32 C
Hanoi
Thứ Tư, 10 Tháng Bảy, 2024
spot_img
Trang chủPhong Thuỷ“HÌNH – THẾ” TRONG PHONG THỦY HỌC CHỈ ĐIỂU GÌ?

“HÌNH – THẾ” TRONG PHONG THỦY HỌC CHỈ ĐIỂU GÌ?

- Advertisement -

“HÌNH – THẾ” TRONG PHONG THỦY HỌC CHỈ ĐIỂU GÌ?

“Hình thế” chỉ thể thái và hình dạng của nơi kết huyệt và long mạch. Trong phong thuỷ gọi núi đến từ xa là thế, núi ở nơi gần là hình, trước tiên bàn về thế sau bàn về hình, hình là do thế quyết định. Trong “Táng thư – Nội thiên” có ghi: “Thượng địa chi sơn, nhấp nhô liền dải, là đến từ trời. Như sóng nước, như ngựa phi, thế đến như bay, như long như loan khi cao lên lúc trũng xuống, như đại bàng bổ xuống, như con thú quỳ, vạn vật đều tuân theo”. “Thượng địa chi sơn” là núi nơi mai táng. Đặc điểm của nơi này là: Núi non nhấp nhô trùng điệp như từ trên trời kéo xuống, như vạn mã phóng bay, hình thành thế lai long, khí thế hùng vĩ”. Các nhà Phong thủy học lại cho rằng: Thế lai long lại uốn lượn uyển chuyển, rất tốt cho sự hình thành sinh khí lớn.

Vì vậy, trong “Táng thư – Nội thiên” lại có đoạn viết: “Địa thế nguyên mạch, sơn thế nguyên cốt, uốn lượn Đông Tây hoặc là Bắc Nam, ngàn thước là thế, trăm thước là hình. Thế đến hình dừng, là nơi toàn khí. Đất toàn khí rất phù hợp sử dụng làm nơi an táng”. Bên dưới phần này lại có thêm đoạn ghi chú: “Nghìn thước nghĩa là ở rất xa, chỉ thế đến của một ngọn núi. Trăm thước nghĩa là ở gần, chỉ sự thành hình của huyệt trên đất”. Mục đích chủ yếu của việc lựa chọn huyệt mộ là để khi an táng người chết xong sẽ có được rất nhiều sinh khí, mà sinh khí lại vô hình, rất khó thấy nên chỉ sau khi khảo sát hình rồi thì mới có được sinh khí. Sách “Táng thư” của Quách Phác có đoạn viết: “Sinh khí vận hành khắp trong trời đất. Khí di chuyển được cũng là do thế, khí tụ lại cũng là do thế”. Vì vậy, dù sự tụ tập thăng trầm của sinh khí là như thế nào, dù sinh khí bay về hướng Đông, chạy sang hướng Tây, đi về hướng Nam hay ngược về hướng Bắc thì khi bắt đầu tìm sinh khí đều cần phải có thế. Có thế rồi mới có sự đến và đi của khí. Chính vì hình sắc của núi mà sinh khí được sinh ra nên có thể kết luận rằng: Hình chính là hình thái bên ngoài của khí.

Trong cuốn “Nan giải 24 thiên” của Mậu Hy Ung có đoạn viết: “Khí ẩn nên khó thấy, hình hiện và dễ thấy”. Sách “Táng kinh” nhận định: “Hình dừng khí tích tụ, hóa sinh vạn vật ở trên mặt đất”. Vì vậy, trong công cuộc khảo sát và tìm kiếm thế đẹp, có thể coi hình chính là điểm mấu chốt vô cùng quan trọng khi vọng khí tìm huyệt. Trong cuốn “Nghi long kinh”, bậc thầy của trường phái Phong thủy Hình thế là Dương Quân Tùng cũng đã từng nhận định: Khi nhập huyệt phải quan sát thật kỹ hình thế. Nếu hình thế là chân thực thì việc nhập huyệt sẽ dễ dàng hơn. Ngược lại, nếu không nhận biết được rõ ràng về hình thì việc tìm huyệt tốt sẽ trở nên rất khó khăn.

Hình và thế là hai khái niệm gắn bó không thể tách rời trong Phong thủy học. Trong táng pháp, việc nghiên cứu cẩn thận, cặn kẽ và tỉ mỉ về sự phối hợp, chi phối lẫn nhau giữa hình và khí là vô cùng quan trọng. Thế đến thì hình phải dừng. Nếu thế đến nhưng hình không dừng thì như vậy là “quá sơn vô tình” và khí sẽ không thể tụ lại nơi này. Hình tốt là phải có thế đến. Nếu Long mạch đến không vượng thì Huyệt đó có thể coi là “không huyệt”. Trong sách “Táng thư” có đoạn viết: “Thế và hình đều thuận là cát, thế và hình ngược nhau là hung. Nếu thế cát mà hình hung thì trong trăm điều phúc chỉ nên hy vọng lấy một điều; nếu thế hung hình cát thì tai họa sẽ không quay vòng liên miên”. Cũng có một số nhận định cho rằng: Thuật Phong thủy đời Tần Hán chuyên luận về hình thế, thuật Phong thủy đời Đường Tống lại chuyên luận về Tinh thần.

(st)

- Advertisement -
Cùng chủ đề
- Advertisement -
- Advertisment -

Bài viết khác

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY