Các nhà phong thủy chia “hình” thành những bộ phận nào
Từ “Hình” thường được nhắc đến trong Phong thủy chính là hình dạng của núi nơi kết huyệt. Hình là bộ phận quan trọng, mấu chốt nhất để giúp khí tụ. Sinh khí phải nhờ có “Thế” thì mới có thể chuyển động và vì có “Hình” mà khí dừng lại. Sách “Táng kinh” có đoạn viết: “Hình dừng khí tích tụ, hóa sinh vạn vật ở trên mặt đất”. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, “hình” chính là sự tổng kết đối với “thế”. Nếu không có “hình” tốt thì “thế” sẽ không thể khiến khí dừng và ngưng tụ được và người chết sau khi được an táng cũng sẽ không có chỗ để dựa dẫm, bấu víu. “Hình” có sự phân chia rõ ràng thành to nhỏ, cao thấp, béo gầy, cúi đầu và ngẩng đầu, chính và nghiêng,… Xét về đại thể, các nhà Phong thủy chia “hình” thành 6 dạng cơ bản là tròn, dẹt, thẳng, gấp khúc, vuông và lõm. Những yêu cầu cơ bản đốì vối “hình” là:
Yêu cầu thứ nhất: Hình phải dừng. Nếu “hình” không dừng mà tiếp tục di chuyển thì “thế” sẽ không thể trụ lại và khí không thể tụ lại được. Sách “Quản thị địa lý chỉ mông” có đoạn viết: “Hình tất phải dừng. Chỉ khi hình dừng thì khí mới tụ và thế mới có chỗ để trụ vững”.
Điều kiện thứ hai: Hình phải ở dạng tiềm tàng, tiềm ẩn bởi nếu “hình” lộ hoàn toàn ra ngoài thì sinh khí sẽ bị tiêu tán hết vào trong gió. Sách “Quản thị địa chỉ chỉ mông” có đoạn viết: “Hình dứt khoát không được lộ, nếu “hình” lộ thì tất cả sinh khí sẽ bị thổi hết lên những đỉnh núi cao”.
Điều kiện thứ ba: Hình phải ngay ngắn, đoan chính. Nếu “hình” có những dấu hiệu như nghiêng, lệch hoặc vỡ nát thì uế khí sẽ có nhiều cơ hội nảy sinh gây ảnh hưởng không tốt cho nơi kết huyệt.
Điều kiện thứ tư: Hình phải có dạng đẹp, tròn; núi ở phía Minh đường phải nhiều và dày. Chỉ có như vậy thì cát khí mới tụ và có địa điểm để phát huy tốt nhất tác dụng của mình.
Sự cát hung trong hình thế của núi cũng chính là sự cát hung của huyệt. Nói cách khác, sự cát hung của huyệt hoàn toàn phụ thuộc vào sự cát hung trong hình thế của núi. Hình thế của núi, của huyệt có tốt đẹp thì con người cũng sẽ tốt đẹp. Dù người chết được táng tại nơi đá thô hiểm ác, nơi trũng sâu, ngọn núi đột ngột nhô cao, nơi đá bóc tách thành từng lớp, nơi ngọn núi cô đơn hay tản mát,… đều có thể tiềm ẩn những nguy cơ gặp nhiều điểu hung hại bất ngờ. Xét về đặc điểm cát hay hung trong hình dạng của núi, sách “Táng kinh” có đoạn viết: “Nếu phía sau của ngọn núi có dạng như một bức bình phong đứng chắn thì pháp táng sẽ dừng lại, các bậc Vương hầu xuất hiện;
(st)