31 C
Hanoi
Thứ Bảy, 20 Tháng Tư, 2024
spot_img
Trang chủKỳ Môn - Thái Ất - Lục NhâmKỳ Môn Độn Giáp căn bản III

Kỳ Môn Độn Giáp căn bản III

- Advertisement -
Kỳ Môn Độn Giáp

TIẾT THỨ 2 : SIÊU THẦN TIẾP KHÍ BÀY BỐ THÁNG NHUẬN

Ở trên đã bàn về các cục số Âm Dương độn xác định theo Tiết Khí, thế nhưng tại cục của thời giờ đã định, lại không phải với tiết khí cố định tách bạch trên Địa bàn. Vẫn chỉ căn cứ vào ngày giờ, Thiên can Địa chi. Như vậy cách cục xác định theo Thiên Can địa chi của ngày giờ sẽ có kết quả như thế nào?

Trước hết bàn về Thiên Can của ngày giờ.

Bởi vì 5 ngày là 1 cục, cho nên ngày đầu tiên của mỗi cục nhất định phải có Nhật Can (thiên can của ngày) là Giáp hoặc Kỷ. Giáp là đứng đầu trong trong Thập thiên can, Định Thời cục thì bắt đầu từ Giáp : Giáp – Ất – Bính – Đinh – Mậu là vừa hết 5 ngày là một cục. Cục tiếp theo lại bắt đầu từ Kỷ : Kỷ – Canh – Tân – Nhâm – Quý là lại hết 5 ngày của cục tiếp theo. Tiếp đến lại là 5 ngày tiếp theo, lại bắt đầu từ Giáp… cứ thế tiếp diễn.

Lại bàn về Địa chi của ngày giờ .

Mỗi tiết khí chia làm Tam Nguyên (Thượng, Trung, Hạ nguyên). Địa chi của ngày đầu mỗi tiết khí cũng có quy luật. Trước khi nói về quy luật này, ta hãy nói một chút về vấn đề Mạnh – Trọng – Quý của thập nhị địa chi. Ta đã biết Địa chi có 12 chữ, mà các tháng trong mỗi năm cũng vừa vặn 12 tháng. Cho nên mỗi Địa chi đặt cho 1 tháng gọi là Nguyệt Kiến. Tháng Giêng là Kiến Dần, tháng 2 cho đến tháng 12 là Kiến Mão, Kiến Thìn,…, Kiến Sửu. Nếu như ta đem 12 tháng này phân theo các mùa Xuân Hạ Thu Đông thì 3 tháng được gọi Quý. Dần Mão Thìn là Xuân Quý, Tỵ Ngọ Mùi là Hạ Quý, Thân Dậu Tuất là Thu Quý, Hợi Tí Sửu là Đông Quý. Mỗi quý có ba tháng thì tháng đầu tiên gọi là “Mạnh”, tháng thứ 2 gọi là “Trọng”, tháng thứ 3 gọi là “Quý”. Vì thế mà gọi Dần-Thân-Tỵ-Hợi là Tứ Mạnh, Tí-Ngọ-Mão-Dậu là Tứ Trọng, Thìn-Tuất-Sửu-Mùi là tứ Quý.

Hiện tại đang bàn về Kỳ môn thời gia, mỗi tiết khí có Thượng-Trung-Hạ tam nguyên, Địa chi của ngày đầu tiên mỗi nguyên đều có quy luật. Bất kể là tiết khí nào, Địa chi ngày đầu tiên của Thượng nguyên là một trong Tứ Trọng, không nằm ngoài Tí-Ngọ-Mão-Dậu, Địa chi ngày đầu tiên của Trung Nguyên là một trong trong Tứ Mạnh, không năm ngoài Dần-Thân-Tỵ-Hợi, Địa chi ngày đầu tiên của Hạ Nguyên là một trong Tứ Quý, không nằm ngoài Thìn-Tuất-Sửu-Mùi.

Phần trên đã bàn đến 2 điểm cần phải xem xét tổng hợp. Mỗi tiết khí gồm Thượng-Trung-Hạ nguyên, mà địa chi ngày đầu tiên của mỗi nguyên đều có quy luật. Can chi ngày đầu tiên của mỗi tiết khí Thượng nguyên nếu không là Giáp Tí hoặc Giáp Ngọ thì là Kỷ Mão hoặc Kỷ Dậu. Can chi ngày đầu tiên của mỗi tiết khí Trung nguyên nếu không là Giáp Thân hoặc Giáp Dần thì là Kỷ Tỵ hoặc Ất Hợi. Can chi ngày đầu tiên của mỗi tiết khí Hạ nguyên nếu không là Giáp Tuất hoặc Giáp Thìn thì là Kỷ Sửu hoặc Kỷ Mùi.

Cho nên muốn phải phán đoán ngày cần xem thuộc cục nào, thì phải xem ngày đó thuộc tiết khí nào. Trên phương diện tổng quát mà nói, 12 tiết khí từ Đông Chí đến Mang Chủng là Dương độn, 12 tiết từ Hạ chí đến Đại Tuyết là Âm độn. Trong phạm vi hẹp mà nói, sau khi xác định được một ngày thuộc về Âm độn hay Dương độn, sẽ xem ngày đó thuộc tiết khí nào, trong Nguyên nào, sẽ biết được ngày đó thuộc cục nào.

Mỗi Thượng nguyên của một tiết khí, cũng không phải là bắt đầu từ thời điểm chuyển giao của một ngày nào đó. Ngày đầu tiên của mỗi Thượng nguyên tiết khí, có lúc bắt đầu từ trước mỗi tiết khí, có lúc lại rơi vào sau mỗi tiết khí, chỉ có tình huống cá biệt thì tiết khí mới cùng một ngày. Ngày đầu tiên của Thượng Nguyên tiết khí gọi là “phù đầu”. Ngày đầu tiên của Thượng nguyên tiết khí chạy đến đằng trước tiết khí, tức là Phù đầu đến trước tiết khí, cái này gọi là “Siêu Thần”, ngày đầu của Thượng nguyên Tiết khí mà đến sau tiết khí tức là Phù đầu chưa đến mà tiết khí đến trước, gọi là “Tiếp Khí”. Nếu như ngày đầu của mỗi Thượng Nguyên và Tiết khí đều đến cùng một lúc, tức là Phù đầu với Tiết khí cùng đến, gọi là “Chính Thụ”.

“Siêu thần” tại lúc bắt đầu, Phù đầu chỉ vượt quá tiết khí một hai ngày, dần dần vượt quá ngày càng nhiều, đến khi vượt quá 9 ngày sẽ phải đặt thành “Nhuận”, chính là lặp lại một tiết khí, tức là đem mỗi thiết khí Thượng, Trung, Hạ nguyên nào đó lặp lại một lần. Như bố trí nhuận ở tiết Mang Chủng thì 3 nguyên Thượng-Trung-Hạ của Mang Chủng là cục số 6-3-9 Dương độn. Chính là sau cục số 9 Dương độn của Tiết Mang Chủng tiếp đến ngày sau cùng (Ngày thứ 5 của tiết Mang Chủng Hạ Nguyên) dựa vào thứ tự ngày giờ bày phía dưới, bày lại cục 6-3-9 dương độn, Sau đó mới đến cục 9 Âm độn của Hạ chí Thượng Nguyên. Việc bố trí nhuận trong Tam Nguyên gọi là “Nhuận Kỳ”.

Điều cần thiết phải chú ý ở đây là không phải là tiết khí nào cũng tiến hành bố trị nhuận. Chỉ có 2 tiết khí được bố trí nhuận, hai tiết khí này chính là Mang chủng và Đại Tuyết, nếu như không phải tại 2 tiết khí này thì dù cho vượt quá 10 ngày cũng không bố trí nhuận. Tại sao phải đặt ở hai tiết khí này? Nguyên nhân là vì hai tiết khí này đúng vào trước 2 “Chí” (Đông chí và Hạ Chí). Dương độn bắt đầu từ Đông chí, Âm độn bắt đầu Hạ chí, Tài tại trước hai “chí” này bố trí nhuận, chính là tại trước khi bắt đầu dương độn, âm độn đem Phù đầu chuyển vào được. Làm cho Phù đầu và Tiết khí tiếp cận hết sức mà không đến mức vượt quá nhiều.

- Advertisement -
Cùng chủ đề
- Advertisement -
- Advertisment -

Bài viết khác

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY