28 C
Hanoi
Thứ Năm, 25 Tháng Tư, 2024
spot_img
Trang chủPhong thuỷ Bát TrạchLý giải mối Quan hệ bất biến giữa các quẻ - phần...

Lý giải mối Quan hệ bất biến giữa các quẻ – phần 3

- Advertisement -
Phong Thủy Thăng Long

 

Lý luận căn bản của nó là lấy Dịch Lý Tiên Thiên Hà Đồ làm lý luận căn bản, lấy phương vị Hậu Thiên Bát Quái làm ứng dụng.
Bát Trạch được trong dân gian ứng dụng rất nhiều, nó phân ra làm hai loại trạch ( Nhà hoặc Mồ mả) : Đông tứ trạch và Tây tứ trạch rồi phối theo người mà phán định tốt xấu. Càn Khôn Cấn Đoài là Tây tứ trạch, Khảm Ly Chấn Tốn là Đông tứ trạch. Tọa sơn lập hướng là Tây tứ trạch thì dùng bốn phương vị Tây làm cát để kê đặt bếp, mở cửa, dùng cho người ở, còn bốn phương vị Đông thì là hung, không thể mở cửa, làm bếp, người ở càng không nên. Đông tứ trạch cũng suy như thế.
Cần nhắc lại một lần nữa nguyên tắc chủ yếu là lấy phương vị hậu thiên bát quái để đoán định, tuy nhiên thực tế là Lý Luận Bát Trạch lại xuất phát từ Tiên Thiên Bát Quái. Nó dựa trên quy luật của sự âm dương phối hợp, giao cấu, sinh thành.

1. Sự phối hợp của Đông, Tây tứ trạch phù hợp với quy luật tương sinh của Ngũ Hành :
Theo Bát Quái Tiên Thiên phối hợp với lạc thư ta sẽ thấy :
Tây tứ trạch Càn Khôn Cấn Đoài trong Lạc thư có số là : 9, 1, 6, 4
Đông tứ trạch Khảm Ly Chấn Tốn trong Lạc Thư có số là : 7, 3, 8, 2
Ngũ Hành tiên thiên vốn là :
1 – 6 là thủy ở phương Bắc; 4 – 9 là Kim ở phương Tây.
2 – 7 là hỏa ở phương Nam; 3 – 8 là Mộc ở phương Đông.
1 – 6 – 4 – 9 tổ hợp thành Kim Thủy tương sinh .
2 – 7 – 3 – 8 tổ hợp thành Mộc Hỏa tương sinh.
Bởi thế Tây tứ trạch là các cục Kim Thủy tương sinh; Đông tứ trạch là các Cục Mộc hỏa tương sinh.

2. Sự phối hợp bốn trạch Đông hoặc Tây phù hợp quy luật hợp ngũ , hợp thập, sinh thành của Hà Lạc:
Tây Tứ Trạch ( Càn Khôn Cấn Đoài ) :
Càn 9 với Đoài 4 , Khôn 1 với Cấn 6 tức là 1 – 6 , 4 – 9 sinh thành Cục của Hà Đồ.
Càn 9 với Khôn 1 , Đoài 4 với Cấn 6 tức là hợp lại thành 10. ( 10 tức là một mang ý nghĩa quay về với Đạo )
Càn 9 với Cấn 6 , Khôn 1 với Đoài 4 là hợp thành 15, hợp thành 5 tức là Lạc Thư âm dương giao cấu Cục.
Đông Tứ Trạch ( Ly Khảm Chấn Tốn ) :
Khảm 7 với Tốn 2 , Ly 3 với Chấn 8 tức là 2 – 7 , 3 – 8 Hà Đồ sinh thành Cục.
Khảm 7 với Ly 3 , Chấn 8 với Tốn 2 , hợp lại thành 10 đối đãi, Thủy Hỏa tương xạ, Lôi Phong tương bạc Cục.
Khảm 7 với Chấn 8 , Ly 3 với Tốn 2 , hợp lại thành 15 , 5 tức là Lạc Thư âm dương giao cấu Cục.

3. Đông Tây Trạch phù hợp quy luật Âm Dương tương phối :
Theo Tiên Thiên Bát Quái có thể thấy :
Càn Đoài là lão Dương; Khôn Cấn là lão Âm.
Tốn Khảm là thiếu Dương; Chấn Ly là thiếu Âm.
Tây tứ trạch Càn Khôn Cấn Đoài là lão Dương phối lão Âm.
Đông tứ trạch Ly Khảm Chấn tốn là thiếu Dương phối thiếu Âm.
Phù hợp quy luật “Lão phối lão , thiếu phối thiếu, âm dương tương phối là ý tốt”
Tổng hợp lại các diều phân tích ở trên chúng ta có thể thấy Bát Trạch phái lý luận xuất phát từ Tiên Thiên Hà Đồ Bát Quái, nhưng ứng dụng vào phương vị Hậu thiên bát quái. Nó rất có Dịch lý!

Thái dương càn 9 bớt 5 đoài 4, Thiếu âm chấn 8 bớt 5 li 3,
Thái âm Khôn 1 thêm 5 cấn 6, thiếu dương tốn 2 thêm 5 khảm 7

Cuối cùng lại dùng chỗ này.
Ngũ hành thì theo số lạc thư ghép với ngũ hành của hà đồ.

TIÊN THIÊN QUÁI KHÔNG CÓ PHƯƠNG VỊ !

- Advertisement -
Cùng chủ đề
- Advertisement -
- Advertisment -

Bài viết khác

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY