21 C
Hanoi
Thứ Sáu, 29 Tháng Ba, 2024
spot_img
Trang chủPhong thuỷ Bát TrạchNguyên Lý Bát Trạch - Phần 8

Nguyên Lý Bát Trạch – Phần 8

- Advertisement -

Nguyên Lý Bát Trạch – Phần 8

Phong Thủy Thăng Long Sưu Tầm
Vòng lưỡng nghi trong tiên thiên bát quái.

Quy luật bí mật của hai vòng lưỡng này trong sự sắp xếp 8 quẻ vào các trùng quái.
Xét lại 8 vận đồ này thì ta thấy rằng 4 cung tứ chính (Càn Khôn Khãm Ly) đều xoay theo chiều nghịch kim đồng hồ, và 4 cung tứ duy (Cấn Đoài Chấn Tốn) đều xoay theo chiều thuận kim đồng hồ.
Ta cho vòng xoay thuận kim đồng hồi là dương +, và chiều xoay nghịch kim đồng hồ là âm -, như vậy 8 cung của tiên thiên bát quái có các chiều xoay như sau:
[+][-][+]
[-][x][-]
[+][-][-]

tức là
[+Đoài][-Càn-][+Tốn-]
[-Ly–][–x–][-Khãm]
[+Chấn][-Khôn][+Cấn-]

Qua nhiều lần nghiên cứu cách sắp xếp các quẻ vào tượng, thì tiểu sinh thấy rằng thứ tự của các quẻ trong các tượng là:
1-6-8-5, 2-7-3-4
1-6-8-5 là môt nghi, 2-7-3-4 là một nghi
Khi đếm tới số sau cùng của nghi 1-6-8-5 (tức là khi đếm tới 5) thì sẻ chuyển sang cung đối diện, xem cung đối diện đó xoay theo chiêu + hay – mà tiếp tục đếm 2-7-3-4.

Các quẻ thuộc số 1,2,3,4 trong hai nghi có tượng là đơn quái ngoại.
Các quẻ thuộc số 5,6,7 trong hai nghi có tượng là đớn quái đối nội
Quẻ thuộc số 8 có tượng là đơn quái nội.
Đơn quái đối nội tức là quái đối diện với quái nội.

Thí dụ như tám quẻ Càn ngoại (tức quẻ Càn là ngoại quái kết hợp với 8 quẻ nội)
Ta đếm như sau:
Khởi tại cung Càn, Càn thuộc (-) tức xoay nghịch chiều kim đồng hồ,
theo thứ tự Càn Đoài Ly Chấn, Tốn Khãm Cấn Khôn, Càn là – xoay nghịch, Tốn là + xoay thuận.

1) Thiên Thiên tức quẻ trùng Càn là 1, tượng ngoại tức Càn, vậy là quẻ 1 của tượng Càn

2) Thiên Trạch (Lý) 6, tượng đối nội, Trạch là nội, đối nội là Cấn, vậy Thiên Trạch là quẻ số 6 của tượng Cấn

3) Thiên Hỏa (Đồng Nhân) 8, tượng là nội quái, tức Hỏa Ly,vậy Thiên Hỏa là quẻ số 8 của tượng Ly

4) Thiên Lôi (Vô Vọng) 5, tượng là quẻ đối nội, nội là Lôi thì đối nội là Phong Tốn, vậy Thiên Lôi là quẻ số 5 trong tượng Tốn

5) Nay đã đếm hết nghi 1-6-8-5 sang nghi 2-7-3-4. Sô 5 kết thúc tại cung Chấn Lôi, ta nhảy sang cung đối với Chấn tức là Tốn, Tốn thuộc + xoay thuận chiều kim đồng hồ.
Thiên Phong (Cấu) 2, tượng là quẻ ngoại, tức tượng Thiên Càn, vậy Thiên Phong là quẻ 2 của tượng Càn

6) Tiếp tục theo chiều thuận kim đồng hồ là đến Khãm Thủy,
Thiên Thủy (Tụng) 7, tượng là đối nội, nội là Thủy, đối với Thủy là Họa Ly, vậy Thiên Thủy thuộc quẻ 7 trong tượng Ly

7) Thiên Sơn (Độn) 3, tượng là quẻ ngoại, tức là Thiên Càn, vậy Thiên Sơn thuộc quẻ 3 trong tượng Càn

8) Thiên Địa (Bỉ) 4, tượng là quẻ ngoại tức Thiên Càn, vậy Thiên Địa là quẻ 4 trong tượng Càn.

Thí dụ 8 quẻ Chấn Lôi:
Chấn thuộc + xoay thuận kim đồng hồi tức là Chấn, Ly, Đoài, Càn, sang đối cung của Càn là Khôn thuộc -, nghịch chiều kim đồng hồ là Khôn, Cấn, Khãm, Tốn. Ta thấy một bên xoay thuận thì bên kia sẻ xoay nghịch và ngược lại, bỡi hai vòng lưỡng nghi một thuận một nghịch mà.

Chấn Ly Đoài Càn
1) Lôi Lôi Trùng Chấn 1, tượng Chấn, quẻ thứ 1
2) Lôi Hỏa 6, tượng đối nội là Khãm, tức quẻ thứ 6 tượng Khãm
3) Lôi Trạch 8,tượng là quẻ nội tức Đoài, tức quẻ thứ 8 tượng Đoài
4) Lôi Thiên 5, tượng đối nội là Khôn, tức quẻ 5 của tượng Khôn
5) Số 5 dừng tại Thiên thì cung đối với thiên là địa Khôn vậy ta khởi 2-7-3-4 tại Khôn (-) đi nghịch chiều kim đồng hồ.
Lôi Địa 2, tượng là quẻ ngoại tức Chấn Lôi, tức quẻ 2 của tượng Chấn
6) Lôi Sơn 7, tượng là đối nội tức Đoài, tức quẻ 7 của tượng Đoài
7) Lôi Thủy 3, tượng là ngoại tức Lôi Chấn, vậy là quẻ 3 của tượng Chấn
8) Lôi Phong 4, tượng là ngoại tức Lôi Chấn, vậy là quẻ 4 của tượng Chấn

Hào thế theo các số của hai nghi 1-6-8-5, 2-7-3-4 như sau:
1 – thế 6 (quẻ Bát Thuần)
2 – thế 1
3 – thế 2
4 – thế 3
5 – thế 4
6 – thế 5
7 – thế 4 (quẻ Du Hồn)
8 – thế 3 (quẻ Quy Hồn)

Giờ đã có cách để tính xem bất cứ quẻ trùng nào thuộc quẻ số mấy của tượng gì, hào thế là hào mấy.

- Advertisement -
Cùng chủ đề
- Advertisement -
- Advertisment -

Bài viết khác

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY