24 C
Hanoi
Thứ Năm, 28 Tháng Ba, 2024
spot_img
Trang chủPhong thuỷ Bát TrạchLý giải mối Quan hệ bất biến giữa các quẻ

Lý giải mối Quan hệ bất biến giữa các quẻ

- Advertisement -
Phong Thủy Thăng Long

 

Nguyên tắc Biến quẻ
Quan hệ bất biến của các quẻ xưa nay được trình bày theo quy tắc :
– Nhất biến vi thượng ..=> Sinh khí
– Nhị biến trung……… => Ngũ quỷ
– Tam biến hạ……….. => Diên niên
– Tứ biến trung……… =>Tiểu sát
– Ngũ biến thượng …..=> Họa hại
– Lục biến trung ………=> Thiên y
– Thất biến hạ ………..=> Tuyệt mệnh
– Bát biến trung………=> Phục vị
( Ta phải hiểu nhất , nhị , tam …….. thất , bát là thứ tự lần biến )
Ví dụ quẻ Càn : Càn biến hào thượng thành Đoài biến hào giữa thành Chấn biến hào hạ thành Khôn biến hào giữa lần thứ hai thành Khảm biến hào thượng lần thứ hai thành Tốn biến hào giữa lần 3 thành Cấn biến hào hạ lần hai Ly biến hào giữa lần thứ 4 quay về Càn )
– Nhất biến vi thượng -> Sinh khí : nghĩa là hào thượng của quẻ càn từ Dương thành Âm được quẻ Đoài và quan hệ Càn – Đoài là quan hệ Sinh khí vì Càn Kim lại biến thành Đoài Kim là được tăng thêm sinh lực
– Nhị biến trung -> Ngũ quỷ : Đoài biến hào giữa thành Chấn ,quan hệ Càn Kim – Chấn Mộc
……………………………………
Từ cách suy diễn như trên có thể tổng hợp :
• Quan hệ Sinh khí : Càn <-> Đoài , Chấn <-> Ly , Tốn <->Khảm , Cấn <->Khôn
• Quan hệ Ngũ Quỷ : Càn <-> Chấn , Đoài <-> Ly , Tốn <->Khôn ,Khảm <->Cấn
• Quan hệ Diên niên : Càn <->Khôn , Đoài <-> Cấn , Ly <->Khảm , Chấn <->Tốn
• Quan hệ lục sát : Càn <-> Khảm , Đoài <-> Tốn , Ly <-> Khôn , Chấn <-> Cấn
• Quan hệ Họa hại : Càn <-> Tốn , Đoài <-> Khảm , Ly <-> Cấn , Chấn <-> Khôn
• Quan hệ Thiên y : Càn <-> Cấn , Đoài <-> Khôn , Ly <-> Tốn , Chấn <-> Khảm
• Quan hệ Tuyệt Mệnh : Càn <-> Ly , Đoài <-> Chấn , Tốn <-> Cấn , Khảm <-> Khôn
• Quan hệ Phục vị : Càn <-> Càn , Đoài <-> Đoài , Ly <-> Ly , Chấn <-> Chấn , Tốn <-> Tốn , Khảm <-> Khảm , Cấn <-> Cấn , Khôn <-> Khôn
Nhìn vào phù hiệu các quẻ đơn – Dễ ràng sắp xếp chúng thành quy tắc biến đổi liên tiếp dù bắt đầu từ quẻ nào .
Nguyên lý Quẻ phối quẻ
1 là Càn, 2 là Đoài, 3 là Ly, 4 là Chấn, 5 là Tốn, 6 là Khảm, 7 là Cấn, 8 là Khôn.
:Trong 1 nhóm quẻ, nếu lấy quẻ thượng phối với quẻ hạ ta thấy kết quả phối hợp này trong một nhóm quẻ xếp lần lượt theo thứ tự cố định sau:
Phuc vị, Hoạ hại, Thiên y, Diên niên, Ngũ quỷ, Sinh khí, Lục sát (Du hồn), Tuyệt mạng (Quy hồn). (Nhớ được thứ tự này thì việc tìm bản quẻ, hào thế – ứng của quẻ kép sẽ rất đơn giản).
Cũng theo trình tự này thì vị trí của hào thế lần lượt là 6, 1, 2, 3, 4, 5, 4, 3.
(Phục vị: quẻ thượng phối với quẻ hạ là Phục vị. Hoạ hại: quẻ thượng phối với quẻ hạ là Hoạ hại…
Ví dụ Càn phối với Tốn là hoạ hại).
VỊ TRÍ CỦA THẾ – ỨNG
* Hai quẻ Thượng, Hạ kết hợp thành Phục vị (Quái thần): Thế ở hào 6, ứng hào 3.
* Hai quẻ Thượng, Hạ kết hợp thành Hoạ hại: Thế ở hào 1, ứng hào 5.
* Hai quẻ Thượng, Hạ kết hợp thành Diên niên, Tuyệt mạng : Thế ở hào 3, ứng hào 6.
* Hai quẻ Thượng, Hạ kết hợp thành Ngũ quỷ, Luc sát: Thế ở hào 4, ứng hào 2.
CÁCH TÌM BẢN QUÁI:
* Nếu lấy quẻ thượng phối với quẻ hạ kết quả phối hợp là Phục vị, Hoạ hại, Thiên y, Diên niên (Bốn vị trí đầu trong nhóm quẻ) bản quái của quẻ kép chính là quẻ thượng.
(Ví dụ quẻ kép Phong Thiên Tiểu súc, quẻ thượng là Tốn , quẻ hạ là Càn , Càn phối Tốn là Hoạ hại – vậy bản quái của quẻ Tiểu súc là quẻ thượng – tức là Tốn).
* Nếu lấy quẻ thượng phối với quẻ hạ kết qủa phối hợp là Ngũ quỷ thì bản quái của quẻ kép là quẻ thượng biến hào 1 (Hoạ hại)
(VD: quẻ kép Thiên Phong Cấu ở nhóm quẻ Càn, vì quẻ thượng Tốn
-biến hào 1 ra Càn (Tốn phối Càn ra Hoạ hại).
* Nếu lấy quẻ thượng phối với quẻ hạ kết quả phối hơp là Sinh khí thì bản quái của quẻ kép chính là quẻ thượng biến hào 1 và 2(Thiên y).
(VD: quẻ kép Địa Sơn khiêm ở nhóm quẻ Đoài , vì quẻ thượng Khôn
biến hào 1, 2 ra Đoài (Khôn phối Đoài ra Thiên y).
* Nếu lấy quẻ thượng phối với quẻ hạ kết quả phối hợp là Lục sát và Tuyệt Mạng (Hai vị trí cuối cùng trong nhóm quẻ) thì bản quái của quẻ kép chính là quẻ thượng biến hào 2 (Tuyệt mạng).
(Ví dụ: quẻ kép Thuỷ Thiên Nhu ( ở nhóm quẻ Khôn , vì quẻ thượng Khảm biến hào 2 thành Khôn (Khảm phối với Khôn ra Tuyệt mạng).
Về cơ bản có hai phương pháp như vậy
1 , Phương pháp Biến quẻ
2 , Phương pháp phối quẻ
Hai phương pháp như đã trình bày ở trên vấn đề đặt ra là giải thích tại sao ?

Trái Trái Phải Phải
lão Trưởng Thứ thiếu
Dương Trên càn Chấn Khảm cấn
Âm Dưới khôn Tốn Li đoài

lão và thiếu hậu thiên, nhóm 1;
Trưởng và Thứ hậu thiên, nhóm 2.
Cùng nhóm, cùng trên là THIÊN Y, cùng dưới là THIÊN Y,
Cùng nhóm, 1 trên 1 dưới cùng bên là DIÊN NIÊN, khác bên là SINH KHÍ,
Bát trạch này là BÁT TRẠCH LÀ HẬU THIÊN, vì sao trưởng và thứ là ĐÔNG, lão và thiếu là TÂY?
Vì sao SINH KHÍ quý đầu bảng?

- Advertisement -
Cùng chủ đề
- Advertisement -
- Advertisment -

Bài viết khác

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY