24 C
Hanoi
Thứ Năm, 28 Tháng Ba, 2024
spot_img
Trang chủPhong ThuỷNguồn gốc, cơ sở và quá trình phát triển của Phong Thủy....

Nguồn gốc, cơ sở và quá trình phát triển của Phong Thủy. (Phần 1)

- Advertisement -

Nguồn gốc, cơ sở và quá trình phát triển của Phong Thủy. (Phần 1)

Nói một cách khái quát thì quan niệm xem Phong Thủy đã bắt đầu manh nha từ thời Tiên Tần và ảnh hưởng của nó vẫn kéo dài cho tới ngày nay. Theo các nghiên cứu Dân tục học ớ Trung Quốc thì thậm chí cho đến hết thế ky 21 này, thế kỷ của những tiến bộ vượt bậc về mặt kỹ thuật công nghệ thông tin và khoa học, tập tục này cũng khó mà mất đi.
Xét về mặt địa lý thì tập tục này lưu hành khắp Trung Quốc, trong đó Giang Tây, Phúc Kiến, An Huy, Triết Giang là những khu vực được xem như cái nôi của nó. Ngoài ra, cũng có thuyết cho rằng tập tục này bắt nguồn từ vùng cao nguyên miền bắc Trung Quốc vào thời kỳ mà người Trung Quốc còn sống trong hang động, nhưng hình thành lý luận và các hệ phái thì ở miền nam Trung Quốc, trong đó có các yếu tố pha trộn với các tập tục và tín ngưỡng dân gian về mồ mả, nhà ở của một số dân tộc ít người tại Trung Quốc.
1.1. Thuật tướng trạch thời Tiên Tần.
Dựa vào các thư tịch cổ và nhiều di chỉ khảo cổ, các học giả cho rằng thời Tiên Tần tuy chưa xuất hiện thuật Phong Thủy, nhưng đà manh nha quan niệm xem Phong Thủy. Đó là thuật “Trạch Cư” (tức thuật chọn nơi cư trú) hay còn gọi là “Bốc Cư”, và thuật “Tướng Trạch” (tức xem tướng nơi cư trú).
Theo những gì đã phát hiện, chúng ta có thể khái quát quan niệm về “Tướng Trạch” thời kỳ đó như sau:
Về địa thế, nơi ở phải là những vùng bằng phẳng trên các triền dốc; nền đất phải khô ráo vững chắc, về địa hình, phái gần các nguồn nước như khe, lạch, suối hay sông ngòi; lượng nước phái đầy đủ, chất nước phải trong sạch, trôi chảy êm ả để có thể giao thông thuận tiện hay đánh bắt cá, hoàn cảnh chung quanh phải có núi rừng xum xuê. Nói chung đó phải là một bối cảnh địa lý mưa thuận gió hòa, không có lũ lụt, dễ dàng lấy nước và đánh bắt cá, đất đai màu mỡ có thể canh tác được, v.v…
Dựa trên những nguyên tắc này, đến khoảng cuối thời Chiến Quốc, người ta đã dần hình thành quan niệm về Địa Mạch (tức khái quát những nguyên tắc vừa kể trên). Điều này về sau được phát triển thành môn học gọi là “Tướng Địa”.
Cũng phải nói thêm, thời kỳ Tiên Tần là một thời kỳ khởi đầu cho nhiều trào lưu triết học ở Trung Quốc. Một số tư tưởng gia (nhất là phái Âm Dương gia) đã đặt những viên đá tảng cho vũ trụ quan và nhân sinh quan của người Trung Quốc thời bấy giờ, góp phần làm tiền đề cho những lý luận Phong Thủy về sau.
còn nữa…

1.2. Lý luận khám dư thời Tần Hán.
Trải qua khoảng trên một ngàn năm lịch sử, thuật “Tướng Trạch” tới đời Hán là tập đại thành, các phái hệ lý luận của phép xem tướng nhà (tức thuật Tướng Trạch) được hoàn chỉnh và thành thục. Có thể nói, môn Phong Thủy mà chúng ta biết được ngày nay chính là hình thành trên mô thức thuật “Tướng Trạch” đời Hán. Thuật “Tướng Trạch” đời Hán chủ yếu của có 4 đặc điểm như sau:
1- Thuật “Tướng Trạch” đời Hán bắt đầu có lý luận “Kham Dư” tức lý luận thời gian và không gian đối ứng tương đối hoàn bị; trong đó thuật chọn ngày (tức thuật Trạch Cát) và phép xem tướng đất (tức thuật Tướng Địa) được kết hợp hữu cơ trong một môn học thuyết, cổ nhân gọi học thuyết này là “Thiên Địa lý luận” (Lý lẽ của Trời Đất).
2- Trong lý luận này, người xưa đã đặt ra các phép tắc cụ thể cho một môn học mà người đời Hán gọi là “Đồ Trạch thuật”. Do lý luận “Khám Dư” là một lý luận kết hợp giữa phép chọn ngày giờ và phép xem tướng đất, cho nên “Đồ Trạch thuật” là đại biểu cho một hệ phái thuật Tướng Trạch đời Hán, chuyên chiêm nghiệm phương vị triều hướng khởi đầu cho phái Lý Khí sau này.


3- Tới đời Hán, thuật xem hình tướng đất cổ xưa trước đây dùng để chiêm về nhà ở cũng đã hình thành được các phép tắc chuyên môn. Đây là lý luận “Hình Pháp” chuyên bàn về hình thế bên ngoài, khởi đầu cho phái Loan Đầu sau này. Lý luận về “Hình Pháp” cùng với “Đồ Trạch thuật” thành hai tông phái tồn tại song hành.
4- Cả hai tông phái trên đều vận dụng thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Đây là nội dung của thuật Tướng Trạch đời Hán, và cũng là nội dung đặc trưng chủ yếu của môn Phong Thủy trong truyền thống văn hóa Trung Quốc. Nhiều học giả phải công nhận rằng, thuật Tướng Trạch đời Hán chiếm một địa vị quan trọng trong lịch sứ hình thành thuật Phong Thủy, đồng thời bắt đầu xuất hiện một số dụng ngữ chuyên môn.
Đời Hán, lý luận “Kham Dư” và lý luận “Hình Pháp” đã thành thục, nhưng những lý luận và phép tắc này phần lớn chỉ ứng dụng vào việc chọn và xây dựng nhà ở, ít ứng dụng vào việc xây dựng mộ phần. Ngay cả các thư tịch xuất hiện trong thời kỳ này chủ yếu cũng chỉ đề cập về Dương Trạch (tức nhà ở).

ST

- Advertisement -
Cùng chủ đề
- Advertisement -
- Advertisment -

Bài viết khác

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY