Nguồn gốc, cơ sở và quá trình phát triển của Phong Thủy
1.3.2. Sự sáng lập thuyết phong thủy tướng địa.
Trong phép chiêm đoán hoàn cảnh địa lý thời kỳ này có một cách lý luận rất độc đáo, trong đó có khái niệm cơ bản là “Phong Thủy”. Thông thường người ta cho rằng xuất xứ của từ “Phong Thuy” bắt nguồn từ “Quách Phác Táng thư” mặc dầu thời kỳ Ngụy Tấn chưa dùng danh từ “Phong Thủy” để gọi bộ môn này. Trong “Quách Phác cổ bản Táng kinh” có nội dung liên quan tới hai chữ “Phong Thủy” như sau:
“Khí thừa phong tắc tán, giới thủy tắc chỉ, cổ nhân tụ chi sử bất tán, hành chi sử hữu chỉ, cố vị chi Phong Thủy.” (Tạm dịch: Khí nương theo gió thì tản mạn, gập nước giới hạn thì dừng, người xưa làm cho (khí) tụ mà không cho tán. làm cho (khí) lưu thông mà có chỗ dừng, cho nên gọi là Phong Thủy.)
Hoặc như câu:
“Phong Thủy chi pháp, đắc thủy vi thượng, tàng phong thứ chi.” (Tạm dịch: Phép Phong Thùy lấy được nước là thượng sách, kế đến mới tàng chứa gió.)
Phong và Thủy, tức gió và nước. “Phong” ngoài nghĩa đen là gió, nó còn chỉ tác động của gió và các trạng thái thời tiết. Cũng vậy, “thủy” (nước) ở đây ngoài việc chỉ khe, suối, sông, rạch,., điều chính yếu còn là tác động của nó. Chúng đều có sức mạnh và có tác động trong các địa hình hoàn cảnh khác nhau, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt của con người. Nhà ở cần thông gió, nhưng cũng cần tránh sự tập kích của cuồng phong bão tố (tức gió ở cường độ mạnh). Sông nước cũng cần cho cuộc sống, nhưng nó cũng có thể xâm hại đất đai nhà ở khi trở thành lũ lụt.
Từ đó người ta quy nạp thành nguyên lý: một cuộc đất tốt là một cuộc đất có thê “tàng phong tụ thủy”, tức hoàn cảnh phải có núi rừng để cản gió và giữ nước, nơi đó sông nước phải trôi chảy hiền hòa không gây ra lũ lụt.
Trong thuyết Phong Thủy còn có một khái niệm trọng yếu khác, đó là “khí”. “Khí” không có hình dáng, không thể thấy trực tiếp, nhưng trong quan niệm của người xưa, “khí” đúng là có tồn tại, không ngừng biến động và có một sức mạnh cụ thể. Cho nên nó cùng với “phong” và “thủy” có một đặc trưng chung. Hay nói cách khác, “phong” và “thủy” là thông qua địa hình để biểu hiện, còn “khí” thì thông qua “phong” và “thủy” để biểu hiện. Đây là nội dung hai tầng trong lý luận Phong Thủy. Phong và thủy khái quát nội dung của địa hình, đây là tầng thứ nhất của thuyết Phong Thủy. Khí là một từ then chốt để bình phẩm chất lượng Phong Thủy, cũng là bình phẩm nội dung chính của Phong Thủy, cho nên nó thuộc tầng biểu đạt kết quả luận đoán Phong Thủy, tức tầng thứ hai. Xem Phong Thủy, nói cho cùng là xem tác dụng tốt xấu của “khí” đối với vị trí không gian nhất định. Trong hai tầng này, “phong” và “thủy” là môi giới liên kết “khí” với địa hình, là cách luận đoán từ hình tượng cụ thể chuyển hóa thành các tác động trừu tượng. Trong quá trình chọn lựa, đối tượng được phán đoán cụ thể là địa hình, giải thích và bình phẩm chất lượng sử dụng địa hình là khái niệm Phong Thủy. Đồng thời như đã nói ở trên, người ta dùng “phong” và “thủy” để diễn tả “khí”, còn “phong” và “thủy” thì lại lấy địa hình để đễ diễn tả trạng thái tác động của nó, cho nên trong thuyết Phong Thủy, hai quá trình này cùng tồn tại. Tình huống như vậy khiến cho nhiều người cảm thấy thuyết Phong Thủy vừa rất huyền bí, vừa rất phức tạp.
1.3.2. Sự sáng lập thuyết phong thủy tướng địa.
Trong phép chiêm đoán hoàn cảnh địa lý thời kỳ này có một cách lý luận rất độc đáo, trong đó có khái niệm cơ bản là “Phong Thủy”. Thông thường người ta cho rằng xuất xứ của từ “Phong Thuy” bắt nguồn từ “Quách Phác Táng thư” mặc dầu thời kỳ Ngụy Tấn chưa dùng danh từ “Phong Thủy” để gọi bộ môn này. Trong “Quách Phác cổ bản Táng kinh” có nội dung liên quan tới hai chữ “Phong Thủy” như sau:
“Khí thừa phong tắc tán, giới thủy tắc chỉ, cổ nhân tụ chi sử bất tán, hành chi sử hữu chỉ, cố vị chi Phong Thủy.” (Tạm dịch: Khí nương theo gió thì tản mạn, gập nước giới hạn thì dừng, người xưa làm cho (khí) tụ mà không cho tán. làm cho (khí) lưu thông mà có chỗ dừng, cho nên gọi là Phong Thủy.)
Hoặc như câu:
“Phong Thủy chi pháp, đắc thủy vi thượng, tàng phong thứ chi.” (Tạm dịch: Phép Phong Thùy lấy được nước là thượng sách, kế đến mới tàng chứa gió.)
Phong và Thủy, tức gió và nước. “Phong” ngoài nghĩa đen là gió, nó còn chỉ tác động của gió và các trạng thái thời tiết. Cũng vậy, “thủy” (nước) ở đây ngoài việc chỉ khe, suối, sông, rạch,., điều chính yếu còn là tác động của nó. Chúng đều có sức mạnh và có tác động trong các địa hình hoàn cảnh khác nhau, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt của con người. Nhà ở cần thông gió, nhưng cũng cần tránh sự tập kích của cuồng phong bão tố (tức gió ở cường độ mạnh). Sông nước cũng cần cho cuộc sống, nhưng nó cũng có thể xâm hại đất đai nhà ở khi trở thành lũ lụt.
Từ đó người ta quy nạp thành nguyên lý: một cuộc đất tốt là một cuộc đất có thê “tàng phong tụ thủy”, tức hoàn cảnh phải có núi rừng để cản gió và giữ nước, nơi đó sông nước phải trôi chảy hiền hòa không gây ra lũ lụt.
Trong thuyết Phong Thủy còn có một khái niệm trọng yếu khác, đó là “khí”. “Khí” không có hình dáng, không thể thấy trực tiếp, nhưng trong quan niệm của người xưa, “khí” đúng là có tồn tại, không ngừng biến động và có một sức mạnh cụ thể. Cho nên nó cùng với “phong” và “thủy” có một đặc trưng chung. Hay nói cách khác, “phong” và “thủy” là thông qua địa hình để biểu hiện, còn “khí” thì thông qua “phong” và “thủy” để biểu hiện. Đây là nội dung hai tầng trong lý luận Phong Thủy. Phong và thủy khái quát nội dung của địa hình, đây là tầng thứ nhất của thuyết Phong Thủy. Khí là một từ then chốt để bình phẩm chất lượng Phong Thủy, cũng là bình phẩm nội dung chính của Phong Thủy, cho nên nó thuộc tầng biểu đạt kết quả luận đoán Phong Thủy, tức tầng thứ hai. Xem Phong Thủy, nói cho cùng là xem tác dụng tốt xấu của “khí” đối với vị trí không gian nhất định. Trong hai tầng này, “phong” và “thủy” là môi giới liên kết “khí” với địa hình, là cách luận đoán từ hình tượng cụ thể chuyển hóa thành các tác động trừu tượng. Trong quá trình chọn lựa, đối tượng được phán đoán cụ thể là địa hình, giải thích và bình phẩm chất lượng sử dụng địa hình là khái niệm Phong Thủy. Đồng thời như đã nói ở trên, người ta dùng “phong” và “thủy” để diễn tả “khí”, còn “phong” và “thủy” thì lại lấy địa hình để đễ diễn tả trạng thái tác động của nó, cho nên trong thuyết Phong Thủy, hai quá trình này cùng tồn tại. Tình huống như vậy khiến cho nhiều người cảm thấy thuyết Phong Thủy vừa rất huyền bí, vừa rất phức tạp.
ST