cô Dương, Thuần Âm, Tuế bạc, Trục trận, Âm Dương giao phá, Âm Dương kích xung, Dương phá Âm xung, Âm vị, Âm đạo Dương xung, Tam Âm, Dương thác, Âm thác, Âm Dương câu thác, Tuyệt Âm, Tuyệt Dương và 12 trực Kiến, Trừ, Mãn, Bình, Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thu, Khai, Bế Thần loại tháng phần lớn thuộc hệ thống thần sát nguyệt lệnh.

Hơn 100 vị thần sát Nguyệt lệnh nói trên theo tính chất có thể phân thành 3 loại: (1) thiện, (2) ác, (3) vừa thiện vừa ác.

Thần thiện của hệ thông thần sát Nguyệt lệnh chủ yếu có Thiên đạo, Thiên đức, Nguyệt đức, Thiên đức hợp, Nguyệt đức hợp, Thiên xá, Thiên nguyệt, Thiên ân, Tứ tướng, Thời đức, Vương nhật, Quang nhật, Thú nhật, Tướng nhật, Dân nhật, Giải thần, Dịch mã, Thiên hậu, Lục hợp, Binh cát, Ngũ phú, Thiên thương, Yến an, Ngọc vũ, Kim đường, Kích an, Phổ hộ, Phúc sinh, Thánh tâm, Ích hậu, Tục thế, Dương đức, Âm đức, Thiên mã, Hoàng đạo, Lục thần, Nguyệt không,… Các vị thần này nói chung đều mang lại sự cát tường, thuận lợi, nhưng sức lực lớn nhỏ khác nhau, phạm vi ứng dụng cũng rộng hẹp khác nhau.

Ví dụ như Thiên đạo, Thiên đức, Nguyệt đức, Thiên đức hợp, Nguyệt đức hợp, Nguyệt ân thì làm gì cũng hợp, động thổ hưng công, cưới gả, xuất hành đều tốt cả. Đặc biệt Hoàng đạo lục thần, ngày mà các thần này trực thì các hung thần như Tướng quân, Nguyệt hình,… tất cả phải lánh xa, ngay cả Thái tuế cũng phải nhường phần nào. Hoàng đạo lục thần là cát tường nhất.

Chín vị Yến an, Ngọc vũ, Kim đường, Kính an, Phổ hộ, Phúc sinh, Thánh tâm, ích hậu, Tục thế xưa được gọi là “cửu thiện thần” đều rất cát lợi, nhưng không phải là việc gì cũng hợp mà chỉ tùy vào từng việc.

Sách trạch cát nói:

  • Yến an là cát thần trong tháng, ngày đó nên đi bảo vệ biên cương, xây lũy sửa thành;
  • Ngọc vũ là quý thần trong tháng, ngày đó nên xây cất nhà cửa;
  • Kính an là “thiên cung thuận”, ngày đó họ hàng hòa mục, định lễ nghi trên dưới, tổ chức ăn mừng, khen thưỏng là tốt nhất;
  • Phổ hộ là “thần của miếu thần”, ngày đó tế lễ cầu xin, tìm thầy chữa bệnh;
  • Phúc sinh là “phúc thần trong tháng”, rất nên cầu xin thần ban phúc;
  • Thánh tâm cũng là “phúc thần trong tháng”, ngày đó dâng sớ xin ân trạch rất để được ơn thánh đoái thương chiếu cố;
  • Ích hậu là “phúc thần trong tháng” , tục thế lại gọi là “thiện thân trong tháng”. Hai vị thần này rất hợp cho việc cưới xin, cầu tự, sắp xếp, bố trí nhà cửa, đồ đạc.
  • Nguyệt không là Dương thần trong tháng, ngày đó nên mưu tính kế sách.
  • Thiên nguyệt là thiện thần trong tháng, nên tổ chức hôn lễ, nạp tài, hoà thuận họ hàng.
    • Tứ tướng là vượng thần bốn mùa, rất thích hợp cho việc khởi công xây dựng, nuôi dạy con cái, trồng trọt cây cối, xuất hành, di chuyển.
    • Nhâm nhật, Quang nhật, Thủ nhật, Tướng nhật, Dân nhật đều là các thần trông coi việc trong tháng, hợp với việc thăng quan tiến chức, chính quyền thực hiện chính sách thân dân, tập tước thụ phong,… rất có lợi cho việc làm quan.
    • Giải thần là thiện thần trong tháng, ngày đó nên dâng đơn xin giải oan, rất dễ được việc.
    • Dịch mã là con ngựa trạm ngũ sắc lóng lánh hào quang, ngày đó phong quan, thưởng tước, hạ chiếu cho công khanh, viễn hành phó nhậm, dời nhà chuyển chỗ,… có thể được thuận lợi trên con đường sĩ tiến.
    • Thiên hậu là phúc thần trong tháng, ngày đó tìm thầy chạy thuốc, tế thần, cầu phúc rất tốt.
    • Lục hợp còn gọi là Vô dực, là thần đại diện cho nơi ở chung của mặt trăng và mặt trời, tốt nhất cho việc hội họp tân khách, kết hôn, lập khế khoán, giao dịch.
    • Binh cát là thần cát cho việc dùng binh trong tháng, ra quân xuất trận tốt.
    • Ngũ phú là thần giàu có, nên mua bán kinh doanh, khởi đầu công việc.
    • Thiên thương là thần coi kho trời, ngày đó nên sửa dựng kho tàng, nhận quan tước, nạp của, chăn nuôi.
    • Âm Dương bất tướng, theo các nhà Kham dư (tức nhà địa lý) là ngày cát, làm gì cũng tốt.

Thần ác trong hệ thống thần sát Nguyệt hỏa, chủ yếu gồm có Địa Hoả, Yếm đối, Cửu không, Ngũ mộ, Tứ hao, Tứ phế, Tứ kị, Tứ cùng, Cửu khảm, Cửu tiêu, Ngũ hư, Thiên ngục, Thiên Hỏa, Nguyệt sát, Nguyệt hư, Nguyệt hình, Nguyệt hại, Du họa, Thiên lại, Thiên tặc, Bình cấm, Địa nang, Thổ phù, Đại sát, Quy kị, Vãng vong, Hắc đạo lục thần, Hành ngận, Liễu lệ, Cô thần, Âm Dương giao phá, Âm Dương kích xung, Âm phá Dương xung, Âm đạo Dương xung, Âm thác, Dương thác, Âm Dương câu thác,… Các thần này đều hung nhưng mức độ hung ác có khác nhau.

  • Địa hỏa là hung thần trong tháng, ngày đó kị xây dựng vườn tược, trồng cây cối, nếu không thì những cây cối trồng ra sẽ bị Địa hỏa đốt cháy.
  • Yếm đối là thần xung của nguyệt yếm, ngày đó kị cưới gả, cũng kiêng đi thuyền vượt sông nước.
  • Cửu không là sát thần trong tháng, ngày này kị xây dựng, sửa chữa kho tàng, xuất nhập của cải, nếu không sẽ mất sạch tài sản, ngoài ra còn có ngũ hư. Nguyệt hư là thần hư hao trong tháng. Ngày đó kị mở kho xuất của, kị cho vay, ngay cả việc trồng trọt cũng kiêng, kết hôn, xuất hành cũng phải tránh.
  • Cửu khảm, Cửu tiêu đều là sát thần trong tháng, Cửu khảm kị đi thuyền, sửa đê, xây tường, lợp nhà. Cửu tiêu thì kị rèn đúc, trồng trọt, xây nhà, dọn vườn.
  • Thiên ngục là cấm thần trong tháng, ngày này kị kiện cáo, nạp đơn nhậm chức, đánh dẹp.
  • Thiên hỏa là hung thần trong tháng, tối kị xây cất nhà cửa, xuất thân chinh phạt, hội họp thân quyến, lấy vợ cũng kiêng.
  • Nguyệt sát là sát thần trong tháng, ngày này kị giữ tân khách, xuyên đục, kinh doanh, trồng trọt, nạp gia súc.
  • Nguyệt hại tức là lục hại trong tháng, ngày này kị công thành, dã chiến, chăn nuôi thú vật, kết hôn, mời thầy chữa bệnh, thu nạp nô tì.
  • Du họa là ác thần trong tháng, ngày này kị mời thầy thuốc chữa bệnh, kị cúng tế.
  • Thiên lại là hung thần trong tháng, ngày này kị nhậm chức, đi xa, tố tụng.
  • Thiên tặc là thần ăn trộm, ăn cướp trong tháng, ngày này kiêng đi xa, nếu không sẽ bị mất cắp.
  • Binh cấm là hung thần trong việc dùng quân, kị ra quân chinh chiến, duyệt binh, luyện binh cũng kiêng.
  • Địa nang và Thổ phù đều là Thổ thần, ngày này kị khơi mương, đào giếng.
  • Đại sát là Liêm sát trong tháng, ngày này kiêng ra quân đánh dẹp, kiêng cưới gả, nạp tài, dựng cột lắp xà, di chuyển chỗ ở, ra ở riêng,…
  • Quy kị và Vãng vong đều là hung thần trong tháng, việc di chuyển, lấy vợ, đi nhậm chức, ra quân, rời nhà đi xa đều không nên làm,
  • Ngày Hắc đạo lục thần trị lý không nên bắt đầu làm việc gì.
  • Còn một loại thần sát vừa hung vừa cát như: Nguyệt kiến là thần Dương kiến, ngày này không nên hưng công, động thổ, kết hôn, nhưng lại rất nên phong quan, thị sát, chiến đấu, công phạt. Tuy nhiên cần chú ý rằng, đánh du kích thì rất dễ thắng, nhưng tuyệt đối không thể thẳng hướng tấn công.
  • Hoặc như Nguyệt yếm, là thần Âm kiến, hướng thần này trị lý có kẻ cầu phúc, tránh họa nhưng lại không thể kết hôn hoặc vượt đường xa về nhà, dời chỗ. Nhưng cũng có người nói Nguyệt yếm tính tình ám muội, tư tà bất chính, làm gì cũng phải tránh.

Sưu Tầm

Ba hệ thống thần sát lớn phân chia theo lãnh thuộc được dùng trong Lịch Vạn Sự (Phần 1)

0

Ba hệ thống thần sát lớn phân chia theo lãnh thuộc được dùng trong Lịch Vạn Sự (Phần 1)

Nếu theo lãnh thuộc, các thần sát lại được chia thành 3 hệ thống lớn là Thái tuế, Nguyệt lệnh và Can chi Ngũ hành.

HỆ THỐNG THẦN SÁT THÁI TUẾ

Trong tất cả các thần sát, Thái tuế có vị cao nhất, sức mạnh nhất. Cuốn “Thần khu kinh” có nói: Thái tuế có tượng nhân quân (vua), Thái tuế dẫn đầu chư thần, đặt đúng phương vị, xoay chuyển thời tự tổng thành tuế công”, có thần uy không gì lớn hơn.

Vào năm Thượng nguyên gặp phải khốn đốn, Thái tuế khởi kiến ở Tí, mỗi năm chuyển một vị trí, 12 năm thì chuyển hết một vòng. Các thần sát đông đảo khác, thần nào tương kỷ, tương hợp với Thái tuế hoặc được Thái tuế sinh phù thì đều là cát thần. Thái tuế nâng đỡ đều là cát thần, như Tuế đức, Tuế quý, Tuế lộc, Tuế mã, Tấu thư, Bác sĩ,… cùng với Khai, Thành, Bình, Nguy, Trừ, Định,… đều được coi là cát thần, đều mang lại hạnh phúc cho người ta, vì các thần này đều tương đắc với Thái tuế, được Tuế quân yêu quý, còn những thần xung đấu với Thái tuế và bị Thái tuế khắc chế đều là hung thần. Như Tuế phá sở dĩ “phá” là vì không biết điều, đối đầu với Thái tuế, bị Thái tuế xung kích nên bị phá tán, lại còn vì vậy mà bị gọi là “Đại hao”; Âm phủ cũng là hung thần, bởi vì nó bị hóa khí của Thái tuế khắc chế; Niên khắc dĩ ác bởi vì nó bị nạp âm Ngũ hành của Thái tuế khắc… Qua đây có thể thấy, vua Thái tuế như một bạo chúa mà “ai chiều thuận thì hưng thịnh, ai chống lại thì bị diệt vong”, chỉ cần chiều thuận Thái tuế, dựa vào Thái tuế thì sẽ được Thái tuế ưa thích và trở thành cát thần mà người đời yêu mến, kính trọng.

Trái lại, phản đối Thái tuế, trái ý Thái tuế, chống lại Thái tuế, bị Thái tuế ghét thì sẽ trở thành ác sát hung thần mà người đời luôn tìm cách né tránh. Hơn nữa, “ông vua chuyên quyền độc đoán” này hầu như không cần phân biệt tốt xấu, trái phải, không cần lý lẽ gì hết, không cần biết là vô tình hay hữu ý, là chủ phạm hay là tòng phạm, cũng không cần biết trước kia biểu hiện tốt xấu ra sao, có thành tích công lao hay không, chỉ cần xúc phạm Thái tuế là bị Thái tuế trừng trị thẳng tay, do đó đã xấu lại càng xấu. Trái lại, chỉ cần chiều thuận Thái tuế, hợp ý Thái tuế, được Thái tuế ưa thích thì dù xưa kia đã từng bắt trộm con gái của Tây vương mẫu, đã cưỡng hiếp Hằng Nga, đã lừa gạt Phi Yến, tội ác tầy trời, cũng vẫn được Thái tuế bảo vệ, khen thưỏng, đã tốt càng tết thêm, thần hay ngưòi đều thế cả.

Chính vì Thái tuế có tính tình như vậy cho nên người đời chỉ lo trốn tránh Thái tuế. Theo sách cổ, từ cuốn đời Ân đã có tục né tránh Thái tuế. Sách “Thi tử” viết: Chu Vũ Vương đánh Trụ, đại thần là Ngư Tân can rằng: “Thái tuế ở phương Bắc, không nên Bắc chinh”, nhưng Vũ Vương đã không nghe. Sách “Tuân tử” cũng từng nói về việc này.

Ít nhất từ đời Hán cho đến trước khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời, trong việc xây cất nhà cửa, việc di chuyển, dân gian vẫn tìm hết mọi cách để tránh Thái tuế.

“Hậu Hán thư, lai lịch truyện” chép: “Thời An đế, Hoàng thái tử Cảnh bị ốm, lánh đến quân vương, thánh xá của nhũ mẫu Dã Vương, đầu bếp của thái tử là Nhuế Cát cho rằng, thánh xá mới sửa chữa xong, khi làm đã phạm thổ, không thể ở lâu”.

Nhân dân đời Hán rất tin điều này. “Luận hành – Cơ nhật thiên” nói:

“Thế tục tin Tuế thần, Nguyệt thần, mà lại tin cả Nhật thần. Phàm có việc như ốm, chết, tai họa gì lớn thì bảo là xúc phạm tuế thần, nguyệt thần, nhỏ thì nói là không tránh ngày cấm. Tuế nguyệt đã được dùng, thì sách nhật cấm cũng lưu hành, người đời tin xằng bậy, các biện sĩ cũng không thể làm họ yên tâm”.

Sách “Di tử phát” nói: “Di chuyển cùng phương với Thái tuế là hung, xung nghịch Thái tuế cũng hung, cùng hướng với Thái tuế gọi là “Tuế hạ”, xung nghịch hướng Thái tuế gọi là “Tuế phá”, đều là đại hung. Ví dụ, Thái tuế ở Giáp Tí, thế là thiên hạ không được di chuyển theo hướng Nam Bắc, làm nhà, cưới hỏi càng phải tránh, mà nếu theo hướng Đông Tây, thì hoặc Đông nam, Đông bắc, hoặc Tây nam, Tây bắc thì mới được coi là cát.

Sách “Luận hành” còn ghi lại một tập tục đời Hán như sau:

“Thế tục động thổ khởi công cho rằng, Tuế nguyệt có sở thực, chỗ sở thực ấy phải có người chết. Giả sử Thái tuế ở Tí thì Tuế thực ở Dậu, tháng giêng kiến Dần thì Nguyệt thực ở Tỵ, hưng công ở hướng Tí, Dần thì nhà Dậu, Tỵ sẽ bị thực. Chỗ bị thực ấy phải treo vật Ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa. Giả sử Tuế nguyệt thực nhà phía Tây, thì nhà phía tây treo kim; Tuế nguyệt thực nhà phía đông thì nhà phía đông treo than. Rồi bằng lễ tế tự để trừ hung họa, tai ương. Cứ thế bắt chước nhau, ai cũng làm như vậy”.

Đây là một thói quen hình thành từ việc sợ Thái tuế.

Đến đời Tống, người ta càng tin sùng Thái tuế hơn nữa. Bất cứ có tai ách lớn nhỏ gì, người ta cũng đều đổ lỗi cho việc “phạm thổ” trong một lần xây cất nào đó. Do đó “Dung trai tùy bút” của Hồng mại, “Sưu thái dị văn lục” của Vĩnh Hanh đều nói:

“Trong việc xây cất nhà cửa, hễ gặp chút tai ách nhỏ nào, thế tục cũng đều cho là phạm thổ. Vì thế, Đạo gia có văn “Tạ thổ tư chương tiêu”.

Đến đời Thanh, tục tránh Thái tuế cũng không suy giảm. Những năm 20, 30 thế kỷ này, trong “Lịch đại phong tục sự vật khảo” quyển 27 đã khảo chứng tục tránh Thái tuế và nói “ngày nay trong xây cất nhà cửa, thế tục vẫn kị hướng Thái tuế, cho rằng phạm nó thì hung”.

Người xưa rất chú ý giữ gìn tránh kị Thái tuế trong xây cất nhà cửa, không dám “động thổ trên đầu Thái tuế cho rằng lỡ xúc phạm hoặc đào đến đất Thái tuế thì có thể dẫn đến thảm họa cả nhà tuyệt diệt.

Ngay vua chúa phong kiến mỗi lần tuần thú địa phương hoặc ra quân chinh phạt, mở rộng biên giới hoặc dựng xây cũng cẩn thận tránh hướng Thái tuế như bàn dân thiên hạ.

Tính chất chuyên chế ngang ngược đó của Thái tuế không những làm cho người phàm trần sợ xanh cả mặt, sởn cả tóc gáy, mà các thần sát trên trời cũng sợ hãi, bợ đỡ, nịnh hót, đua nhau chiều thuận. Do đó, dưới Thái tuế đã dần dần hình thành một đội ngũ thần sát ngày càng đông đảo, đây là hệ thống thần sát thứ nhất ảnh hưỏng đến cát hung của ngày giờ, phương vị, hệ thống thần sát coi Thái tuế là hạt nhân.

Hệ thống Thái tuế chủ yếu có những thần sát dưới đây:

  • Tuế phá, Đại tướng quân, Tấu thư, Bác sĩ, Lực sĩ, Tâm thất, Tâm quan, Tâm mệnh, Tang môn, Thái Âm, Điếu khách, Quan phù, Súc quan, Bạch hổ, Hoàng phan, Báo vĩ, Bệnh phù, Tử phù, Tiểu hao, Đại hao, Kiếp sát, Tai sát, Tuế sát, Phục binh, Đại họa, Tuế bình Đại sát, Phi liêm, Tuế đức, Tuế đức hợp, Kim thần, Tuế can hợp, Tuế chi đức,…
  • Thiện thần, quý thần và đức thần chỉ có 6 vị là Tấu thư, Bác sĩ, Tuế đức, Tuế đức hợp, Tuế can hợp, Tuế chi đức.

Thời gian mà những vị thần này trực, phương hướng mà các thần này đến, nói chung là vạn sự đại cát, không có gì phải kị. Tuy vậy, sức mạnh và trọng tâm chủ yếu của các vị thần là khác nhau Tuế đức có sức mạnh lớn nhất. Sách “Hội môn kinh” nói: “Chỗ Tuế đức quản lý, muôn phúc tu về, tai ương lánh hết, nên xây cất tu sửa sẽ được phúc”. Tuế đức chủ cương, Tuế đức hợp thì chủ nhu. Cho nên, cả hai tuy cùng là đức thần thượng cát, nhưng vì cương nhu khác nhau, nên phải phân biệt lựa chọn cho việc trong và việc ngoài.

Còn Tuế chi đức? Theo “Thần khu kinh”, Tuế chi đức là Đức thần trong năm. “Đức” có nghĩa là “được”, là “được phúc”. Chủ cứu người lâm nguy, giúp người nghèo khổ, phương thần này quản có lợi cho việc hưng công động thổ. Có vẻ như đây là vị thần duy nhất thiên về việc cứu giúp người nghèo hèn trong hệ thống Thái tuế, rất quý.

Tấu thư và Bác sĩ, dưới trướng Tuế đức, hai vị này cùng lo về tấu ký, một trông coi hồ sơ, chủ về việc tấu nghị. Vì vậy, tế hai thần này để cầu phúc, khen thưởng, tài năng sẽ rất dễ được như ý nguyện.

Ngoài 6 vị này ra, tất cả các thần sát khác trong hệ Thái tuế đều là ác thần. Khi các thần này trực ở những phương các thần này quản, việc hưng công động thổ, việc cưới gả, xuất hành, khai trương buôn bán,… đều nên tránh. Đương nhiên, các hung thần đông đảo này cũng chủ quản thiên về những loại công việc khác nhau. Có một số hung thần cá biệt cũng có thể mang lại cát tường cho một số việc cụ thể nào đó.

Ví dụ như cùng là việc xây cất thì Lực sĩ chủ về bệnh tật; Tang môn chủ về trộm cướp, mất người, mất của; Quan phù chủ việc kiện tụng; Súc quan chủ về tổn hại lục súc và mất của; Bạch hổ chủ về tai họa tang ma; Hoàng phan chủ việc có tổn thất; Bác sĩ chủ việc mất của hại người; Bệnh phù chủ tật bệnh; Tử phù chủ chết chóc; Đại hao chủ hao tài tốn của; Kiếp sát chủ mất trộm, mất cướp, bị chém giết; Tai sát chủ tai họa, bệnh tật; Tuế sát chủ hại con cháu, lợn gà; Phục binh, Đại họa chủ chết chóc binh đao; Tuế hình chủ kiện cáo; Đại sát chủ bị tội xử tử; Kim thần tàn ác nhất, nếu phạm vào sẽ có loạn lạc, chết chóc, hạn hán, lụt lội, ôn dịch, không chỉ gây hại cho một ngưòi một nhà mà nguy hiểm cho muôn dân; Tiểu hao ít độc ác hơn nhưng nếu phạm vào cũng có thê đánh rơi, bỏ quên của hoặc phải sợ hãi đến toát mồ hôi; Nhưng ở lúc, ở nơi Điếu khách đến phiên trực thì không những không được hưng công, động thổ mà còn không được đón thầy chữa bệnh, phúng viếng người chết, chôn cất người chết,…

Tuế phá, còn gọi là Đại hao là đối tượng xung phá của Thái tuế, bị Thái tuế làm cho tan vỡ. Đại tướng quân là đại tướng dưới quyền Thái tuế, “Thống ngự uy vũ, tổng lĩnh chiến phạt”. Những nơi nào hai thần này cai quản đều không được xây dựng gì, không được di chuyển, cưới gả, xuất hành, đi xa. Nhưng nếu xuất quân chinh phạt thì lại rất cát lợi. Nhưng cần chú ý rằng, Tuế phá chỉ có thể hướng tới mà không được xung. Đại tướng quân chỉ có thể quay lưng lại mà không thể hướng tới, nếu sai hướng thì sẽ chuốc lấy tai họa.

Thần sát cát hung trong Lịch Vạn Sự

0

Thần sát cát hung trong Lịch Vạn Sự

Những khái niệm như Can chi Ngũ hành, nạp Âm Ngũ hành, Thập nhị trực, Nhị thập bát tú, cửu tinh, Lục diệu, Hoàng đạo, Hắc đạo,… là những yếu tố quan trọng mà người xưa dựa vào để phán đoán ngày tốt, ngày xấu. Ngoài ra, khi chọn ngày giờ, còn phải xét đến các loại thần sát trực các năm, tháng, ngày, giờ. Mà thần sát là phần phức tạp nhất, thần bí nhất, khó nắm bắt nhất trong vấn đề trạch cát cổ đại.

Các thần sát mà người xưa tính đến trong trạch cát rất nhiều, nếu không phải hàng vạn thì ít nhất cũng có từ trăm đến nghìn. Hơn nữa có loại thần ác, thần thiện, thần hung, thần cát khác nhau, các thần vận động ẩn hiện lúc ở Thục, lúc ở Ngụy, lãnh thuộc khác nhau. Hàng trăm hàng nghìn thần sát đó, theo chu kỳ vận hành lại chia thành 4 loại lớn: Niên thần, Nguyệt thần, Nhật thần, Thời thần, theo lãnh thuộc lại chia ra 3 hệ thống lớn: Thái tuế, Nguyệt lệnh và Can chi Ngũ hành.

BỐN LOẠI THẦN SÁT PHÂN CHIA THEO CHU KỲ HIỆN HÀNH:

THẦN SÁT LOẠI NIÊN THẦN

  • Niên thần tính theo can năm: Tuế đức, Tuế đức hợp, Tuế lộc, Dương quý, Âm quý, Kim thần.
  • Niên thần từ can năm lấy nạp giáp biến quái: Phá bại ngũ quỷ, Âm phù Thái tuế, Phù thiên không vong.
  • Niên thần du hành theo tuế phương: Tấu thư, Bác sĩ, Lực sĩ, Tâm thất, Tân quan, Tâm mệnh, Đại tướng quân.
  • Niên thần vận hành thuận chiều theo chi năm: Thái tuế, Thái Âm, Tam môn, Quan phù, Kỹ đức, Tuế phá, Long đức, Bạch hổ, Phú đức, Điếu khách, Bệnh phù, Tuần sơn la hầu.
  • Niên thần vận hành ngược chiều chi năm: Thần hậu, Công tào, Thiên vương, Thắng quang, Truyền tống, Hà khôi, Lục hạ, Ngũ quỷ.
  • Niên thần theo tuế chi tam hợp: Tuế mã, Tuế hình, Tam hợp tiền phương, Tam hợp hậu phương, Kiếp sát, Tuế sát, Phục binh, Đại họa, Tọa sát, Hướng sát, Thiên quang phù, Đại sát, Hoàng phan, Báo vĩ, Chích thoái.
  • Niên thần theo chi năm đi xuôi một hướng: Phi liêm, Cự môn, Vũ khúc, Văn khúc, Độc hỏa.
  • Niên thần khởi theo tam nguyên: Tam nguyên tử bạch
  • Niên thần khởi theo nạp âm năm: Niên khắc sơn gia.

THẦN SÁT LOẠI NGUYỆT THẦN

  • Nguyệt thần khởi theo can tháng: Dương quý nhân, phi thiên bảo, Âm quý nhân, Bính đinh độc hỏa.
  • Nguyệt thần khởi theo tam nguyên: Nguyệt tử bạch, Phi thiên mã, Thiên quan phù, Địa quan phù, Phi đại sát, Nguyệt du hỏa, Tiểu nguyệt kiến, Đại nguyệt kiến.
  • Nguyệt thần khởi theo can tháng: Âm phù Thái tuế, Nguyệt thần khắc sơn gia.
  • Nguyệt thần đi xuôi, ngược theo bát tiết cửu cung: Tam kỳ.
  • Nguyệt thần lấy Nguyệt kiến tam hợp: Thiên đạo, Thiên đức, Nguyệt đức, Thiên đức hợp, Nguyệt đức hợp, Nguyệt không, Tam hợp, Ngũ phú, Lâm nhật, Dịch mã, Kiếp sát, Tai sát, Đại thời, Du họa, Thiên lại, Cửu cung, Nguyệt hình.
  • Nguyệt thần đi theo tứ tự: Đại xá, Mẫu thương, Tứ tướng, Thời đức, Vương nhật, Quang nhật, Thủ nhật, Tướng nhật, Dân nhật, Tứ kích, Tứ cung, Tứ hao, Tứ phế, Ngũ hư, Bát phong.
  • Nguyệt thần đi xuôi theo Nguyệt kiến: Kiến, Trừ, Mãn, Bình, Định, Chấp, Phá, Nguy, Thành, Thu, Khai, Bế.
  • Nguyệt thần theo Kiến vượng thủ mộ thần: Ngũ mộ.
  • Nguyệt thần theo Nguyệt kiến tam hợp đi ngược một hướng: Cửu khảm.
  • Nguyệt thần theo tứ tự hành tam hợp: Thổ phù.
  • Nguyệt thần theo tứ thời hành tam hợp nạp giáp: Địa nang.
  • Nguyệt thần theo Nguyệt kiến hành nạp giáp lục thần: Dương đức, Âm đức, Thiên mã, Binh cấm.
  • Nguyệt thần theo Nguyệt kiến đi ngược một hướng: Đại sát.
  • Nguyệt thần theo Nguyệt kiến đi xuôi một hướng: Vãng vong.
  • Nguyệt thần theo mạnh, trọng, quý đi xuôi ba chi: Quy kị.
  • Nguyệt thần theo Nguyệt kiến Âm Dương đi xuôi lục thần: Yếu an, Ngọc vũ, Kim đường, Kính an, Phổ hộ, Phúc sinh, Thánh tâm, Ích hậu, Tục thế.
  • Nguyệt thần theo Nguyệt tướng đi xuôi: Lục hợp, Thiên nguyệt, Binh cát, Lục nghi, Thiên thương, Nguyệt hại, Nguyệt yếm, Thiên tặc.
  • Nguyệt thần theo nguyệt kiến hành Âm Dương lục thần: Thanh long, Minh đường, Thiên bình, Chu tước, Kim quỹ, Thiên đức, Bạch hổ, Ngọc đường, Thiên lao, Nguyên vũ, Tư mệnh, Câu trần, Giải thần.
  • Nguyệt thần lấy Nguyệt kiến tử sinh: Nguyệt Ân, Phục nhật.
  • Nguyệt thần khởi theo yếm kiến: Bất tướng, Đại hội, Tiểu hội, Hành ngận, Liễu trĩ, Cô thần, Đơn Âm, Thuần Dương, Cô Dương, Thuần Âm, Tuế bạc, Trục trận, Âm Dương giao phá; Âm Dương xung kích, Dương phá Âm xung, Âm vị, Âm đạo Dương xung, Tam Âm, Dương thác, Âm thác, Âm Dương câu thác, Tuyệt Âm, Tuyệt Dương.

THẦN SÁT LOẠI NHẬT THẦN

  • Nhật thần lấy một can chi nhất định: Thiên ân, Ngũ hợp, Trừ thần, Minh phệ, Minh phệ thời, Bảo nhật, Nghĩa nhật, Chế nhật, Cát nhật, Phạt nhật, Bát cát, Xúc thủy long, Thiên lộc, Trùng nhật.
  • Nhật thần theo năm lấy can chi: Thượng sóc.
  • Nhật thần theo tháng lấy số ngày: Trường tinh, Đoản tinh.
  • Nhật thần theo nguyệt sốc lấy số ngày: Phản chi.
  • Nhật thần theo tiết khí lấy số ngày: Tứ ly, Tứ tuyệt, Khí vãng vong.

THẦN SÁT LOẠI THỜI THẦN

  • Thời thần khởi từ can ngày: Nhật lộc, Thiên Ất quý nhân, Hỷ thần, Thiên quan quý nhân, Phú tinh quý nhân, Ngũ bất ngộ thời, Lộ không.
  • Thời thần khởi từ chi ngày: Nhật kiếm, Nhật hợp, Nhật mã, Nhật phá, Nhật hại, Nhật hình, Thanh long, Minh đường, Thiên hình, Chu tước, Kim quỹ, Bảo quang, Bạch hổ, Ngọc đường, Thiên lao, Nguyên vũ, Tư mệnh, Câu trần.
  • Thời thần theo nguyệt tướng và can chi ngày: Quý đăng thiên môn thời, Cửu sử.
  • Nhật thời theo nhật lục tuần: Tuần không.

Sưu Tầm

Tứ đại cục – Tràng sinh thủy pháp

0
Tứ đại cục – Tràng sinh thủy pháp

Tứ đại cục thủy pháp, có 4 cục: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa.

Bài thơ:
Ất – Bính giao nhi xu Tuất
Tân – Nhâm hội nhi tụ Thìn
Đẩu Ngưu nạp Đinh – Canh chi khí
Kim Dương thu Quý – Giáp chi linh.

(Hình tứ đại cục)
Vòng trong: địa bàn chính châm
Vòng giữa: thiên bàn phùng châm

Giải thích sơ bộ bài thơ:
– Long từ Ất, Bính hướng về Tuất – mộ khố tại Tuất;
– Long từ Tân, Nhâm hội tụ ở Thìn – mộ khố tại Thìn;
– Long từ Đinh, Canh thì mộ khố tại Sửu;
– Long từ Quý, Giáp thì mộ khố tại Mùi;

Một cuộc đất phải có thủy khẩu, đây là mấu chốt để định cục. Các yếu tố như long, huyệt, sa có hữu dụng hay không, đều là do thủy khẩu định chân giả. Nếu không có thủy khẩu thì không thể định cục (trường hợp không có thủy khẩu ta phải áp dụng phương pháp khác).

Đứng ở nơi kết huyệt đặt la kinh, hoặc sử dụng ảnh vệ tinh, dùng vòng thiên bàn phùng châm xem thủy khẩu giao hội, đi ra ở phương nào (xem thủy để định long).
– Nếu thủy khẩu ở Tân, Tuất, Càn, Hợi, Nhâm, Tí thì là Hỏa cục Ất long;
– Nếu thủy khẩu ở Ất, Thìn, Tốn, Tỵ, Bính, Ngọ thì là Thủy cục Tân long;
– Nếu thủy khẩu ở Quý, Sửu, Cấn, Dần, Giáp, Mão thì là Kim cục Đinh long;
– Nếu thủy khẩu ở Đinh, Mùi, Khôn, Thân, Canh, Dậu thì là Mộc cục Quý long;

* Lập tràng sinh thủy pháp cho Hỏa cục Ất long:

(Hình hỏa cục)

* Lập tràng sinh thủy pháp cho Thủy cục Tân long:

(Hình thủy cục)

* Lập tràng sinh thủy pháp cho Kim cục Đinh long:

(Hình kim cục)

* Lập tràng sinh thủy pháp cho Mộc cục Quý long:

(Hình mộc cục)

Đây là chỉ nói về đại cuộc, còn tiểu cuộc có khi không luận như trên. Cần căn cứ vào địa hình để quyết định.
Ứng dụng: dùng để tìm huyệt, lập hướng.

Ví dụ: định huyệt, lập hướng cho trường hợp Hỏa cục.
– Nếu thủy khẩu ở Tân – Tuất thì tìm huyệt, lập hướng Sinh (Cấn), Vượng (Bính, Ngọ);
– Nếu thủy khẩu ở Càn – Hợi thì tìm huyệt, lập hướng chính Dưỡng (Quý, Sửu), chính Mộ (Tân, Tuất);
– Nếu thủy khẩu ở Nhâm – Tí thì cục này thường là không dùng được;

Lập hướng cần căn cứ vào thủy mà định: là nơi thủy tụ, uốn quanh, gần…
Cũng cần phải theo long nữa: âm long – âm hướng; dương long – dương hướng.
Đây là căn bản về thủy pháp, là một trong rất nhiều pháp của vấn đề lập hướng.

Không có mô tả ảnh.

Không có mô tả ảnh.

Không có mô tả ảnh.

Không có mô tả ảnh.

Không có mô tả ảnh.

 

Những nội dung cơ bản về cải táng (bốc mộ)

0
Những nội dung cơ bản về cải táng (bốc mộ)

1. Chọn thời điểm :
Chọn lựa thời điểm để cải táng là một việc vô cùng quan trọng. Đây cũng là một vấn đề khó thường gây tâm lý hoang mang cho nhiều gia chủ. Có rất nhiều trường hợp bị sai ngay từ bước đầu tiên này. Ngoài việc tính toán theo lý thuyết, cần có sự kết hợp với các kiến thức khác như: dùng quẻ, yếu tố tâm linh, kinh nghiệm và sự cảm nhận tinh tế của mỗi người.
Một vấn đề được quan tâm nhiều nhất, đó là trường hợp mộ kết. Nếu mộ kết phát thì con cháu sẽ thuận lợi, có nhiều thành tựu, may mắn. Trường hợp mộ kết mà tiến hành cải táng thì gia đình rất dễ gặp tai họa.
Nếu là mộ kết thì không nên cải táng, xây dựng, mà chỉ cần trong coi mộ cho cẩn thận, hoặc chỉ xây hàng rào thấp bao xung quang mộ.
Năm để tiến hành cải táng phải lựa chọn theo tuổi của vong, tránh những năm xung sát. Ngoài ra còn phải căn cứ theo tuổi của những người cùng huyết thống.

2. Chọn huyệt:
Để tìm được vị trí mới tốt lành, cần lưu ý các điểm sau đây :
– Huyệt mộ là nơi đất mới chưa từng bị chôn lấp, đào xới, rắn chắc tươi tắn. Nếu là vùng đồng bằng thì đất tươi mịn, có màu vàng nhạt hoặc màu nâu đậm. Nếu là miền đồi núi thì đất mịn màng, tuy khô nhưng có màu vàng nhạt.
– Kị nhất là huyệt là nơi đất tơi xốp, bùn lầy, có chứa nhiều rác rưởi, hoặc có nguồn nước thải bị ô nhiễm.
– Đào lên ở đáy huyệt phải có mạch nước ngầm chảy dưới huyệt. Nước trong, tránh nước bị ô nhiễm hoặc nước có mùi hôi. Những huyệt ở đồng bằng thì kị không có nước ở dưới huyệt.
– Quan sát hệ thống đường đi xung quanh huyệt. Nếu huyệt có đường đi đâm thẳng vào giữa hoặc đâm xuyên sang hai bên thì cũng không nên dùng. Đường đi sát ngay phía sau huyệt cũng rất xấu, chủ tổn hại nhân đinh. Tốt nhất chọn huyệt nơi yên tĩnh, có độ ổn định cao, xa cách với đường đi lối lại quanh khu vực mộ.
– Ở vùng núi non thì cần thẩm định huyệt theo những tiêu chí của địa lý chính tông. Huyệt cần được bao bọc có long hổ hai bên ôm lấy huyệt, phía sau có cao sơn che chắn, phía trước có minh đường thuỷ tụ…

3. Chọn hướng:
Chọn hướng phải căn cứ theo địa hình, đồng thời hướng đó cũng không được xung khắc với mệnh chủ và cũng cần tránh các đại hung tinh trong năm.

4. Chọn thời gian cải táng:
Sau khi lựa chọn được hướng thì mới tính toán thời gian cải táng. Đây là công việc tương đối phức tạp, đòi hỏi cần nắm bắt nhiều kiến thức phong thủy mới có thể lựa chọn hiệu quả được.
Căn cứ chủ yếu để tính toán thời gian là: tuổi vong mệnh, mộ vận và các đại hung tinh theo năm.

5. Các bước tiến hành :
Cách 1: đào huyệt mộ trong đêm (ngày) cải táng.
Đây là phương án tốt nhất về phong thủy, nhưng đòi hỏi công tác chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng.
Cách 2: đào huyệt trước.
Chọn một này tốt không quá xa ngày cải táng để đào huyệt, xây thành bể.
Về độ sâu đào huyệt, nó phụ thuộc vào từng địa hình cụ thể, cần có sự nghiên cứu khảo sát kỹ lưỡng.
Trên đây là những cách thức cơ bản về vấn đề cải táng.

Sưu Tầm

Ngũ hành dùng luận sa, thủy

0
Ngũ hành dùng luận sa, thủy

1. Luận sơn, sa:

Bài ca về sa pháp:
Kiền, Khôn, Cấn, Tốn thị mộc hướng
Dần, Thân, Tỵ, Hợi, thủy thân đương
Giáp, Canh, Nhâm, Bính chân thị hỏa
Tí, Ngọ, Mão, Dậu hỏa y sương
Thìn, Tuất, Sửu, Mùi kim vị cục
Ất, Tân, Đinh, Quý thổ trương trường.

Chú giải:
– Vòng trong là địa bàn chính châm, mầu sắc theo âm, dương long;
– Vòng ngoài là nhân bàn trung châm, mầu sắc theo thất chính ngũ hành dùng tiêu sa;

Phép này lấy tọa sơn làm chủ (Ta)
– Ngoài nó khắc vào Ta là sát;
– Ta khắc vào nó, thì phát tài bạch;
– Ta sinh ra nó là tiết (tiết khí đi);
– Nó sinh lại Ta là thực thần; thực thần thì phát khoa giáp; sinh nhân đinh;
– Ta thấy Ta (cùng loại) là vượng thân;

Như: tọa Càn thuộc Mộc, thấy Tốn, Cấn, Khôn sa, tức là tỉ hòa thì tốt. Thấy Sửu, Mùi, Thìn, Tuất cùng có sơn, sa là khắc vào, là sát ta. Nếu thấy Giáp, Canh, Nhâm, Bính, Tí, Ngọ, Mão, Dậu có sơn, sa, tức là Tiết. Thấy Ất, Tân, Đinh, Quý có sơn sa, thì phát tài. Thấy Dần, Thân, Tỵ, Hợi có sa, tức là sinh, tiết khí.
Theo phép xem các sơn, sa đằng trước, phía sau, bên tả, bên hữu, cần yếu là cái cung vị có sơn sa ứng đối diện tiền. Hễ sơn, sa ứng gần thì phát mau chóng, còn ở xa thì ứng chậm trễ.

2. Luận thủy, hướng:

Huyền không ngũ hành:
Bính, Đinh, Ất, Dậu thuộc Hỏa;
Càn, Khôn, Mão, Ngọ thuộc Kim;
Hợi, Quý, Cấn, Giáp thuộc Mộc;
Tuất, Canh, Sửu, Mùi thuộc Thổ;
Tí, Dần, Thìn, Tốn, Tỵ, Tân, Thân, Nhâm thuộc Thủy;

Huyền không ngũ hành để tính thủy khẩu, hễ hướng thủy khẩu sinh nhập hay khắc nhập hành của hướng huyệt thì cát.

Chú giải:
– Vòng trong là địa bàn chính châm, mầu sắc theo âm, dương long;
– Vòng ngoài là thiên bàn phùng châm, mầu sắc theo Huyền không ngũ hành dùng để nạp thủy;

Có câu: “Sơn quản nhân đinh, thủy quản tài” hay “Họa phúc do long, tiền tài do thủy”.

Sa chân chính, vuông vắn thì nhân đinh tương bình, thấy nghiêng ngả, lệch lạc thì biết là siềm nịnh, thấp kém thì sinh người hạ tiện; nhu loạn thì sinh dâm ô; thấy sơn sa đơn bạc thì nghèo hèn; tú mỹ thì biết là nhân từ; uy vũ thì đấu tranh quả quyết…
Thủy ôm ấp, trong sạch, êm dịu, ngưng tụ là tốt. Chảy xiết, trực xung là hung…

Sưu Tầm

32 thế sát trong phong thủy hình pháp

0
32 thế sát trong phong thủy hình pháp

Cổ nhân có câu ‘Ðất lành chim đậu’. Phong thủy được coi là phương pháp chọn đất lành, tránh đất dữ. Nó chú trọng về môi trường, địa điểm, hướng, phương vị và thời gian. Như môi trường trong sạch gần sông, gần biển tốt hơn gần các nhà máy, hảng xưởng… mà môi trường bị ô nhiễm, địa điểm cũng vậy, nhà ở cũng thế… Theo thuyết ‘Vạn vật tương tác’, mọi vật đều có tác động hổ tương nên khoa Phong thủy cho rằng Tiên thiên và Hậu thiên hình đều có tác động gây ảnh hưởng đến dương trạch.
Khoa này cũng xem đường xá chung quanh nhà như những dòng sông để luận khí đến hoặc đi, để biết khí tốt hay xấu. Khí gây ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đối với nhà ở hay thương nghiệp, nó rất lợi hại, nó giống như nước nâng thuyền và cũng làm thuyền chìm. Khí làm cho căn nhà vượng, nó cũng làm cho căn nhà bị bại… Sau thời gian dài nghiên cứu các vị trí của Tiên thiên hình, Hậu thiên hình, đường sá cùng địa điểm của nhà ở, người ta kết luận rằng: Cửa chính của căn nhà là nơi quan trọng nhất để tiếp nhận các tác hại do Tiên, Hậu thiên hình và đường sá gây ra. Các tác hại này khoa phong thủy gọi là các thế sát.

1. Âm sát
Phía trước và sau của dương trạch có quá nhiều cây lớn, không theo thứ tự ngay hàng thẳng lối (loạn mộc), nhà ở giữa cánh rừng rậm, hay phía sau nhà có nhiều cây lớn, quá cao, tàng cây che phủ làm cỏ không mọc được nên tụ nhiều âm khí, hoặc trước cửa nhà phía ngoài đường có gốc cây lớn trấn án ngăn chặn vượng khí.
Tùy theo nặng nhẹ, trạch chủ sẽ bị thất tán về tinh thần, việc làm ăn bị xuống dốc, nợ nần càng ngày càng gia tăng, gia đạo bất hòa hoặc con cái không nghe lời cha mẹ và hôn nhân của chúng đến rất muộn.

2. Cắt cước sát
Cắt cước có nghĩa là cắt chân, bị què quặt, không đủ sức để chiến đấu. Ðó là các nhà ở sát bờ biển (không có con đường trước nhà), kế bên xa lộ hay cạnh đường ray xe lửa, hoặc gần phi đạo.
Bị thế Cắt cước sát, đầu óc của gia chủ thường bị đảo điên, vận khí khi trồi khi sụt, sự nghiệp nghiêng ngửa, tài lộc tán nhiều hơn tụ, dễ bị hàm oan, mang tiếng thị phi, con cái xa rời cha mẹ, gia tộc và bạn bè ít khi tới lui thăm viếng.

3. Cô dương sát
Nơi thờ phượng như nhà thờ, chùa, đình, miếu… thường được xây dựng nơi có linh khí, nếu địa chưa được linh thì về sau nhờ nhiều tín đồ thường xuyên cầu nguyện, hay do nhang khói cùng những lời vái van của thập phương bá tánh nên sinh khí tích tụ ngày càng nhiều, lâu năm trở thành linh khí. Những căn nhà nào ở phía trước đối diện với nơi thờ phượng mới bị thế Cô dương sát, vì vượng khí đã bị nơi thờ phượng hút hết.
Ðường công danh bị trắc trở, chủ gia gặp khó khăn về tài chánh, gia đình luôn bị phiền muộn. Trái lại nhà nào ở cạnh hoặc ở sau nơi thờ phượng đều vượng phát, các căn nhà này luôn nhận được sinh khí vì nơi thờ phượng tích tụ quá nhiều. Gia chủ thường được quý nhân giúp đỡ, được của hoạnh tài, gia đình yên vui, con cái hiếu thảo.

4. Cô độc sát
Còn gọi là “Khẩn thủy trược tẩu”, nghĩa là nước chảy xuống bên dưới quá nhanh, không thể đọng lại trên mặt đất, do đó khí không thể tụ. Nhà ở trên núi cao, hay nhà nằm trên vị thế đất cao, đất ở phía trước và phía sau thấp có độ dốc trên 35 độ (tính từ mặt đường), hoặc cao ốc đứng riêng biệt không có các cao ốc khác ở kế cận.
Chủ gia thường bị khó khăn về tài chánh, bị cuồng tức tâm trí điên loạn, thường nóng nảy thái quá, gia đạo bất an, con cái học hành không đến nơi đến chốn. Nhà nào bị thế Cô độc sát thì thường vợ hoặc chồng phải có người ra đi trước, người còn lại sẽ sống lẻ loi suốt đời.

5. Câu liêm sát
Thường xuất hiện ở các nhà lớn kín cổng cao tường, vì miếng đất quá rộng, nhất là rộng chiều ngang phía trước, nên chủ nhà thường làm hai cổng, một bên xe vào, một bên xe ra hầu dễ dàng cho sự di chuyển (hình dáng giống như cây cung, bề lồi hướng vào cửa nhà). Câu liêm sát còn gọi là Ðộn liêm đao, tức lưỡi liềm cùn vì cạnh ngoài của lưỡi hái không bén, nhưng đây cũng là điều phạm phong thủy, giống như thế Liêm đao sát.
Mặc dù là thế Liêm đao sát thu nhỏ, chỉ bị ảnh hưởng nhẹ, nhưng nó làm cho gia chủ bị hao tài vì những trò chơi đỏ đen, con cái trong nhà không hòa thuận, gia thế càng ngày càng mất tiếng tăm.

6. Ðao trảm sát
Nhà ở bên trái của con đường như chữ L hay bên phải của chữ L ngược phía, con đường giống như con đao chém xuống căn nhà.
Mặc dù sát khí của nó nhẹ hơn Liêm đao sát nhưng nó vẫn làm tổn hại cho cho gia chủ nhiều hơn Câu liêm sát. Người chủ sẽ gặp phải nhiều tai nạn bất ngờ, bị dính dáng đến pháp luật, con cái không sống chung với cha mẹ hay việc học của chúng bị dở dang và tình duyên nửa chừng đứt đoạn.

7. Ðoạn hổ sát
Ðối diện với căn nhà, bên kia đường ở phía bên phải có một mái nhà lớn hình chữ L ngược đầu, như lưỡi của máy chém ở vị trí sẵn sàng rớt xuống bất cứ lúc nào.
Khi vận của chủ gia thịnh thì không có gì trở ngại, nhưng vào những năm bị Tam tai hay vận niên xấu, người chủ và người phối ngẫu dễ bị các chuyện thị phi hoặc bị tiểu nhân dèm pha, hãm hại.

8. Ðộc âm sát
Là căn nhà nào ở gần bên nhà quản, kế nhà xác, sát bên bệnh viện hay khu vực nghĩa trang, bị sự tích tụ của loại khí nặng nề tức âm khí và tử khí.
Nhà nào lâm vào thế Ðộc âm sát này thì người chủ sống trong bi quan, bị bệnh mất ngủ, thường lo sợ viển vông, tiêu cực, không thích tranh đua với đời, tài đức kém. Gia đình ít con, thường buồn bã, thân quyến và bạn bè không lui tới viếng thăm. Con cái có tư tưởng yếm thế và sống cô độc, ít có bạn bè.

9. Hỏa sát
Các nhà ở dưới hoặc gần sát bên đường dây dẫn điện cao thế, kế cận trạm biến điện, hay thấy trụ sắt điện cao thế từ cửa trước hoặc cửa sau, hoặc các vật nhọn đầu chĩa vào cửa nhà.
Những người cư ngụ bên trong căn nhà này đều có thể bị bệnh hoại huyết, vật dụng và tài sản trong nhà có thể bị hỏa hoạn thiêu sạch. Của hoạnh tài không bao giờ tới cửa, làm nhiều nhưng lợi tức không có bao nhiêu nên hậu vận nghèo khổ. Ðường công danh sự nghiệp của con cái bị tắc nghẽn, tình duyên lận đận.

10. Kiệu sát
Phía trước, đối diện căn nhà đang ở có một cao ốc hay một tòa nhà to lớn gấp mấy lần nhà mình đang cư ngụ là bị vào thế Kiệu sát (giống như trước mặt căn nhà có dốc núi, nên bị treo ngược, thế hung).
Gia chủ bị lừa dối, bị nói xấu sau lưng, gặp tiểu nhân mưu hại, cuộc đời gặp nhiều trở lực, nghiệt ngã. Vì thế thường thiếu tự chủ, bi quan yếm thế, tự ti mặc cảm, về già sống cô độc. Con cái không thể tự lực tự cường, gặp nhiều trở ngại trên đường học vấn và hay đau buồn về chuyện gia đình.

11. Kim tự sát
Trước cửa nhà, thấy nhà đối diện có nóc hình tam giác, đỉnh nhọn chĩa thẳng về hướng cửa nhà mình, hay cả hai nhà đối diện có nóc nhọn chĩa thẳng vào nhau thì cả hai đều bị trúng thế Kim tự sát. Nhà nào cao nhà đó bị nặng hơn.
Trúng thế này gia chủ thường bị bệnh nhức đầu, công ăn chuyện làm bị đình trệ, khi có khi không, tiền bạc khi được khi mất. Con cái dù đỗ đạt cũng khó kiếm việc làm, đường công danh trắc trở, lận đận và việc hôn nhân đến muộn.

12. Kình quyền sát
Nhà đối diện có mái che trước cửa hình vuông hay chữ nhật lồi ra chĩa thẳng về hướng nhà mình, nếu ngay cửa chính thì bị nặng hơn, mái che đó như lưỡi dao sắp lóc một miếng thịt.
Nhà bị thế Kình quyền sát không bị tác hại nặng nhưng cũng làm cho gia chủ bị bệnh về hô hấp, có thể bị thương tích từ dao kéo hay vật nhọn, bén. Con cái bị ảnh hưởng nhẹ, có tư tưởng bi quan và không có sự yên ổn của tâm hồn.

13. Liêm đao sát
Liêm đao là loại đao ngắn hình dạng như mặt trăng lưỡi liềm. Liêm đao có cạnh bén ở bề lồi, lưỡi hái có cạnh bén ở bề lõm. Căn nhà nào có con đường phía trước uốn cong, phía lồi hướng tới cửa là bị phạm Liêm đao sát. Khí đến cũng nhanh, đi cũng chóng, nên không thể tụ.
Gặp thế này, tinh thần của gia chủ bị suy vi điên đảo. Dễ bị tai nạn, nhất là về xe cộ, trong nhà cũng bị đứt tay, đứt chân, đổ máu. Tránh sử dụng binh khí, nếu không có thể bị đáo tụng đình. Không nên cho con cái chơi các môn thể thao nguy hiểm như bắn súng, đua xe…

14. Phản quang sát
Tòa nhà cao lớn đối diện được bao bọc từ dưới lên trên cao bằng lớp kính làm phản chiếu ánh sáng mặt trời, chiếu thẳng qua nhà mình làm chói mắt mỗi khi nhìn đến, đây là thế Phản quang sát.
Gia chủ dễ bị tai nạn tại nơi làm việc, thần kinh luôn bị căng thẳng, thiếu tự chủ, nóng nảy và giận hờn vu vơ. Con cái dễ bị bệnh về mắt, nhẹ cũng mang kính cận hoặc viễn thị. Thuở nhỏ chúng không chịu gò bó trong kỷ luật khắt khe của gia đình, lớn lên hay cãi vã dù biết mình sai và thường bị lôi thôi về tiền bạc. Hôn nhân của chúng bị cách trở khó thành và nhiều lần dang dở.

15. Phi nhân sát
Nhà bị góc vuông của bức tường lớn (ở bên kia đường đối diện) chĩa thẳng vào cửa chính gọi là Phi nhân sát.
Ðây là một thế sát nhẹ trong các loại sát, nhưng không vì vậy mà khinh thường ảnh hưởng của nó. Ngày qua ngày, tháng qua tháng, thời gian càng kéo dài thì càng bị nặng thêm. Phạm thế này, gia chủ thường bị bệnh, sức khỏe ngày càng kém, tiền bạc khi có khi không, sự nghiệp hơi nghiêng ngửa. Về gia đình, trong lòng có nhiều vướng bận, thắc mắc, tin vui chậm đến.

16. Phong sát
Nhà ở trên đỉnh núi cao không có chỗ dựa hay trên tầng cao nhất của cao ốc, chịu đựng sức gió thổi từ năm này qua tháng nọ, gió làm khí bay tán loạn nên không thể tụ, sẽ bị phạm vào thế Phong sát.
Phạm thế này gia chủ thường bị cảm cúm, tài vận yếu kém, sống cô độc không có người thân giúp đỡ. Con cái thường sớm bỏ nhà ra đi, cuộc đời gặp nhiều đau xót.

17. Quang sát
Ðối diện nhà có trụ đèn hoặc đèn pha của hãng xưởng chiếu thẳng vào trước cửa chính, ánh sáng này được gọi là Quang sát.
Gây bất lợi cho gia chủ về phương diện sức khỏe, tâm trí rối loạn, trong người nóng nảy thường gây gổ vô cớ. Tài lộc tụ tán bất thường, con cái bất hòa.

18. Tà thương sát
Nhà bị con đường lộ đâm xéo tới là bị trúng Tà thương sát.
Nếu đâm vào bên trái cửa ở vị trí của Thanh Long, người nam bị tổn hại, nếu đâm bên phải ở vị trí của Bạch Hổ người nữ bị thiệt thòi. Nếu bị ngay chính diện cửa thì tất cả những người cư ngụ đều bị tổn hại về tài sản. Con cái trong nhà sẽ bỏ học, đi rong và phá của.

19. Thám đầu sát
Phía sau tòa nhà đối diện trên cao nhất có mái hiên (như carport). Hình tòa nhà đối diện này có phần trên là cổ, phần dưới là thân, nhìn từ xa giống như mất đầu.
Bị phạm thế Thám đầu sát con cái khó dạy, tuổi trẻ hư hỏng, lớn lên thường làm chuyện bất lương, đầu trộm đuôi cướp. Hay bị dính đến pháp luật.

20. Thanh sát
Trong khu vực nhà đang ở có tiếng động thường xuyên từ hãng xưởng như tiếng búa đập tại các lò rèn và nơi làm cửa sắt hay tiếng nổ lớn của máy xe. Tiếng động lớn hay nhỏ thường xuyên xảy ra gọi là Thanh sát.
Bị thế này gia chủ tâm thần bất an, không thể làm những việc mình muốn vì lực bất tòng tâm.Con cái gặp khó khăn trong việc học và phải đi làm việc sớm.

21. Thích diện sát
Phía trước cửa nhà phía đối diện có đồi cao hay vách đá dốc thẳng hoặc nhìn thấy núi cao là căn nhà bị trúng thế Thích diện sát.
Nhà bị phạm thế này, người đang cư ngụ bên trong dễ phạm tù tội hay bị trộm cướp thăm viếng thường xuyên. Vợ chồng thường cãi vã, gây gổ, nếu bị nặng có thể đi đến chia tay. Tiền bạc chỉ đủ sống cho dù làm lụng suốt ngày. Con cái ra đời sớm, ít khi sống chung.

22. Thiên trảm sát
Khoảng giữa hai dãy nhà có một con đường chính chĩa thẳng vào nhà đang ở, gió thổi tới rất mạnh làm khí không thể tụ gọi là Thiên trảm sát. Sát khí này từ khoảng trống xông tới nên nó là hư sát.
Gia chủ bị suy nhược, sức khoẻ ngày càng kém, tài lộc đến ít, đi nhiều. Có thể có tai nạn xe cộ. Con cái sớm rời xa gia đình.

23. Thương sát
Ðối diện phía trước nhà là con đường cụt, nhà này bị kẹt vào thế Thương sát.
Sức khỏe của chủ nhà sút kém, công danh sự nghiệp không thuận lợi. Riêng con cái không bị ảnh hưởng.

24. Thủy tinh sát
Nhà đang nằm ở dưới thung lũng hay phía sau có con suối, ao hồ tù hãm. Nhà ở vùng đất thấp ẩm ướt quanh năm suốt tháng. Nhà có đất nền cửa cao hơn thế đất bên trong. Các căn nhà nói trên dễ bị ngập lụt hoặc đọng nước khi có mưa lớn, tuy vượng thủy nhưng không thể hấp thụ được vượng khí nên bị thế Thủy tinh sát.
Gia chủ thường bị yếu phổi, tâm thần hỗn loạn. Về tài lộc, tích lũy và nắm giữ tiền bạc một thời gian nhưng rồi số tiền đó cũng trôi đi mất. Việc làm không liên tục, công danh sự nghiệp của con cái khó đạt thành.

25. Tiễn xạ sát
Ðối diện phía trước căn nhà căn nhà có vật thể nhọn hay bên kia đường có góc tường cao ốc chĩa thẳng vào cửa chính (góc 45 độ) giống như mũi tên bắn tới là bị phạm thế Tiễn xạ sát. Vì góc nhọn chĩa tới, sát khí theo đó tiến thẳng vào nhà, đây là thực sát.
Gia chủ bị tai họa huyết quang, chẳng những tài lộc khó tụ mà còn bị phá tài.

26. Tiễn đao sát
Nhà nằm ở vị trí giữa ba hay bốn con đường giao nhau như chữ Y hay chữ X, hai cạnh của hai con đường (nằm hai bên căn nhà) giống như lưỡi kéo sắp cắt đôi căn nhà này, theo khoa phong thủy thế này là Tiễn đao sát.
Gia chủ bị hao tài tốn của, tai họa dồn dập đưa tới. Vợ chồng ly tán, con cái dễ bị dính vào vòng tù tội.

27. Tỉnh tự sát
Tỉnh là giếng nước, tự là chữ. Căn nhà nằm giữa chữ tỉnh, ý nói căn nhà nằm giữa bốn con đường bị phạm vào thế Tỉnh tự sát. Khí tại nơi này bị gió thổi xoay vòng, vì vậy vận khí trong căn nhà bị điên đảo, nên sinh khí không thể hội tụ.
Tài lộc không bao giờ có. Gia chủ bị bệnh cao máu, thường bị nhức đầu chóng mặt. Con cái có thể bị bệnh ngu khờ.

28. Tuyệt mệnh sát
Nhà nằm dưới triền núi, bên trên có tảng đá lớn nằm cheo leo sắp rớt. Nhà nằm cạnh mặt đường nhưng ở thế đất thấp sâu bên dưới con đường. Nhà nằm bên dưới cạnh xa lộ ở trên. Cả ba đều bị phạm thế Tuyệt mệnh sát. Vị trí này làm cho khí đến và đi rất nhanh, ác khí hoặc trọc khí tích tụ bao quanh.
Sức khỏe của gia chủ yếu kém, vướng vào “tứ đổ tường”, hậu vận nghèo khổ. Bị giảm thọ, chết không kịp trối (bất đắc kỳ tử). Những người cư ngụ trong căn nhà ở này đều bị ảnh hưởng giống như nhau. Tuyệt mệnh sát là một trong những thế sát nguy hiểm nhất về sinh mạng trong các loại sát.

29. Xung bối sát
Căn nhà bị con đường phía sau lưng đâm thẳng tới gọi là Xung bối sát.
Gia chủ thường bị vu khống, luôn bị tiểu nhân phá quấy, đâm thọt sau lưng. Có tài nhưng không có thời cơ, có bản lĩnh nhưng không tạo được thời thế và không được trọng dụng tại nơi làm việc, bị phá hoại trong việc làm ăn buôn bán. Con cái bị ảnh hưởng tới thanh danh.

30. Xung thiên sát
Xung thiên có nghĩa là bốc lên. Nhà ở trong khu vực lò luyện thép, nhà máy chế xi măng, bê tông. Mở cửa ra là thấy ống khói đang phun lửa hay khói đang bốc lên. Nhà này bị triệt vì thế Xung thiên sát.
Trọc khí bao phủ cả vùng nên những ai ở trong căn nhà này đều bị bệnh, nặng nhất là gia chủ, làm ăn bị lỗ vốn, tài sản dần dần bị “bay” mất.

31. Xuyên tâm sát
Giống như thế Thiên trảm sát, nhưng con đường chĩa thẳng vào căn nhà lớn hơn và hai bên vệ đường không phải là những dãy cao ốc. Hay đối diện căn nhà phía bên kia đường có trụ điện hoặc cây lớn án ngay cửa chính (nếu ngã đổ về phía nhà sẽ đúng ngay trung tâm) đều là bị Xuyên tâm sát.
Nếu bị phạm thế, gia chủ sẽ sống không thọ, sức khỏe kém, bị họa về vũ khí gây nên hoặc bị kiện tụng hay mang tiếng thị phi.

32. Xung xạ sát
Xạ là bắn, để mũi tên vào cây cung, bắn ra gọi là xạ. Phàm cái gì có sức tống mạnh bay ra xa đều gọi là xạ. Xung là đối thẳng, tiến thẳng tới không ngại hiểm nguy. Phía trước căn nhà chỉ có một cái đình, hay một cái nhà bỏ hoang lạnh lẽo. Phía trước căn nhà chỉ có một tảng đá hoặc một ngọn núi trơ trọi hoặc một cây cổ thụ đã chết khô. Các căn nhà bị như trên đều phạm thế Xung xạ sát.
Gia chủ bị cô đơn, gia đình bị phân tán, con cái ít khi trở về thăm viếng, khi “nhắm mắt” không có người thân bên cạnh.

Tài liệu tổng hợp

Phụ Tinh Thủy Phối Quái

0
Phụ Tinh Thủy Phối Quái

Bài long pháp của Bát Trạch tức Phụ tinh thủy phối quái: Phụ, Vũ, Phá, Liêm, Tham, Cự, Lộc, Văn là phương pháp tịnh âm tịnh dương của Liêu Công dùng để định thu thuỷ, phóng thủy.

Pháp này dùng quái của hướng để hoán hào rồi an cửu tinh ở đó. Cách hoán hào và an tinh như sau:

– Quái chánh an Phụ tinh ở đó (tức an Phụ Bật ở đó và các Sơn nào nạp giáp ra quái đó đều an Phụ Bật);
– Hào giửa biến ra quái gì an Vũ Khúc ở đó (và các sơn nạp giáp);
– Hào dưới biến ra quái gì an Phá Quân ở đó;
– Hào giửa biến ra quái gì an Liêm Trinh ở đó;
– Hào trên biến ra quái gì an Tham Lang ở đó;
– Hào giửa biến ra quái gì an Cự Môn ở đó;
– Hào dưới biến ra quái gì an Lộc Tồn ở đó;
– Hào giửa biến ra quái gì an Văn Khúc ở đó;

Thí dụ: quái của hướng sơn thuộc Càn, hoán hào an sơn như sau:
– An Phụ Bật tinh ở sơn Càn (và các Sơn nạp giáp thuộc Càn);
– Càn biến hào giửa thành Ly -> an Vũ Khúc (các Sơn nào nạp giáp ra Ly đều an Vũ Khúc);
– Ly biến hào dưới thành Cấn -> an Phá Quân;
– Cấn biến hào giửa thành Tốn -> an Liêm Trinh;
– Tốn biến hào trên thành Khảm -> an Tham Lang;
– Khảm biến hào giửa thành Khôn -> an Cự Môn;
– Khôn biến hào dưới thành Chấn -> an Lộc Tồn;
– Chấn biến hào giửa thành Đoài -> an Văn Khúc;

Ghi chú: Tham Lang = Sinh Khí, Cự Môn = Thiên Y, Lộc Tồn = Họa Hại, Văn Khúc = Lục Sát, Liêm Trinh = Ngũ Quỷ, Vũ Khúc = Diên Niên, Phá Quân = Tuyệt Mạng, Phụ Bật = Phục Vị.

THỦY PHÁP CÁT HUNG ĐOÁN

1. Phụ Bật: thủy lai rất cao mạnh, các phòng (con) đều phú quý, thọ trường; Phụ Bật thủy khứ thì thoái bại điền trang ngay, nam yểu, nữ vong là cô quả; Kể thủy này triều lại thì các con đều phát đạt, thịnh vượng hơn hết là phòng thứ 3. Vong nhân thì hài cốt sạch sẽ mát mẻ.

2. Vũ Khúc: thủy lai, phát nhiều phòng, đời đời làm quan cao ở sân vua chúa; Vũ Khúc chảy đi thì đổ máu, chết non, còn nước này triều lai thì con cháu các phòng đều hưng vượng, thông minh, ứng vào các năm Dần, Ngọ, Tuất, Hợi, Mão, Mùi, trung phòng thì đại thịnh, lắm con, nhiều cháu lâu dài. Hài cốt người chết sạch sẽ, có dây tơ hồng quấn bọc quan tài.

3. Phá Quân: thủy lai là hung thần sát; trước sát con trưởng, sau sát cháu nội. Phá quân thủy khứ thì đại cát xương (thịnh lắm), làm quan to và anh hùng ở gần nơi nguyên thủ; nước này triều lai thì bại trưởng phòng, Đinh, tài, điền địa hao tán hết, kiện cáo liên miên, sinh ra người hung bạo, đầu quân là giặc, nữ yểu, nam vong, tật bệnh, đến năm Tỵ, Dậu, Sửu, Dần, Ngọ, Tuất, sinh tàn tật điên cuồng v.v… Hài cốt của vong nhân sắc đen, mối, kiến, rễ cây đâm vào quan tài.

4. Liêm Trinh: thủy lai tối nan dương (khó chịu) bệnh tật, hồng hoàng, lắm họa ương. Liêm Trinh thủy khứ, tối vi lương (tốt lành), phú quý vinh hoa định 1 phương, thủy này triều lai thì đại bại trưởng phòng. Hài cốt vong nhân đầy bùn nước, sinh nhiều tai họa, vì quan tài bị rễ cây xuyên, kiến, mối, chuột, rắn phá đục vỡ nát hết, tệ hơn cát thủy khác, cải táng thì yên.

5. Tham Lang: thủy lai chiều huyệt trường, nhân khẩu thiên Đinh phát nhiều phòng. Tham lang thủy khứ, hiếu thám hoa (mê gái), bán hết điền viên tuyệt cả nhà. Nếu nước này mà chầu lai, trước phát trưởng phòng, sau phát cả nhiều phòng, đa tử, đa tôn, sớm đỗ đạt, làm quan to. Nếu thấy nhiều khe suối, lạch nước nhỏ chảy tiết khí đi, thì chậm phát phú quý, hài cốt người chết ấy được sạch sẽ, khô ráo tốt, ứng vào các năm Dần, Ngọ, Tuất, Tỵ, Dậu, Sửu.

6. Cự Môn: thủy lai, triều khúc đường (khúc là gập, gãy, cong), con cháu đời đời vinh hiển. Cự môn thủy khứ, bị ly hương, bán hết điền viên chạy biệt phương. Nếu thủy này châu lai thì các phòng phát đạt, đa sinh quý tử, Hợi, Mão, Mùi niên ứng nghiệm, trăm sự đều hưng vượng; thủy chảy đi thì con cháu phiêu lưu, làm tăng ni thuật đạo; ví như con trâu đen mà đẻ ra con trâu trắng. Nếu có những dòng nước nhỏ chạy lại, thì con cháu hưởng phúc vô cùng tận.

7. Lộc Tồn: thủy lai thì bại trưởng; trưởng phòng nhân khẩu bị tai ương. Lộc tồn thủy khứ thì đại cát sương, phú quý, vinh hoa về phòng trưởng; nước này chảy lại thì bại phòng trưởng trước, mắc bệnh ôn hỏa, lục súc, thoái bại, nam yểu, nữ vong, con cháu câm điếc, gặp vào các năm Hợi, Mão, Mùi, Dần, Ngọ, Tuất. Nếu thấy ở ruộng ao, ngoài, lạch nhỏ bé chảy lại thì hài cốt của vong nhân đầy bùn nước chảy vào. 15 năm sau bị kiến, mối, sâu bọ, rắn rết, rễ cây
xuyên phá quan tài tuyệt diệt.

8. Văn Khúc: thủy lai khởi cao phong, sinh ra người nghèo đói, chết non dòng; văn khúc thủy khứ thì sinh đôi con, điền địa gia, lần từ thịnh vượng; nước này châu lai thì con út và đứa thứ 3 – 5 bại trước, gia nghiệp khánh kiệt, con cháu chết non, dâm loạn bậy bạ, đủ tai họa. Nghiệm vào các năm Hợi, Mão, Mùi, Tỵ, Dậu, Sửu; 12 hoặc 20 năm sau, quan tài, hài cốt mục nát tan hết.

LUẬN THỦY LÂM VỊ

– Nước ở vị trí tham lang chảy tới thì không bao giờ có tai họa, dây tơ hồng mọc từ dưới lên, có chỗ thi hài; diện mạo còn nguyên vẹn, quần áo như mới, tươi sáng, mặt hồng hào như người còn sống.
– Nước cự môn tới thì hài cốt khó sạch, trong huyệt có khí đỏ bốc lên như mây khói, nhân đó mà sinh ra con cháu thông minh, giàu sang.
– Nước ở cung lộc tồn tới thì quan quách bị lật nghiêng, bên trong đầy bùn nước, ai không tin mở ra mà coi sẽ thấy.
– Thủy vũ khúc tới thì rất lạ. Con cháu đỗ đạt cao khoa; nếu thấy thủy này lại, theo từ vị trí cát tú thì phú quý tuyệt bực không sai.
– Thủy phá quân chảy đến thì tai ác không thể nói hết. Rễ cây xuyên qua, sâu, bọ, kiến, mối đầy quan tài, thây cốt tiêu nát hết, đáng thương hại.
– Thủy ở vị liêm trinh chảy tới thì sâu, mối, rắn, chuột làm tổ ở trong quan quách, thây cốt nát hết, con cháu các phòng đều suy bại tiêu diệt.
– Văn khúc tinh vị thủy lưu lai trước huyệt thì quyết nhiên quan quách mối, kiến làm tổ và bùn đất lấn nát hết hài cốt.
– Phụ bật thủy tới trước huyệt trưởng thì con cháu giàu sang, bách sự vượng đạt, các phòng đều phát, không khắc hại. Hài cốt vong nhân, tơ hồng khí tía như gấm vóc, đượm hương hoa.

Tiên Thiên Thủy Pháp – Long Môn Bát Cục

0

Thập Nhị Vị Long Môn Thủy Pháp

Tam Nguyên Long Môn Bát cục – Càn Khôn Quốc Bảo là pháp nằm trong Tứ Đại Thủy Pháp của Địa Lý Phong Thủy, gồm :

  • Tam Hợp thủy pháp, hay còn gọi là Thủy Pháp Trường Sinh (Trường Sinh Thủy Pháp)
  • Tam Nguyên Thủy Pháp, hay còn gọi là Trung Thiên Thủy Pháp – Tiên Hậu thiên thủy pháp – Long Môn bát cục – Càn khôn quốc bảo.
  • Phụ tinh thủy pháp.
  • Tự nhiên thủy pháp, hay còn gọi là Dương công thủy pháp.

Trong đó, nguyên tắc của Tam nguyên thủy pháp là dựa vào phương vị lai khứ của thủy trên 24 sơn đối ứng với phương vị của Tiên thiên quái và Hậu thiên quái mà định cát hung.

Long Môn Bát Cục - Trung Thiên Thủy Pháp

Long Môn Bát Cục – Tam Nguyên Thủy Pháp

Muốn luận Tam Nguyên thủy pháp, trước hết phải an 12 vị, xin giới thiệu cụ thể cách an như sau :

Tiên thiên vị

Trước tiên hãy xem tọa nhà thuộc quẻ nào (Hậu thiên), quẻ này tại tiên thiên thì cư ở phương vị nào, phương vị đó là phương vị Tiên thiên của nhà.

Tiên thiên chủ nhân đinh

Hậu thiên vị

Trước tiên xem toạn nhà thuộc quẻ nào (Hậu thiên), quẻ này tại tiên thiên thì cư ở phương vị nào thuộc quẻ nào, tìm phương vị tại hậu thiên bát quái, phương vị đó là phương vị hậu thiên của nhà.

Hậu thiên chủ thê tài.

Tân vị

Trước tiên xem hướng nhà tại quái nào (hậu thiên), quái này tại tiên thiên cư phương vị nào, phương vị đó là tân vị của nhà

Tân – Khách ứng nữ nhân, âm, họ ngoại, dịch khách.

Khách vị

Trước tiên xem hướng nhà tại quái nào (hậu thiên), quái này tại tiên thiên cư phương vị nào thuộc quái nào, tìm phương vị tại hậu thiên bát quái, đó là phương vị khách vị của nhà.

Tân – Khách ứng nữ nhân, âm, họ ngoại, dịch khách.

Thiên kiếp vị

Trước tiên xem tọa sơn thuộc quẻ nào (hậu thiên), lại dựa vào phương pháp đã thuật ở trước tìm ra Hậu thiên vị, lại lấy cái quẻ hậu thiên này làm chủ, lại theo phương pháp thuật ở trước tìm Hậu thiên vị, được vị trí quái, tức là vị trí Thiên kiếp của tọa sơn.

Thiên kiếp thủy là ác thủy

Địa hình vị

Địa hình vị cùng với Thiên kiếp vị đều là vị trí chếch bên cạnh phương đối diện tọa sơn, đối xứng nhau, nếu 1 cái chếch bên trái thì cái kia ắt chếch bên phải. Lấy nhà tọa Khảm làm ví dụ, quẻ Tốn chếch bên trái tại đằng trước là Thiên Kiếp, thì quẻ Khôn là Địa hình vị.

Địa hình vị là ác thủy.

Án kiếp vị

Án kiếp vị còn gọi là Chu tước vị, tức là quẻ ở hướng Minh đường, như tọa Khảm sơn, thì Ly quái là Án kiếp vị.

Án kiếp thủy nên xuất, không nên tới.

Phụ quái vị

Phụ quái là đem Tọa sơn, tiên thiên, hậu thiên, thiên kiếp – địa hình – án kiếp, tân-khách vị taatr cả 7 quái trừ đi, còn dư lại 1 quái chính là Phụ quái vị. Nếu 8 quẻ đều chiếm hết, thì cùng vị trí với Địa hình vị.

Phụ quái là Linh khí phụ trợ, quý nhân thủy, nên đến không nên đi,

Khố trì vị

Khố trì vị tức là Tài Khố, tác dụng để luận tài phú nhiều ít, Khố trì cần nhất alf “đăng thanh cận huyệt” cận huyệt thì phát viễn.
Sơn Khố trì vị của các quẻ như sau :

  • Càn quái sơn ( Tuất – Càn – Hợi) : Khố trì tại Cấn
  • Đoài quái sơn (Canh – Dậu – Tân) : Khố trì tại Quý
  • Ly quái sơn (Bính – Ngọ – Đinh) : Khố trì tại Tân
  • Chấn quái sơn (Giáp – Mão – Ất) : Khố trì tại Nhâm
  • Tốn quái sơn (Thìn – Tốn – Tỵ) : Khố trì tại Khôn
  • Khảm quái sơn (Nhâm – Tí – Quý) : Khố trì tại Khôn
  • Cấn quái sơn (Sửu – Cấn – Dần) : Khố trì tại Càn
  • Khôn quái sơn (Mùi – Khôn – Thân) : Khố trì tại Tốn

Thủy Khẩu vị

Thủy khẩu cũng gọi là Chính Khiếu vị, Xuất thủy phép tắc :

a. Thủy thích theo Thiên Can lưu xuất, kị địa chi lưu xuất. Bởi vị Địa chi mỗi năm gặp tuế chi lại thành hình sát (Thái Tuế). Thiên Can thì không bị xung sát này. 24 sơn thiên can gồm : Bát Can – Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, tân, Nhâm, Quý. Tứ ngung quái : Càn Khôn Cấn Tốn. Tổng là 12 sơn, 12 địa chi gồm : Tí sửu dần mão thìn tỵ ngọ mùi thân dậu tuất hợi.

b. Tiên thiên vị, Hậu thiên vị, Phụ quái vị, Địa Hình vị đều không thể lưu xuất, Tân khách vị (xem sinh nam, sinh nữ thủ xá), Thiên kiếp, Án kiếp vị cần xuất không cần nhập. Chỗ khẩu thủy lưu xuất ứng với Chính Khiếu vị. Tổng hợp lại, Bát Can và Tứ Ngung cộng 12 sơn là có thể đem làm nơi lưu xuất thủy. 12 địa chi không được lưu xuất.

Vị trí Chính Khiếu tại các Sơn quái như sau :

  • Càn quái sơn ( Tuất – Càn – Hợi) : Chính Khiếu tại Tốn
  • Đoài quái sơn (Canh – Dậu – Tân) : Chính Khiếu tại Giáp
  • Ly quái sơn (Bính – Ngọ – Đinh) : Chính Khiếu tại Tân
  • Chấn quái sơn (Giáp – Mão – Ất) : Chính Khiếu tại Càn
  • Tốn quái sơn (Thìn – Tốn – Tỵ) : Chính Khiếu tại Cấn
  • Khảm quái sơn (Nhâm – Tí – Quý) : Chính Khiếu tại Tốn
  • Cấn quái sơn (Sửu – Cấn – Dần) : Chính Khiếu tại Khôn
  • Khôn quái sơn (Mùi – Khôn – Thân) : Chính Khiếu tại Giáp.

Tiểu Bát Môn (biến cục)

Tiểu bát Môn là chỉ tình hình Tọa-Hướng xuất hiện kiêm quái, lấy phương hướng thuận chiều kim đồng hồ mà xem. Chữ thứ 3 trong mỗi quẻ kiêm với chữ thứ nhất trong quẻ sau, gọi là Tiểu bát môn.

  • Tọa Ất kiêm Thìn : Nội phóng Càn, chuyển Nhâm, kị phóng Tân phá Hậu Thiên, tức trưởng phòng phá tài hoặc tái hôn.
  • Tọa Tân kiêm Tuất : Thủy xuất Tốn – Ất – Giáp, phóng Ất thủy là thượng cát, còn ngoại cục cần Chuyển Cấn
  • Tọa Tỵ kiêm Bính : Phóng Nhâm thủy thượng cát, Ngoại cục thủy yếu chuyển Cấn, kị phóng Canh, tân, thủy chuyển Khôn thời, Ứng lập Nhâm hướng.
  • Tọa Hợi kiêm Nhâm : phóng Tốn thượng cát, nội cục phóng Bính, không thể sáng sủa được.
  • Tọa Đinh kiêm Mùi : Nội phóng Khôn, Ngoại chuyển Cấn
  • Tọa Quý kiêm Sửu : Nội phóng Đinh, ngoại chuyển Bính, phóng Ất thủy bại tam phòng. Phóng Khôn tài cục phá, Trưởng phòng tăng hội tái hôn, Quý-Đinh-Sửu-Mùi kỹ thủy lưu Đông, Thủy lưu Tây tắc vô sự.
  • Tọa Thân kiêm Canh : Thủy xuất Cấn Giáp.
  • Tọa Dần kiêm Thân : Thủy xuất Tân – Càn.

Diệu sát vị

Diệu sát chia ra làm Chính Diệu, Phản diệu, Địa diệu : khắc tức là sát, Bát sát : Lấy nghĩa ở bát quái ngũ hành. Dùng cái Khắc Ta trong quẻ. Diệu sát ca quyết “Khảm long khôn thỏ chấn sơn hầu, Tốn kê Càn mã Đoài xà đầu, Cấn Hổ lý trư vi diệu sát, trạch phần phùng chi nhất tề hưu”. Diệu sát phương tối kị hữu thủy, lộ xung tài, tiêm vật bức cận, thất giác….

Chính diệu sát

Là Bát thuần quái chi quan quỷ hào, khắc ta là quan quỷ.

  • Càn – Chính diệu sát tại Ngọ
  • Đoài – Chính diệu sát tại Tỵ
  • Ly – Chính diệu sát tại Hợi
  • Chấn – Chính diệu sát tại Thân
  • Tốn – Chính diệu sát tại Dậu
  • Khảm – Chính diệu sát tại Thìn
  • Cấn – Chính diệu sát tại Dần
  • Khôn – Chính diệu sát tại Mão

Phản diệu sát

Phản diệu sát tức là Tiên thiên quái chi quan quỷ hào.

Trước hết xem quẻ tiên thiên tại tọa sơn thuộc phương nào, tương ứng với hậu thiên thuộc quẻ nào, sau đó đối chiếu Bát sát diệu ca quyết tìm phản diệu sát. Ví dụ Tọa Khảm hướng Ly, vị trí quẻ Khảm tiên thiên tại Tây phương, Phương tây là vị trí quẻ Đoài hậu thiên, đối chiếu ca quyết đc Tỵ là Phản diệu sát.

Địa diệu sát : Địa diệu sát là Hậu thiên quái chi quan quỷ hào.

Trước tiên xem quẻ Hậu thiên của Tọa sơn ở Phương nào, tương ứng với quẻ tiên thiên nào, Lại đối chiếu với ca quyết để tìm Địa sát diệu. Ví dụ tọa Khảm, hướng Ly, Quẻ hậu thiên Khảm tại phương Bắc, Phương Bắc lại là quẻ Khôn tiên thiên, đối chiếu với ca quyết, Khôn quái quan quỷ hào ở Mão, Mão là địa diệu sát.

NGUYỄN TRỌNG TUỆ·THỨ BA, 27 THÁNG 11, 2018

- Advertisement -

BÀI VIẾT KHÁC