24 C
Hanoi
Thứ Năm, 28 Tháng Ba, 2024
spot_img
Trang chủPhong ThuỷNgũ Hành: phản sinh, phản khắc, tương thừa, tương vũ

Ngũ Hành: phản sinh, phản khắc, tương thừa, tương vũ

- Advertisement -

Ngũ Hành: phản sinh, phản khắc, tương thừa, tương vũ

Phong Thủy Thăng Long Sưu Tầm

1. Ngũ hành phản sinh:

Tương sinh là quy luật phát triển của vạn vật, nhưng nếu sinh nhiều quá đôi khi lại trở thành tai hại. Điều này cũng tương tự như 1 em bé cần phải ăn uống cho nhiều thì mới mau lớn. Nhưng nếu ăn nhiều quá thì đôi khi có thể sinh bệnh tật hoặc tử vong. Đó là nguyên do có sự phản sinh trong Ngũ hành.

Nguyên lý của Ngũ hành phản sinh là:

– Kim cần có Thổ sinh, nhưng Thổ nhiều thì Kim bị vùi lấp.
– Thổ cần có Hỏa sinh, nhưng Hỏa nhiều thì Thổ thành than.
– Hỏa cần có Mộc sinh, nhưng Mộc nhiều thì Hỏa bị nghẹt.
– Mộc cần có Thủy sinh, nhưng Thủy nhiều thì Mộc bị trôi dạt.
– Thủy cần có Kim sinh, nhưng Kim nhiều thì Thủy bị đục.

2. Ngũ hành phản khắc

Khác với quy luật phản sinh, Ngũ hành phản khắc là khi một hành bị khắc, nhưng do lực của nó qúa lớn, khiến cho hành khắc nó đã không thể khắc được mà lại còn bị thương tổn, gây nên sự phản khắc.

Nguyên lý của Ngũ hành phản khắc là:

– Kim khắc được Mộc, nhưng Mộc cứng thì Kim bị gãy.
– Mộc khắc được Thổ, nhưng Thổ nhiều thì Mộc bị gầy yếu.
– Thổ khắc được Thủy, nhưng Thủy nhiều thì Thổ bị trôi dạt.
– Thủy khắc được Hỏa, nhưng Hỏa nhiều thì Thủy phải cạn.
– Hỏa khắc được Kim, nhưng Kim nhiều thì Hỏa sẽ tắt.

Cho nên trong sự tương tác giữa Ngũ hành với nhau không chỉ đơn thuần là tương sinh hay tương khắc, mà còn có những trường hợp phản sinh, phản khắc sẽ xảy ra nữa. Biết hết được những điều này thì khi ứng dụng vào Huyền không phi tinh mới đạt đến mức độ linh hoạt và tinh vi, chính xác hơn. Chẵng hạn như một ngôi nhà nơi phía ĐÔNG có các vận-sơn-hướng tinh 3-3-7. Nếu theo thông thường thì thấy 7 thuộc hành Kim khắc 3 thuộc hành Mộc, nên nếu nhà này có cửa ra vào tại nơi đó thì đoán là nhà sẽ có người bị gãy tay, chân vì Kim khắc Mộc. Nhưng nếu nhìn kỹ thì thấy nơi đó có tới hai sao hành Mộc. Lại thêm phía ĐÔNG cũng hành Mộc. Cho nên Mộc nơi này vượng, một sao Kim thế yếu không thể khắc được, mà còn bị phản khắc lại. Vì thế nhà này không có người bị gãy tay chân, mà chỉ có bị bệnh yếu phổi hay đau phổi mà thôi.

3. Tương thừa

Là quan hệ tương khắc không bình thường : Mạnh quá lấn yếu.

– Một hành nào đó, nếu quá mạnh sẽ khắc hành bị nó khắc mạnh hơn. Thí dụ : Bình thường, Can Mộc khắc Tỳ Thổ, vì giận dữ, làm Mộc gia tăng nhiều hơn sẽ khắc thổ nhiều hơn bình thường gây bụng đau, bao tử loét… Khi điều chỉnh, phải điều chỉnh ở Can Mộc.

– Ngược lại, nếu nó quá yếu sẽ bị khắc chế mạnh hơn bởi hành khắc được nó.

Thí dụ: Trong chứng Lao Phổi, người bệnh hay sốt về chiều, phổi bệnh do Phế Kim suy yếu, theo Ngũ hành, Hỏa khắc Kim, nay Kim suy yếu, Hỏa nhân cơ hội Kim suy, khắc mạnh hơn gây sốt kéo dài, nhất là từ trưa đến chiều tối (là giờ của Hỏa vượng, Kim suy). Khi điều trị, chủ yếu phải điều trị ở Phế Kim chứ không phải ở Tâm Hỏa, cho dù có dấu hiệu của Tâm hỏa.

4. Tương vũ

Đây cũng là 1 quan hệ tương khắc không bình thường, yếu chống lại mạnh.

– Một hành nào đó, nếu mạnh quá, sẽ ức chế ngược lại hành khắc được nó.

Thí dụ: Bình thường thì Thủy khắc Hỏa, trong trường hợp bị trúng nắng, sức nóng (nhiệt) bên ngoài làm cho Hỏa khí bị kéo theo, mạnh hơn, bùng lên, khắc ngược lại Thủy làm cho Thủy suy, gây đổ mồ hôi, sợ lạnh… Khi điều trị, phải điều chỉnh ở Hỏa chứ không phải ở Thủy.

– Ngược lại, nếu nó quá yếu, sẽ bị hành mà nó khắc trở nên khắc ngược lại nó.

Thí dụ: Trong trường hợp Trụy Mạch, Hỏa suy kém gây lạnh người, huyết áp thấp, Kim nhân cơ hội Hỏa suy, bùng lên khắc ngược trở lại Hỏa, làm cho thở nhanh hơn, tim đập chậm hơn, có khi gây ngưng đập.

- Advertisement -

QUY LUẬT TƯƠNG THỪA – TƯƠNG VŨ TRONG NGŨ HÀNH
Liên quan tới ngũ hành, các quy luật về tương sinh – tương khắc, quy luật khắc chế hóa và quy luật tương thừa – tương vũ cũng được đề cập và nhắc đến. Nói một cách nôm na, quan hệ tương thừa – tương vũ liên quan đến chủ yếu đến quan hệ tương khắc, khi khắc quá mạnh (tương thừa) và khắc quá yếu (tương khắc).
* Tương thừa (Thừa: thừa thế lấn áp): Trong điều kiện bất thường, Hành này khắc hành kia quá mạnh, khi đó mối quan hệ Tương khắc biến thành quan hệ Tương thừa. Chẳng hạn: bình thường Thủy khắc Hỏa, nếu có một lý do nào đó mà Thủy tăng khắc Hỏa, lúc đó gọi là Thủy thừa Hỏa.
* Tương vũ (Vũ: hàm ý khinh hờn): Nếu Hành này không khắc được Hành kia thì quan hệ Tương khắc trở thành quan hệ Tương vũ. Chẳng hạn: bình thường Thủy khắc Hỏa, nếu vì một lý do nào đó làm Thủy giảm khắc Hoả (nói cách khác: Hỏa “khinh hờn” Thủy) thì lúc đó gọi là Hỏa vũ Thủy.

- Advertisement -
Cùng chủ đề
- Advertisement -
- Advertisment -

Bài viết khác

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY