27 C
Hanoi
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024
spot_img
Trang chủPhong thuỷ Bát TrạchNguyên Lý Bát Trạch - Phần 13

Nguyên Lý Bát Trạch – Phần 13

- Advertisement -

Nguyên Lý Bát Trạch – Phần 13

Phong Thủy Thăng Long Sưu Tầm
Huỳnh Tuyền còn gọi là Hoàng Tuyền, là suối vàng.
Tuyền là suối là thủy. Hoàng Tuyền có nhiều loại, nhưng chính thì có Bát Sát Hoàng Tuyền và Tứ Lộ Hoàng Tuyền đa số ứng dụng vào Âm Trạch.

Bát Sát Hoàng Tuyến căn cứ vào hào Quan Quỷ, tức thuộc ngũ hành khắc ta (ta ở đây là quẻ bát thuần).
Tứ lộ Hoàng Tuyền thì có hai loại Sát Nhân và Cứu Bần.

Hoàng Tuyền Bát Sát:
Khãm Long (Thìn), Khôn Thố (Mão), Chấn sơn Hầu (Thân)
Tốn Kê (Dậu), Kiền Mã (Ngọ), Đoài Xà (Tỵ) đầu
Cấn Hổ (Dần), Ly Trư (Hợi), vi Sát Diệu
Phạm chi Trạch Mộ, nhất tề hưu.

Tứ Lộ Sát Nhân Hoàng Tuyền:
Canh Đinh Khôn thượng thị Hoàng Tuyền
Ất Bính tu (cần phải) phòng (đề phòng) Tốn Thủy tiên
Giáp Quý hướng thượng hưu (chớ nên) kiến Cấn
Tân Nhâm Thủy lộ phạ (sợ) đương Kiền

Tứ Lộ Cứu Bần Hoàng Tuyền:
Đinh Khôn chung (rốt cuộc) thị (là) vạn Tư Sưong (kho riêng)
Ất hướng Tốn lưu thanh (nước trong chảy) phú quý
Quý quy (về) Cấn hộ phát Văn Chương
Tân nhập Càn trung bách bạn trang (nhà tiệm).

杀人黄泉
Sát Nhân Hoàng Tuyền

立壬向,右水倒左从向左乾方去水,� �破向上临官位,为杀人大黄泉。
Lập Nhâm Hướng, Hửu Thủy đảo Tả tòng Hướng Tả Càn phương khứ Thủy, xung phá hướng thượng Lâm Quan vị, vi Sát Nhân Đại Hoàng Tuyền.

救贫黄泉
Cứu Bần Hoàng Tuyền

立壬向,为水局旺向,左水倒右从乾� �临官位来水,为救贫黄泉。
Lập Nhâm Hướng, vi Thủy cục vượng hướng, Tả lai đảo hửu tòng Càn phương Lâm Quan vị lai thủy, vi Cứu Bần Hoàng Tuyền!!!

Phong thủy lưu hành trong dân gian “bát sát hoàng tuyền” hay “phóng thuỷ pháp” có khẩu quyết:

“canh đinh khôn thượng thị hoàng tuyền
khôn hướng canh đinh bất khả ngôn
tốn hướng kị hành ất bính thượng
ất bính tu phòng tốn thủy tiên
giáp quý hướng trung ưu kiến cấn
cấn hướng tu tri giáp quý hiềm
kiền hướng tân nhâm hành bất đắc
tân nhâm thủy lộ phạm đương kiền”

Câu khẩu quyết 1: “canh đinh khôn thượng thị hoàng tuyền, khôn hướng canh đinh bất khả ngôn”.

* LẬP CỬA CÁT HƯỚNG (SINH, LQ , LQ, VƯỢNG, DƯỠNG)
+ Nếu khai môn, lập cửa Hướng CANH: (cửa ở phương vị hướng Canh) là vượng hướng của KIM cục thì Lâm Quan ở Cung Khôn/Thân (số 4 bảng trên) -> Nước/Thủy của cung Lâm Quan phải chảy lại (Lai thủy/Triều lai) thì mới đắc cát hay nói cách khác là đem lại Vượng khí cho cửa cái. Còn nếu nước ở cung này chảy đi là thủy phá Lâm Quan sẽ bị hung hại đó là phạm Hoàng Tuyền (Vượng khí thoát đi, nên ngôi nhà mất sinh/vượng khí -> Hung hại -> Hoàng Tuyền).

+ Nếu Lập cửa ở Đinh Hướng (cửa cái ở hướng vị là đinh sơn) là Dưỡng hướng của thủy cục, thì trường sinh ở cung Khôn/Thân (số 1 bảng trên); phương khôn/thân thủy phải triều lai/ chảy đến thì đem lại sinh khí cho cửa và ngôi nhà. Nếu ở cung Khôn/thân là nơi phòng thủy hay thủy/nước chảy đi thì gọi là thủy phá sinh phương, sẽ lâm tai họa, tức phạm Hoàng tuyền (Thủy chảy đi tại phương Khôn/Thân sẽ đem sinh khí (thực chất là khí tốt: dưỡng khí) của cửa và của ngôi nhà ra đi mất -> nhà mất sinh khí/cát khí -> Hung hại -> Hoàng Tuyền).

+ Nếu cửa ở Đinh Hướng (cửa cái ở hướng vị là đinh sơn) là Quan Đới hướng của KIM cục, thì Lâm Quan ở cung Khôn/Thân (số 4 bảng trên); phương khôn/thân thủy phải triều lai/ chảy đến thì đem lại sinh khí cho cửa và ngôi nhà. Nếu ở cung Khôn/thân là nơi phòng thủy hay thủy/nước chảy đi thì gọi là thủy phá sinh phương, sẽ lâm tai họa, tức phạm Hoàng tuyền (Lâm Quang khí thoát đi kéo theo cả Quan Đới khí của cửa/môn , nên ngôi nhà mất sinh/vượng khí –> Hung hại –> Hoàng Tuyền).

* LẬP CỬA SUY HƯỚNG
+ Nếu khai môn, lập cửa Hướng CANH: (cửa ở phương vị hướng Canh) là TỬ hướng của HỎA cục thì Bệnh ở cung Khôn/Thân (số 7 bảng trên) -> Nước/Thủy của cung Bệnh phải phóng đi (khứ thủy) thì mới đắc cát hay nói cách khác là đem lại tử khí đi ra ngoài. Còn nếu nước ở cung Khôn chảy đến sẽ bị “Bệnh thủy nhập đường” sẽ bị hung hại đó là phạm Hoàng Tuyền (Bệnh khí thoát đi kéo theo cả Tử khí tại cửa/Môn, nên ngôi nhà mất Bệnh/Tử khí -> CÁT; Còn nếu thủy lai dẫn đến Bệnh khí kết hợp với tử khí tại phương cửa tràn ngập đầy nhà -> Hung hại -> Hoàng Tuyền).

+ Nếu cửa ở Đinh Hướng (cửa cái ở hướng vị là đinh sơn) là MỘ hướng của MỘC cục (số 9), thì Tuyệt ở cung Khôn/Thân (số 10 bảng trên); phương khôn/thân thủy phải phóng đi/thủy khứ/chảy đi, nếu không sẽ bị “TUYỆT thủy nhập đường” sẽ gặp hung hại, đó gọi là phạm Hoàng Tuyền. (Tuyệt khí thoát đi kéo theo cả Mộ khí tại cửa/Môn, nên ngôi nhà mất Tuyệt/Mộ khí -> CÁT; Còn nếu thủy lai dẫn đến TUYỆT khí kết hợp với mộ khí tại cửa tràn ngập đầy nhà -> Hung hại -> Hoàng Tuyền).

Câu khẩu quyết 2: “Tốn hướng kị hành ất bính thượng, ất bính tu phòng tốn thủy tiên, Ất bính tu phòng tốn thủy tiên”

* LẬP CỬA CÁT HƯỚNG (SINH, LQ , LQ, VƯỢNG, DƯỠNG)
+ Nếu cửa lập hướng TỐN là Lâm quan hướng HỎA cục (số 4) thì Đế vượng tại phương Bính (số 5), nên nước/thủy tại phương Bính/ngọc phải triều lai mới tốt -> Nước/Thủy của cung Đế vượng phải chảy lại (Lai thủy/Triều lai) thì mới đắc cát hay nói cách khác là đem lại Vượng khí cho cửa cái. Lâm quan khí cửa cái hướng Tốn do cát khí phương bính hỗ trợ – nên nó thúc đẩy dương khí của hướng giao hợp với âm khí phương Tọa -> chuyển hóa âm dương tốt -> căn nhà cát là vậy; nếu nước ở phương Bính/ngọ phóng đi là “thủy phá Đế vượng”, tất phạm Hoàng tuyền. (Cát khí Đế vượng thoát đi cùng với lâm quan khí tại Tốn, nên ngôi nhà mất sinh/vượng khí -> Hung hại -> Hoàng Tuyền).

+ Nếu cửa lập hướng BÍNH là vượng hướng HỎA cục (số 5) thì Lâm Quan tại phương Tốn (số 4), nên nước/thủy tại phương Tốn/Tỵ phải triều lai mới tốt -> Nước/Thủy của cung Lâm Quan phải chảy lại (Lai thủy/Triều lai) thì mới đắc cát hay nói cách khác là đem lại Vượng khí cho cửa cái. Vượng khí cửa cái hướng bính do cát khí phương tốn hỗ trợ – nên nó thúc đẩy dương khí của hướng giao hợp với âm khí phương Tọa -> chuyển hóa âm dương tốt -> căn nhà cát là vậy; nếu nước ở phương tốn/Tỵ phóng đi là “nước phá Lâm quan”, tất phạm Hoàng tuyền. (Cát khí Lâm quan thoát đi cùng với vượng khí tại Bính, nên ngôi nhà mất sinh/vượng khí -> Hung hại -> Hoàng Tuyền).

* LẬP CỬA SUY HƯỚNG
+ Nếu lập cửa hướng TỐN là BỆNH hướng của MỘC cục thì TỬ thủy ở phương Bính (số TT 8) -> Phương Bính phải phóng thủy đi mới tốt, Nếu thủy lai tại phương Bính thì thủy sẽ đưa Tử khí ở phương Bính kết hợp với Bệnh khí tại cửa hướng Tốn vào nhà; làm cho nhà đầy suy khí & phương hướng của ngôi nhà toàn khí âm (/tử khí) (mà hướng cần phải có dương khí để kết hợp với âm khí phương tọa của căn nhà thì âm dương mới cân bằng và có chuyển hóa âm dương giữa sơn hướng -> mới có 1 căn nhà tốt) -> Âm dương tọa hướng không giao hợp được -> Phạm hoàng tuyền.

+ Nếu lập cửa hướng Ất là Mộ hướng của THỦY cục thì TUYỆT thủy ở phương tốn (số TT 10) -> Phương Tốn phải phóng thủy đi mới tốt, Nếu thủy lai tại phương tốn thì thủy sẽ đưa Tuyệt khí ở phương tốn kết hợp với mộ khí tại cửa hướng Ất vào nhà; làm cho nhà đầy suy khí & phương hướng của ngôi nhà toàn khí âm (mà hướng cần phải có dương khí để kết hợp với âm khí phương tọa của căn nhà thì âm dương mới cân bằng và có chuyển hóa âm dương giữa sơn hướng -> mới có 1 căn nhà tốt) -> Âm dương tọa hướng không giao hợp được -> Phạm hoàng tuyền.

TỨ LỘ và BÁT LỘ HOÀNG TUYỀN

Hoàng tuyền do Bát Can và Tứ Duy hợp thành.
Bát Can là Canh-Đinh; Ất-Bính; Giáp-Quý; Tân-Nhâm.

- Advertisement -

Tứ Duy là Khôn-Cấn-Tốn-Càn 4 phương vị này gọi là Tứ lộ Hoàng tuyền.

Hoàng tuyền sát tại 4 hướng xung quanh phương vị Bát Can gọi Bát lộ Hoàng tuyền.

1) Canh-Đinh Khôn thượng thị Hoàng tuyền.
– Âm-Dương trạch hướng Canh-Đinh. Khôn là phương vị Hoàng tuyền sát, kị nước thoát ra.

2) Khôn hướng Canh-Đinh bất khả ngôn.
– Âm-Dương trạch hướng Khôn. Canh -Đinh là phương vị Hàng tuyền sát, kị nước thoát ra.

3) Ất-Bính tu phòng Tốn thủy tiên.
– Âm-Dương trạch hướng Ất-Bính. Tốn là phương vị Hoàng tuyền sát, kị nước thoát ra.

4) Tốn hướng Ất-Bính họa diệc nhiên.
– Âm-Dương trạch hướng Tốn. Ất-Bính là phương vị Hoàng tuyền sát, kị nước thoát ra.

5) Giáp-Quý hướng trung ưu kiến Cấn.
– Âm-Dương trạch hướng Giáp-Quý. Cấn là phương vị Hoàng tuyền sát, kị nước thoát ra.

6) Cấn kiến Giáp-Quý hung bá niên.
– Âm-Dương trạch hướng Cấn. Giáp-Quý là phương vị Hoang tuyền sát, kị nước thoát ra.

7) Tân-Nhâm thủy lộ phạ đương Càn.
– Âm-Dương trạch hướng Tân-Nhâm. Càn là phương vị Hoàng tuyền sát, kị nước thoát ra.

8) Càn hướng Tân-Nhâm họa mạn thiên.
– Âm-Dương trạch hướng Càn. Tân-Nhâm là phương vị Hoàng tuyền sát, kị nươc thoát ra.

– Có người cho rằng Hoàng tuyền sát chỉ xấu với Khứ thủy (nước thoát ra), nhưng lại tốt với Lai thủy ( nước chảy đến ).
– Vì các phương Hoàng tuyền đều ở vị trí Lâm quan-Đế vượng. Vượng phương có Lai thủy sẽ là Vượng thủy, đương nhiên là tốt rồi!
– Thế nhưng không ít người cho rằng đã là sát thì bất kể Lai thủy hay Khứ thủy đều là hung vậy.
– Các loại sát trong phong thủy, không nhứt định phải có sát là ắt có họa.
– Sinh ra họa cần có các điều kiện phối hợp, đơn giản cần phải có Sát vị (vị trí sát); Sát vật ( sự vật sát ) cùng không gian, thời gian để xảy ra tai họa.
– Căn cứ theo bài viết trên, thì nhà nhà đều có hướng Hoàng tuyền sát.
– Mỗi một rãnh nước, góc nhà, góc tường, lầu gác, đà xiên đều là Sát vị hay Sát vật, đến lúc Đô thiên nhứt đáo thì mới đủ điều kiện xãy ra.

TỨ ĐẠI THỦY KHẨU

Gọi Tứ Đại Thủy Khẩu tức là 24 sơn chia thành 4 cục:

1) Thủy khẩu tại 6 sơn : Tân-Tuất-Càn-Hợi-Nhâm-Tí là Hỏa cục.
* Hỏa cục Trường sinh tại Dần. Đế vượng tại Ngọ. Mộ khố tại Tuất.
* Dần-Ngọ-Tuất : Sinh-Vượng-Mộ tam hợp thành Hỏa cục.

2) Thủy khẩu tại 6 sơn : Ất-Thìn-Tốn-Tỵ-Bính-Ngọ là Thủy cục.
* Thủy cục Trường sinh tại Thân. Đế vượng tại Tí. Mộ khố tại Thìn.
* Thân-Tí-Thìn : Sinh-Vượng-Mộ tam hợp thành Thủy cục.

3) Thủy khẩu tại 6 sơn : Quý-Sửu-Cấn-Dần-Giáp-Mẹo là Kim cục.
* Kim cục Trường sinh tại Tỵ. Đế vượng tại Dậu. Mộ khố tại Sửu.
* Tỵ-Dậu-Sửu : Sinh-Vượng-Mộ tam hợp thành Kim cục.

4) Thủy khẩu tại 6 sơn : Đinh-Mùi-Khôn-Thân-Canh-Dậu là Mộc cục.
* Mộc cục Trường sinh tại Hợi. Đế vượng tại Mẹo. Mộ khố tại Mùi.
* Hợi-Mẹo-Mùi : Sinh-Vượng-Mộ tam hợp thành Mộc cục.

HOÀNG TUYỀN KIẾT HUNG
(Dùng cho Âm-Dương trạch)

1)Canh-Đinh Khôn thượng thị Hoàng tuyền.

– Canh hướng Khôn lai Kiết. Khôn khứ Hung.
– Đinh hướng Khôn khứ Kiết. Khôn lai Hung.
– Xuất Thìn, Đinh lai Kiết.
– Xuất Đinh Khôn lai Hung.

- Advertisement -

2) Ất-Bính tu phòng Tốn thủy tiên.

– Bính hướng Tốn lai Kiết. Tốn khứ Hung.
– Ất hướng Tốn khứ Kiết. Tốn lai Hung.
– Xuất Sửu, Ất lai Kiết.
– Xuất Ất, Tốn lai Hung.

3) Giáp-Quý hướng trung ưu kiến Cấn.

– Giáp hướng Cấn lai Kiết. Cấn khứ Hung.
– Quý hướng Cấn khứ Kiết. Cấn lai Hung.
– Xuất Tuất, Quý lai Kiết.
– Xuất Quý, Cấn lai Hung.

4) Tân-Nhâm thủy lộ phạ đương Càn.

– Nhâm hướng Càn lai kiết. Càn khứ Hung.
– Tân hướng Càn khứ Kiết. Càn lai Hung.
– Xuất Mùi, Tân lai Kiết.
– Xuất Tân, Càn lai Hung.

– Đoạn này dùng 3 hướng Sinh-Vượng-Mộ để giải thích. Ngoài ra cần phải hiểu rõ ý nghĩa của Tứ đại thủy khẩu.
– Sau khi phân biệt được Tứ đại thủy khẩu, mới có thể sáng tỏ hoàn toàn nội dung của đề mục trên.

Vòng trường sinh:
Cách tính vòng trường sinh, khởi thuận hành:

– Tam hợp Kim cục (Sinh-Vượng-Mộ): Tốn/Tỵ – Canh/Dậu – Quý/Sửu
– Tam hợp Thủy /Thổ cục(Sinh-Vượng-Mộ): Canh/Thân – Nhâm/Tí – Ất/Thìn
– Tam hợp Mộc cục (Sinh-Vượng-Mộ): Càn/Hợi – Giáp/Mão – Đinh/Mùi
– Tam hợp Hỏa cục (Sinh-Vượng-Mộ): Cấn/Dần- Bính/Ngọ – Tân/Tuất

kết hợp Tam hợp 24 sơn & trường sinh: Mỗi giai đoạn của vòng trường sinh, có 2 sơn hướng, trọn vòng trường sinh (từ Trường sinh->Dưỡng) đủ 24 sơn hướng. Chỉ có 8 Thiên can, và tứ (4) duy là phạm hoàng tuyền, còn địa chi không phạm.
Theo LÝ-KHÍ của vòng trường sinh thì:

* GIÁP, CANH, NHÂM, BÍNH hợp với MÃO, DẬU, TÍ, NGỌ ở 4 PHƯƠNG CHÍNH tạo thành bốn phương vừa VƯỢNG (tại số 5 của bảng trên) vừa TỬ(số 8) cho 4 đại cục.

* ẤT, TÂN, QUÝ, ĐINH hợp với THÌN, TUẤT, SỬU, MÙI ở 4 PHƯƠNG BÀNG (tứ duy) tạo thành bốn phương vừa MỘ (số 9 trên bảng trên) vừa DƯỠNG (số 12) cho 4 đại cục.

* CÀN, KHÔN, TỐN, CẤN hợp với HỢI, THÂN, TỴ, DẦN ở 4 PHƯƠNG BÀNG (tứ duy) tạo thành bốn phương vừa SINH (số 1 trên bảng trên) vừa TUYỆT (số 10) cho 4 đại cục.
+ Dần, Thân, Tỵ, Hợi là tứ SINH; Tí, Ngọ, Mão, Dậu là tứ VƯỢNG & Thìn, tuất, Sửu, Mùi là tứ MỘ!.
+ Trong Phong thủy cho vòng trường sinh thì: Trường sinh, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng và Dưỡng có tính chất tốt đẹp/Cát.

- Advertisement -
Cùng chủ đề
- Advertisement -
- Advertisment -

Bài viết khác

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY