28 C
Hanoi
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024
spot_img
Trang chủSự kiện“HUYỀN VŨ” TRONG PHONG THUỶ NGHĨA LÀ GÌ?

“HUYỀN VŨ” TRONG PHONG THUỶ NGHĨA LÀ GÌ?

- Advertisement -

“HUYỀN VŨ” TRONG PHONG THUỶ NGHĨA LÀ GÌ?

Huyền Vũ vốn là tượng cùa chòm sao phía bắc gồm bảy ngôi Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích. Huyền Vũ là thần Thái âm phương Bắc, với hình tượng rắn rùa hợp thể. Do ở phương bắc nên được gọi là “huyền” (màu đen, màu của hành Thuỷ phương bắc), trên mình có vảy, nên được gọi là “vũ”.

Phong thuỷ học dùng khái niệm Huyền Vũ để chỉ núi phía sau huyệt mộ. Trong “Táng kinh” có viết rằng: “Phía sau huyệt mộ là Huyền Vũ”. Huyền Vũ cũng được dùng để chỉ núi nhỏ phía sau dương trạch. Trong “Dương trạch thập thư” có viết: “Phàm là nhà ở, sau nhà có gò núi được gọi là Huyền Vũ”.

Các chuyên gia phong thuỷ nhận định rằng, núi Huyền Vũ nên cúi đầu phủ phục, thế núi nên dốc dần xuống huyệt mộ, như nghênh đón huyệt mộ. Quách Phác trong “Táng kinh” viết: “Huyền Vũ cúi đầu”, chú thích rằng: “cúi đầu, nghĩa là từ ngọn chủ phong dần dần thấp xuống, như chấp nhận cho chôn cất tại đó, nơi đặt huyệt, nước đổ không chảy đi, đặt ngồi được vững, là hợp với cách cục cúi đầu. Nếu đổ nước mà chảy nghiêng, đứng không vững chân, là đất dốc. Trong “Tinh tuỷ” có viết rằng: “Ngưòi ngủ trên núi mới an trụ; Nước tụ giữa đường huyệt được yên”, chính là nói ý này.

Thực chất, yêu cầu của phong thuỷ học đối với Huyền Vũ cũng tương tự như đốì với Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, nghĩa là phải phủ phục chầu về, bao bọc hữu tình. Mậu Hy Ung trong Táng Kinh Dực – Tứ Thú Sa Thiên” có viết: “Phía sau có chân long đến, làm huyệt hữu tình, trong tư thế hàng phục, mới được coi là Huyền Vũ cúi đầu. Nếu như ngẩng cao đầu nhìn ra phía khác là tượng vô tình, đấy là đất hung. Nếu như không có núi Huyền Vũ, tức là sau trước xuyên phong, không thể tụ khí, là đất bần tiện”.

(st)

- Advertisement -
Cùng chủ đề
- Advertisement -
- Advertisment -

Bài viết khác

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY