25 C
Hanoi
Thứ Bảy, 4 Tháng Năm, 2024
spot_img
Trang chủ Blog Trang 11

Lý giải mối Quan hệ bất biến giữa các quẻ – phần 6

0

Bát trạch chỉ có 8 sao ứng với 8 biến, Phụ Bật là sao ứng với biến Bất Biến (phục vị). Gọi là Phụ Bật vì chỉ có 8 sao, 1 trong số đó là Phụ Bật. Không nhầm sang hai sao Phụ và Bật của môn phái khác. Ngũ hành của mỗi sao trong bát trạch cũng khác với ngũ hành mỗi sao trong môn khác.

Phong Thủy Thăng Long

Hai quái gặp nhau, so sánh từng hào cùng vị trí (trên giữa dưới) để thu quẻ kết quả theo quy tắc, giống nhau (hoặc cùng đứt, hoặc cùng liền) hào kết quả là hào đứt, khác nhau (một hào đứt, một hào liền) hào kết quả là hào liền
[ (1)x(1) = (-1)x(-1) → (-1) ; (-1)x(1) = (1)x(-1) → (1) ] ; kết quả là,
So sánh quẻ trạch (hoặc mệnh) với quẻ biến, luôn thu được,

Họa
Hại
Thiên
Y
Tuyệt
Mạng
Lục
Sát
Sinh
Khí
Ngũ
Quỷ
Diên
Niên
Phục
Vị
Chấn |:: Đoài ||: Khảm :|: Li |:| Cấn ::| Tốn :|| Càn ||| Khôn :::

Đây (có thể) là lí do Bát trạch lấy biến hào của Khôn để định ngũ hành.

Khôn ::: (trạch) kết hợp với họa hại Chấn |:: được tốn :|| → chấn
Khôn ::: (trạch) kết hợp với thiên y Đoài ||: được cấn ::| → đoài
Khôn ::: (trạch) kết hợp với tuyệt mạng Khảm :|: được Li |:| → khảm
Khôn ::: (trạch) kết hợp với lục sát Li |:| được khảm :|: → li
Khôn ::: (trạch) kết hợp với sinh khí Cấn ::| được đoài ||: → cấn
Khôn ::: (trạch) kết hợp với ngũ quỷ Tốn :|| được chấn |:: → tốn
Khôn ::: (trạch) kết hợp với diên niên Càn ||| được khôn ::: → càn
Khôn ::: (trạch) kết hợp với phục vị Khôn ::: được càn ||| → khôn
Các trạch tốn li đoài cấn khảm chấn càn khi kết hợp với các biến bát trạch đều có kết quả như sau,
kết hợp với họa hại được tốn :|| → chấn
kết hợp với thiên y được cấn ::| → đoài
kết hợp với tuyệt mạng được Li |:| → khảm
kết hợp với lục sát được khảm :|: → li
kết hợp với sinh khí được đoài ||: → cấn
kết hợp với ngũ quỷ được chấn |:: → tốn
kết hợp với diên niên được khôn ::: → càn
kết hợp với phục vị được càn ||| → khôn
kết quả của kết hợp, giống nhau (hoặc cùng đứt, hoặc cùng liền) hào kết quả là hào ĐỨT; khác nhau (một hào đứt, một hào liền) hào kết quả là hào LIỀN;
nếu đổi chữ ĐỨT thành chữ liền, chữ LIỀN thành chữ ĐỨT, luôn thu được 8 biến quái của CÀN,
NÊN LÍ LUẬN THÌ CHẶT CHẼ THẬT NHƯNG lấy ngũ hành theo 8 biến của khôn hoàn toàn không đáng tin; VÌ TẠI SAO không lấy ngũ hành theo 8 biến của càn. TRẠCH NÀO PHẢI DÙNG QUÁI BIẾN CỦA CHÍNH TRẠCH ĐÓ MỚI CHÍNH XÁC.
Tìm theo đoạn trích dưới đây,

Ngủ Quỷ quẻ Tốn:
– Tốn + Khãm = Cấn Sinh Khí
– Tốn + Ly = Đoài Thiên Y
– Tốn + Chấn = Càn Diên Niên
– Tốn + Tốn = Khôn Phục Vị

Họa Hại quẻ Chấn:
– Chấn + Ly = Cấn Sinh Khí
– Chấn + Khãm = Đoài Thiên Y
– Chấn + Tốn = Càn Diên Niên
– Chấn + Chấn = Khôn Phục Vị

Lục Sát quẻ Ly:
– Ly + Chấn = Cấn Sinh Khí
– Ly + Tốn = Đoài Thiên Y
– Ly + Khãm = Càn Diên Niên
– Ly + Ly = Khôn Phục Vị

Lý giải mối Quan hệ bất biến giữa các quẻ – phần 5

0

Bát trạch xếp nhà kiêm hướng vào dạng nhà xấu.

càn tốn cấn li khôn chấn đoài khảm
Trạch Càn phục vị họa hại thiên y tuyệt mạng diên niên ngũ quỷ sinh khí lục sát
Trạch Đoài sinh khí lục sát diên niên ngũ quỷ thiên y tuyệt mạng phục vị họa hại
Trạch Chấn ngũ quỷ diên niên lục sát sinh khí họa hại phục vị tuyệt mạng thiên y
Trạch Li tuyệt mệnh thiên y họa hại phục vị lục sát sinh khí ngũ quỷ diên niên
Trạch Tốn họa hại phục vị tuyệt mạng thiên y ngũ quỷ diên niên lục sát sinh khí
Trạch Khảm lục sát sinh khí ngũ quỷ diên niên tuyệt mạng thiên y họa hại phục vị
Trạch Cấn thiên y tuyệt mạng phục vị họa hại sinh khí lục sát diên niên ngũ quỷ
Trạch Khôn diên niên ngũ quy sinh khí lục sát phục vị họa hại thiên y tuyệt mạng

Thiên y – Tuyệt mang, là cặp nam nữ kế ngôi, nhưng không phải cặp nam nữ kế ngôi nào cũng là thiên y tuyệt mạng, phải là càn tốn, cấn li, khôn chấn, đoài khảm.
4 cặp này chỉ có quan hệ tác động chuyển hóa khi là thiên y tuyệt mạng, mà không có quan hệ tác động chuyển hóa khi là phục vị họa hại, diên niên ngũ quỷ, sinh khí lục sát.
Khi luận mệnh người ta thay trạch bằng mệnh,
Như mệnh Càn ở trên, Càn là phục vị, Tốn là họa hại;
Cửa càn là cửa họa hại của tốn trạch Tốn.

Phục vị thuộc sao nào ?

Chỗ viết thế này
– Cung Phục vị (Fu Wei): (Thuộc sao Tả Phù, tốt) Đây là cung bình yên, trấn tĩnh. có lợi để bàn thờ. Vững cho chủ nhà, tình duyên nam nữ gắn bó, khả năng tài chính tốt, quan hệ cha mẹ vợ con tốt nhưng tình dục giảm sút. Nếu Phục vị ở khu vệ sinh, phòng kho …. thì gia chủ nóng nảy, luôn cảm thấy bất yên.
Nơi viết thế khác
Phụ Bật thuộc Thuỷ – Phục Vị
Càn với Càn
Đoài với Đoài
Ly với Ly
Chấn với Chấn
Tốn với Tốn
Khảm với Khảm
Cấn với Cấn
Khôn với Khôn
Tốt chủ yên ổn, an khang thịnh vượng

Họa
Hại
Thiên
Y
Tuyệt
Mạng
Lục
Sát
Sinh
Khí
Ngũ
Quỷ
Diên
Niên
Phục
Vị
Biến hào dưới giữa dưới cả 3 dưới giữa dưới cả 3
Khôn Chấn Đoài Khảm Li Cấn Tốn Càn Khôn
Tốn Càn Li Cấn Đoài Khảm Khôn Chấn Tốn
Li Cấn Tốn Càn Khôn Chấn Đoài Khảm Li
Đoài Khảm Khôn Chấn Tốn Càn Li Cấn Đoài
Cấn Li Càn Tốn Chấn Khôn Khảm Đoài Cấn
Khảm Đoài Chấn Khôn Càn Tốn Cấn Li Khảm
Chấn Khôn Khảm Đoài Cấn Li Càn Tốn Chấn
càn tốn cấn li khảm đoài chấn khôn Càn
Lộc
Tồn
Cự
Môn
Phá
Quân
Văn
Khúc
Tham
Lang
Liêm
Trinh

Khúc
Phụ
Bật
3 2 7 4 1 5 6 8

Bát trạch lấy biến hào của Khôn để định ngũ hành (tại sao là Khôn, vì đem bát quái tiên thiên chồng lên lạc thư thì khôn là 1).
Bát trạch phối bát tinh định ngũ hành bát tinh, tại sao liêm trinh là hỏa.

Vũ khúc kim 6 Phá quân kim 7 Phụ Bật mộc 8
Liêm trinh Hỏa 5 Văn khúc thủy 4
Tham lang mộc 1 Cự môn thổ 2 Lộc tồn thổ 3

Tả Phụ Hữu Bật hợp thành Phụ Bật mộc; gọi là Tả phụ cũng được.
Phục vị theo Khôn – phục vị là thổ, Phục vị theo Phụ Bật – phục vị là mộc.
[lấy ngũ hành theo 8 biến của khôn hoàn toàn không đáng tin; ngũ hành 8 tinh để xác định năm ứng nghiệm chưa biết có đáng tin không]

Lý giải mối Quan hệ bất biến giữa các quẻ – phần 4

0
Phong Thủy Thăng Long

 

Hậu thiên, lão dương 9, lão âm 1, hợp 10, trưởng nam 8, trưởng nữ 2 hợp 10, thứ nam 7, thứ nữ 3 hợp 10, thiếu nam 6, thiếu nữ 4 hợp 10 nhưng vì không giải thích được tại sao càn và tam nam là 9 8 7 6, khôn và tam nữ là 1 2 3 4 nên đem lạc thư ghép với tiên thiên để ra số này.
Thực ra tính chất âm hay dương của mỗi quái quyết định số này, đấy là 1 trong các cách ghép số cho từng quái phù hợp cả bát quái tiên thiên và bát quái hâu thiên.
càn 4 chấn 3 khảm 2 cấn 1 (càn ngôi thứ 4, khôn giao hào 1 với càn được chấn ở ngôi 3, khôn giao hào 2 với càn được khảm ở ngôi 2, khôn giao hào 3 với càn được cấn ở ngôi 1),
khôn -4 tốn -3 li -2 đoài -1 (khôn ngôi thứ 4, càn giao hào 1 với khôn được tốn ở ngôi 3, càn giao hào 2 với khôn được li ở ngôi 2, càn giao hào 3 với khôn được đoài ở ngôi 1),
xong người xưa dùng tư duy thêm bớt rất hay, chứ không dùng số âm,
9 càn [6 thêm 3] … [4 bớt 2] tốn 2
4 đoài [6 bớt 2] … [4 thêm 3] khảm 7
3 li [5 bớt 2] … [3 thêm 3] cấn 6
8 chấn [5 thêm 3] … [3 bớt 2] khôn 1
quái dương dùng số thêm vào, quái âm dùng số bớt đi, thay vào bát quái tiên và hậu thiên có,
hậu thiên,
tốn 2 — li 3 — khôn 1
chấn 8 — x — đoài 4
cấn 6 — khảm 7 — càn 9
tiên thiên,
đoài 4 — càn 9 — tốn 2
li 3 —– -x- —– khảm 7
chấn 8 — khôn 1 — cấn 6
bát trạch phổ thông gọi là bát trạch hậu thiên vì hoàn toàn dùng sắp xếp 8 quái hậu thiên, dùng 8 phép biến hào để định cát hung, lấy số ở trên ghép cặp hà đồ chỉ thấy được đông tứ và tây tứ, không chỉ ra được tuyệt mạng, ngũ quỷ,…
nên cũng lại về với câu hỏi vì sao sinh khí quý đầu bảng, nếu dùng hà đồ để nói được đầy đủ về bát trạch hậu thiên thì mới đúng là nó theo nguyên lí hà đồ.

Mọi người hãy phân tích cụ thể trường hợp này

 

 

Lý giải mối Quan hệ bất biến giữa các quẻ – phần 3

0
Phong Thủy Thăng Long

 

Lý luận căn bản của nó là lấy Dịch Lý Tiên Thiên Hà Đồ làm lý luận căn bản, lấy phương vị Hậu Thiên Bát Quái làm ứng dụng.
Bát Trạch được trong dân gian ứng dụng rất nhiều, nó phân ra làm hai loại trạch ( Nhà hoặc Mồ mả) : Đông tứ trạch và Tây tứ trạch rồi phối theo người mà phán định tốt xấu. Càn Khôn Cấn Đoài là Tây tứ trạch, Khảm Ly Chấn Tốn là Đông tứ trạch. Tọa sơn lập hướng là Tây tứ trạch thì dùng bốn phương vị Tây làm cát để kê đặt bếp, mở cửa, dùng cho người ở, còn bốn phương vị Đông thì là hung, không thể mở cửa, làm bếp, người ở càng không nên. Đông tứ trạch cũng suy như thế.
Cần nhắc lại một lần nữa nguyên tắc chủ yếu là lấy phương vị hậu thiên bát quái để đoán định, tuy nhiên thực tế là Lý Luận Bát Trạch lại xuất phát từ Tiên Thiên Bát Quái. Nó dựa trên quy luật của sự âm dương phối hợp, giao cấu, sinh thành.

1. Sự phối hợp của Đông, Tây tứ trạch phù hợp với quy luật tương sinh của Ngũ Hành :
Theo Bát Quái Tiên Thiên phối hợp với lạc thư ta sẽ thấy :
Tây tứ trạch Càn Khôn Cấn Đoài trong Lạc thư có số là : 9, 1, 6, 4
Đông tứ trạch Khảm Ly Chấn Tốn trong Lạc Thư có số là : 7, 3, 8, 2
Ngũ Hành tiên thiên vốn là :
1 – 6 là thủy ở phương Bắc; 4 – 9 là Kim ở phương Tây.
2 – 7 là hỏa ở phương Nam; 3 – 8 là Mộc ở phương Đông.
1 – 6 – 4 – 9 tổ hợp thành Kim Thủy tương sinh .
2 – 7 – 3 – 8 tổ hợp thành Mộc Hỏa tương sinh.
Bởi thế Tây tứ trạch là các cục Kim Thủy tương sinh; Đông tứ trạch là các Cục Mộc hỏa tương sinh.

2. Sự phối hợp bốn trạch Đông hoặc Tây phù hợp quy luật hợp ngũ , hợp thập, sinh thành của Hà Lạc:
Tây Tứ Trạch ( Càn Khôn Cấn Đoài ) :
Càn 9 với Đoài 4 , Khôn 1 với Cấn 6 tức là 1 – 6 , 4 – 9 sinh thành Cục của Hà Đồ.
Càn 9 với Khôn 1 , Đoài 4 với Cấn 6 tức là hợp lại thành 10. ( 10 tức là một mang ý nghĩa quay về với Đạo )
Càn 9 với Cấn 6 , Khôn 1 với Đoài 4 là hợp thành 15, hợp thành 5 tức là Lạc Thư âm dương giao cấu Cục.
Đông Tứ Trạch ( Ly Khảm Chấn Tốn ) :
Khảm 7 với Tốn 2 , Ly 3 với Chấn 8 tức là 2 – 7 , 3 – 8 Hà Đồ sinh thành Cục.
Khảm 7 với Ly 3 , Chấn 8 với Tốn 2 , hợp lại thành 10 đối đãi, Thủy Hỏa tương xạ, Lôi Phong tương bạc Cục.
Khảm 7 với Chấn 8 , Ly 3 với Tốn 2 , hợp lại thành 15 , 5 tức là Lạc Thư âm dương giao cấu Cục.

3. Đông Tây Trạch phù hợp quy luật Âm Dương tương phối :
Theo Tiên Thiên Bát Quái có thể thấy :
Càn Đoài là lão Dương; Khôn Cấn là lão Âm.
Tốn Khảm là thiếu Dương; Chấn Ly là thiếu Âm.
Tây tứ trạch Càn Khôn Cấn Đoài là lão Dương phối lão Âm.
Đông tứ trạch Ly Khảm Chấn tốn là thiếu Dương phối thiếu Âm.
Phù hợp quy luật “Lão phối lão , thiếu phối thiếu, âm dương tương phối là ý tốt”
Tổng hợp lại các diều phân tích ở trên chúng ta có thể thấy Bát Trạch phái lý luận xuất phát từ Tiên Thiên Hà Đồ Bát Quái, nhưng ứng dụng vào phương vị Hậu thiên bát quái. Nó rất có Dịch lý!

Thái dương càn 9 bớt 5 đoài 4, Thiếu âm chấn 8 bớt 5 li 3,
Thái âm Khôn 1 thêm 5 cấn 6, thiếu dương tốn 2 thêm 5 khảm 7

Cuối cùng lại dùng chỗ này.
Ngũ hành thì theo số lạc thư ghép với ngũ hành của hà đồ.

TIÊN THIÊN QUÁI KHÔNG CÓ PHƯƠNG VỊ !

Lý giải mối Quan hệ bất biến giữa các quẻ – phần 2

0
Phong Thủy Thăng Long

tiên thiên càn khôn giao nhau hình thành 6 quái còn lại,
tiên thên khảm li giao nhau hình thành 6 quái còn lại,
càn khôn giao nhau hào trên hình thành đoài cấn,
khảm li giao nhau hào trên hình thành tốn chấn, nên tiên thiên
càn đoài cấn khôn một hội, li chấn tốn khảm một hội.
NẾU bát quái tiên thiên phân đông tây nam bắc CỐ ĐỊNH THÌ,
4 hướng nam, bắc, đông nam, tây bắc cùng một hội, [KHÔNG ĐÚNG]
4 hướng tây, đông, tây nam, đông bắc cùng một hội. [KHÔNG ĐÚNG]
XONG thực chất mỗi vận tám quái khí tiên thiên lưu hành đến các phương khác nhau,
TÓM TẮT như sau,
các vận 1 6 4 9 KHẢM TỐN CHẤN LI lưu hành đến 4 hướng tây, đông, tây nam, đông bắc,
các vận 2 7 3 8 KHẢM TỐN CHẤN LI lưu hành đến 4 hướng nam, bắc, đông nam, tây bắc.

QUÁI hậu thiên → Li Tốn Chấn Cấn Khôn Đoài Càn Khảm
Vận 1 KHÔN CẤN KHẢM TỐN CHẤN LI ĐOÀI CÀN
Vận 2 TỐN KHẢM CẤN KHÔN CÀN ĐOÀI LI CHẤN
Vận 3 LI CHẤN CÀN ĐOÀI CẤN KHÔN TỐN KHẢM
Vận 4 ĐOÀI CÀN CHẤN LI KHẢM TỐN KHÔN CẤN
Vận 6 CẤN KHÔN TỐN KHẢM LI CHẤN CÀN ĐOÀI
Vận 7 KHẢM TỐN KHÔN CẤN ĐOÀI CÀN CHẤN LI
Vận 8 CHẤN LI ĐOÀI CÀN KHÔN CẤN KHẢM TỐN
Vận 9 CÀN ĐOÀI LI CHẤN TỐN KHẢM CẤN KHÔN

 

 

nói khí của quái nào lưu hành ở hướng nào chính là thứ anh hỏi có tồn tại Bát trạch Tiên thiên không,
TÓM TẮT như sau,
các vận 1 6 4 9 KHẢM TỐN CHẤN LI lưu hành đến 4 hướng tây, đông, tây nam, đông bắc,
các vận 2 7 3 8 KHẢM TỐN CHẤN LI lưu hành đến 4 hướng nam, bắc, đông nam, tây bắc.

nói về bát trạch thông thường, trước hết phải làm sang tỏ, vì sao trưởng và thứ là ĐÔNG, lão và thiếu là TÂY?
bát trạch thông thường có tính đến yếu tố thời gian,
mộc thì sẩy ra vào năm giáp ất hợi mão mùi, kim thì sẩy ra vào năm canh tân tỵ dậu sửu, thổ thì sẩy ra vào năm mậu kỉ thìn tuất sửu mùi, thủy thì sẩy ra vào năm nhâm quý thân tí thìn, hỏa sẩy ra vào năm dần ngọ tuất,

ngũ hành của “sinh khí” là cấn thổ [tham lang mộc], “phục vị” là khôn thổ [tả phụ mộc], “diên niên” là càn kim [vũ khúc kim], “thiên y” là đoài kim [cự môn thổ], “ngũ quỷ” là tốn mộc [liêm trinh hỏa], “lục sát” là li hỏa [văn khúc thủy], “họa hại” là chấn mộc [lộc tồn thổ], “tuyệt mệnh” là khảm thủy [phá quân kim].

kết hợp phi tinh “tử bạch”, như “nhị hắc đáo phục vị táo”.

Rồi dùng “tử bạch” xem hôn nhân. Và dùng cả 8 quái để xem hôn nhân. Nhưng khác với 8 quái bát trạch phổ thông.

 

Lý giải mối Quan hệ bất biến giữa các quẻ

0
Phong Thủy Thăng Long

 

Nguyên tắc Biến quẻ
Quan hệ bất biến của các quẻ xưa nay được trình bày theo quy tắc :
– Nhất biến vi thượng ..=> Sinh khí
– Nhị biến trung……… => Ngũ quỷ
– Tam biến hạ……….. => Diên niên
– Tứ biến trung……… =>Tiểu sát
– Ngũ biến thượng …..=> Họa hại
– Lục biến trung ………=> Thiên y
– Thất biến hạ ………..=> Tuyệt mệnh
– Bát biến trung………=> Phục vị
( Ta phải hiểu nhất , nhị , tam …….. thất , bát là thứ tự lần biến )
Ví dụ quẻ Càn : Càn biến hào thượng thành Đoài biến hào giữa thành Chấn biến hào hạ thành Khôn biến hào giữa lần thứ hai thành Khảm biến hào thượng lần thứ hai thành Tốn biến hào giữa lần 3 thành Cấn biến hào hạ lần hai Ly biến hào giữa lần thứ 4 quay về Càn )
– Nhất biến vi thượng -> Sinh khí : nghĩa là hào thượng của quẻ càn từ Dương thành Âm được quẻ Đoài và quan hệ Càn – Đoài là quan hệ Sinh khí vì Càn Kim lại biến thành Đoài Kim là được tăng thêm sinh lực
– Nhị biến trung -> Ngũ quỷ : Đoài biến hào giữa thành Chấn ,quan hệ Càn Kim – Chấn Mộc
……………………………………
Từ cách suy diễn như trên có thể tổng hợp :
• Quan hệ Sinh khí : Càn <-> Đoài , Chấn <-> Ly , Tốn <->Khảm , Cấn <->Khôn
• Quan hệ Ngũ Quỷ : Càn <-> Chấn , Đoài <-> Ly , Tốn <->Khôn ,Khảm <->Cấn
• Quan hệ Diên niên : Càn <->Khôn , Đoài <-> Cấn , Ly <->Khảm , Chấn <->Tốn
• Quan hệ lục sát : Càn <-> Khảm , Đoài <-> Tốn , Ly <-> Khôn , Chấn <-> Cấn
• Quan hệ Họa hại : Càn <-> Tốn , Đoài <-> Khảm , Ly <-> Cấn , Chấn <-> Khôn
• Quan hệ Thiên y : Càn <-> Cấn , Đoài <-> Khôn , Ly <-> Tốn , Chấn <-> Khảm
• Quan hệ Tuyệt Mệnh : Càn <-> Ly , Đoài <-> Chấn , Tốn <-> Cấn , Khảm <-> Khôn
• Quan hệ Phục vị : Càn <-> Càn , Đoài <-> Đoài , Ly <-> Ly , Chấn <-> Chấn , Tốn <-> Tốn , Khảm <-> Khảm , Cấn <-> Cấn , Khôn <-> Khôn
Nhìn vào phù hiệu các quẻ đơn – Dễ ràng sắp xếp chúng thành quy tắc biến đổi liên tiếp dù bắt đầu từ quẻ nào .
Nguyên lý Quẻ phối quẻ
1 là Càn, 2 là Đoài, 3 là Ly, 4 là Chấn, 5 là Tốn, 6 là Khảm, 7 là Cấn, 8 là Khôn.
:Trong 1 nhóm quẻ, nếu lấy quẻ thượng phối với quẻ hạ ta thấy kết quả phối hợp này trong một nhóm quẻ xếp lần lượt theo thứ tự cố định sau:
Phuc vị, Hoạ hại, Thiên y, Diên niên, Ngũ quỷ, Sinh khí, Lục sát (Du hồn), Tuyệt mạng (Quy hồn). (Nhớ được thứ tự này thì việc tìm bản quẻ, hào thế – ứng của quẻ kép sẽ rất đơn giản).
Cũng theo trình tự này thì vị trí của hào thế lần lượt là 6, 1, 2, 3, 4, 5, 4, 3.
(Phục vị: quẻ thượng phối với quẻ hạ là Phục vị. Hoạ hại: quẻ thượng phối với quẻ hạ là Hoạ hại…
Ví dụ Càn phối với Tốn là hoạ hại).
VỊ TRÍ CỦA THẾ – ỨNG
* Hai quẻ Thượng, Hạ kết hợp thành Phục vị (Quái thần): Thế ở hào 6, ứng hào 3.
* Hai quẻ Thượng, Hạ kết hợp thành Hoạ hại: Thế ở hào 1, ứng hào 5.
* Hai quẻ Thượng, Hạ kết hợp thành Diên niên, Tuyệt mạng : Thế ở hào 3, ứng hào 6.
* Hai quẻ Thượng, Hạ kết hợp thành Ngũ quỷ, Luc sát: Thế ở hào 4, ứng hào 2.
CÁCH TÌM BẢN QUÁI:
* Nếu lấy quẻ thượng phối với quẻ hạ kết quả phối hợp là Phục vị, Hoạ hại, Thiên y, Diên niên (Bốn vị trí đầu trong nhóm quẻ) bản quái của quẻ kép chính là quẻ thượng.
(Ví dụ quẻ kép Phong Thiên Tiểu súc, quẻ thượng là Tốn , quẻ hạ là Càn , Càn phối Tốn là Hoạ hại – vậy bản quái của quẻ Tiểu súc là quẻ thượng – tức là Tốn).
* Nếu lấy quẻ thượng phối với quẻ hạ kết qủa phối hợp là Ngũ quỷ thì bản quái của quẻ kép là quẻ thượng biến hào 1 (Hoạ hại)
(VD: quẻ kép Thiên Phong Cấu ở nhóm quẻ Càn, vì quẻ thượng Tốn
-biến hào 1 ra Càn (Tốn phối Càn ra Hoạ hại).
* Nếu lấy quẻ thượng phối với quẻ hạ kết quả phối hơp là Sinh khí thì bản quái của quẻ kép chính là quẻ thượng biến hào 1 và 2(Thiên y).
(VD: quẻ kép Địa Sơn khiêm ở nhóm quẻ Đoài , vì quẻ thượng Khôn
biến hào 1, 2 ra Đoài (Khôn phối Đoài ra Thiên y).
* Nếu lấy quẻ thượng phối với quẻ hạ kết quả phối hợp là Lục sát và Tuyệt Mạng (Hai vị trí cuối cùng trong nhóm quẻ) thì bản quái của quẻ kép chính là quẻ thượng biến hào 2 (Tuyệt mạng).
(Ví dụ: quẻ kép Thuỷ Thiên Nhu ( ở nhóm quẻ Khôn , vì quẻ thượng Khảm biến hào 2 thành Khôn (Khảm phối với Khôn ra Tuyệt mạng).
Về cơ bản có hai phương pháp như vậy
1 , Phương pháp Biến quẻ
2 , Phương pháp phối quẻ
Hai phương pháp như đã trình bày ở trên vấn đề đặt ra là giải thích tại sao ?

Trái Trái Phải Phải
lão Trưởng Thứ thiếu
Dương Trên càn Chấn Khảm cấn
Âm Dưới khôn Tốn Li đoài

lão và thiếu hậu thiên, nhóm 1;
Trưởng và Thứ hậu thiên, nhóm 2.
Cùng nhóm, cùng trên là THIÊN Y, cùng dưới là THIÊN Y,
Cùng nhóm, 1 trên 1 dưới cùng bên là DIÊN NIÊN, khác bên là SINH KHÍ,
Bát trạch này là BÁT TRẠCH LÀ HẬU THIÊN, vì sao trưởng và thứ là ĐÔNG, lão và thiếu là TÂY?
Vì sao SINH KHÍ quý đầu bảng?

CÁC BỘ SÁCH KINH ĐIỂN TRONG PHONG THỦY

0
CÁC BỘ SÁCH KINH ĐIỂN TRONG PHONG THỦY
Phong Thủy Thăng Long

1. “Trạch Kinh”: một tập đại thành tư liệu còn lại

Qua tư liệu, ta thấy có nhiều người biên soạn Trạch Kinh, như Hoàng đế trạch kinh, Văn Vương trạch kinh, Khổng Tử trạch kinh, Huyền Nữ trạch kinh, Tư Mã Thiên Sư trạch kinh, Hoài Nam Tử trạch kinh, Vương Vi trạch kinh, Tư Tối trạch kinh, Lưu Tấn Bình trạch kinh, Trương Tử Hàn trạch kinh, Lý Thuần Phong trạch kinh, Lã Tài trạch kinh. Ngoài ra còn có địa điển, tam nguyên, thiên lão, bát quái, ngũ triệu, huyền ngộ, lục thập tứ quái, hữu bàn long, phi âm loạn phục, đều xưng là TRẠCH KINH và đều đã thất truyền.

Ở đây xin giới thiệu một bộ Trạch Kinh, tên cũ là Hoàng Đế Trạch Kinh. Bộ này có nhiều bản, như “Đạo tàng – Đông chân bộ chúng thuật loại”, “Tiểu thập tam kinh”, “Di môn quảng độc – Tạp chiêm, “Tân đãi bí thư” tập 4, “Sùng văn thư cục hội khắc thư”, “Đạo tàng cử yếu”, “Tứ khố toàn thư – Tí bộ thuật số loại”, “Học tân thảo nguyên” tập 9, “Cư gia tất bị – Xu tỵ”, “Thuyết phù”… đều có Trạch Kinh, nói rõ đây là bộ sách quan trọng về Tướng Địa, một văn hiến lưu hành rộng rãi.

Tác giả sách này xưa nay chưa được khảo cứu. Có người cho rằng, tác giả là Hoàng Đế, mà không biết rằng thời Hoàng Đế chưa có chữ viết, thì làm sao so sánh? Xưa nay có nhiều tác giả mượn danh Hoàng Đế, như “Hoàng Đế nội kinh tố vấn”, là muốn nói rằng “nguồn gốc từ xa xưa” để đề cao địa vị của họ. Kỳ thực, nội dung như sách này bộ lộ nhiều chỗ sơ hở, tòi ra họ mượn nội dung về Trạch Kinh của Lý Thuần Phong, Lã Tài v.v…, không khảo mà xưng rằng đây là tác phẩm đời Đường hoặc sau Đường. Trong cựu “Đường thư – Kinh dịch chí” có “Ngũ tính trạch kinh” 2 quyển; “Tổng sử – Nghệ văn chí” có “Tướng trạch kinh” 1 quyển, “Trạch thể kinh” 1 quyển, có lẽ thuộc loại này.

Mở đầu sách nhấn mạnh tầm quan trọng của TRẠCH (nhà ở): “Trạch là bản lề giữa âm với dương, là dáng vẻ nhân luân của con người. Không có nhà để bái vật minh hiền, thì không thể giác ngộ được cái đạo… Trong chuyện cư trú, không ai là không cần nhà, tuy to nhỏ không như nhau, âm dương có khác biệt. Ngay cả những người cùng một ngôi nhà, cũng có thiện ác, người to nói lớn, người nhỏ bàn nhỏ, phạm thì tai họa, trấn thì họa yên, cũng như con bệnh uống thuốc vậy. Vì vậy, nhà là cái gốc của người. Coi trạch là nhà, ở yên thì gia đình hưng thịnh, nếu không thì gia đình suy thoái. Phần mộ, xuyên cương cũng vậy. Thuyết này đúng với tất cả, từ trên là quân quốc, thứ đến châu quận huyện đốc, dưới đến thôn xóm, rồi đến vùng cao, nhứng nơi có người ở”.

Làm sao chọn được ngôi nhà chủ điều lành? Sách này cho rằng, sách viết về nhà ở rất nhiều trong thiên hạ. Những sách đó đều tự cho mình là bí ẩn một cách kỳ diệu, rồi thì chê bai lẫn nhau, kỳ thực chỉ là đại đồng tiểu dị. Mọi người tin phong thủy, nghiên cứu “Ngũ tính bát trạch”, “Hoàng đạo bạch phương” mà quên bẵng cái lý của “âm – dương”. “Âm là mẹ đẻ ra sinh hóa vật tình. Dương là cha của sinh hóa vật tình, là tổ của trời đất, là đấng chí tôn của sinh sôi, thuận thì hanh thông, nghịch thì trái lại”. Do vậy, sách này lấy âm dương là rường cột, “thu nhặt những bí ẩn mà linh nghiệm chia thành 24 lộ, bát quái, cửu cung, mà phối với phương vị nam nữ, làm nhà ở nơi giao tiếp giữa âm dương, mà tìm tòi không nghỉ”.

Sách này lấy thiên can, địa chi phối hợp với Càn Cấn Khôn Tốn trong bát quái, hợp thành 24 lộ, lần lượt hình thành dương trạch đồ và âm trạch đồ. Trên đồ hình đó, lấy phương vị Càn Khảm Cấn Chấn và Thìn là dương, Tốn Ly Khôn Đoài là âm. Dương lấy Hợi làm đầu, lấy Tỵ làm cuối. Âm lấy Tỵ làm đầu, lấy Hợi làm cuối. Tất cả các phương vị đều liên quan đến cát hung, hoặc là đại họa, hoặc là đại phúc, thuận thì thịnh, nghịch thì vong. Nghe nói toàn bộ lăng mộ nhà Thanh đều căn cứ vào 24 sơn hướng, dùng la bàn mà xác định cát địa, gọi là điểm huyệt. Điểm được huyệt, mới khởi công xây dựng.

Sách này trình bày rất toàn diện về nhà ở. “Lấy hình thế làm thân thể, lấy sông suối làm huyết mạch, lấy đất đai làm da thịt, lấy cây cỏ làm lông tóc, lấy nhà làm quần áo, lấy cửa giả làm mũ, đai” nếu được đúng như vậy, thì sự nghiêm mà nhã, là đất thượng cát (rất tốt).

Sách này còn trình bày rất cụ thể về âm trạch đồ và dương trạch đồ, để hướng dẫn mọi người chọn đất. Những điều trình bày đều duy tâm, không có căn cứ thực tế, không đủ tin cậy.

Sách này trình bày lớp láng rất chặt chẽ, viện dẫn “Trạch cựu kinh” và “Tam huyền trạch kinh”. Vậy là một tập đại thành của các kinh, do đó mới lưu truyền đến bây giờ.

(Theo “Đại điển tích văn hóa Trung Hoa – tập Bí ẩn của Phong thủy”)

 

2. Táng Kinh: một tác phẩm nửa thật nửa giả

Thanh Ô Tử là người như thế nào? Nửa người nửa thần. “Bão Phác Tử – Cựu ngôn” viết: “Lại nói các đệ tử của Bành Tổ, ông Thanh Y Ô, ông Hắc Huyệt, ông Tú Mi… bảy tám người đều sống đến mấy trăm tuổi ở đời Ân rồi đều quy Tiên”. “Chân cáo chân mệnh thụ” chép: “Xưa, ông Thanh Ô được thầy giỏi dạy dỗ, nghiên cứu về kiếp tiên, vào núi Hoa Âm học đạo, tích lũy kiến thức trong bốn trăm bảy mươi mốt năm, 12 lần thi thì 3 lần không đạt. Sau được thăng làm Thái Cựu. Thái Cựu đạo nhân có 3 lần thi không đỗ, chỉ là người tiên, không được làm chân nhân. Nói vậy là ý gì?”. Vậy là coi Thanh Ô Tử là tiên cùng loại với Bành Tổ?

Thanh Ô Tử lưu dấu chân ở các nơi. Đàm Diêu đời Tống trong “Gia Thái Ngô Hưng chí” quyển 4, chép: “Trường Hưng Ô xem núi ở bắc huyện năm mươi dặm, cao bốn trăm thước”, “Sơn hư danh” chép: “xưa có Thanh Ô Tử chiêm vọng núi này, nói rằng núi này có thể lánh nạn và đường đạo, người lánh đời có thể đến ở, do đó mà có tên”.

Cái tên Thanh Ô Tử xuất hiện lần đầu ở sách nào? “Tứ khố toàn thư tổng mục” viết: “Muốn khảo cứu Thanh Ô Tử thì viết ở Tấn Thư – Quách Phác truyện”. Nhưng Tấn Thư – Quách Phác truyện chỉnh lý ở đời Đường thì không có tên Thanh Ô Tử. Trong lịch sử có 18 “Tấn Thư”, ngày nay còn lại một số, theo khảo cứu của Dư Gia Tích thì không một “Tấn Thư” nào ghi chép về Thanh Ô Tử. Rà soát lại văn bản, thấy tên Thanh Ô Tử đã xuất hiện từ đời Hán. “Quảng Vận” 15 chữ “Thanh” dẫn Đông Hán ứng Thiệu Phong tục thông”, viết: “Không có Thanh Ô Tử giỏi về mồ mả”.

Nhưng trước đời Đường quả có sách “Thanh Ô Tử”. “Thế thuyết Tân ngữ – Thuật giải thiên”, Lưu Hiếu Tiêu (Lương) chú giải có dẫn “Thanh Ô Tử tướng chủng thư” nói rằng: “táng ở sừng rồng thì phú quý bột phát, sau đó không còn bát ăn”. Ngu Thế Nam (cuối Tùy đầu Đường) tại “Bắc thường như sao” quyển 146, dẫn “Thanh Ô Tử táng thư” nói: “Ngày mở huyệt, thường cúng tổ công bằng cá rán”. Âu Dương Tuần (Đường) tại “Nghệ văn loại tụ” dẫn “Tướng trùng thư” viết: “Thanh Ô Tử” nói rằng nếu táng ở núi có hình trăng khuyết hoặc như con đò thì phú quý; táng ở núi có hình mào gà thì tuyệt diệt; táng ở núi trùng điệp, dáng như chiêng thì thì giầu đến liên châu hai nghìn thạch”. Lý Thiện (Đường) chú “Văn tuyển” quyển 23 “Lưu Lăng Vương mộ hạ tác” dẫn “Thanh Ô Tử” viết: “Thiên tử táng ở núi cao, chư hầu táng ở chỗ đồi gò liền nhau”. Những điều trên đây chứng tỏ “Thanh Ô Tử” lưu hành rộng rãi.

Trong mục lục văn hiến, “Cựu Đường thư – Kinh tịch chí”, “Tân Đường thư – Nghệ văn chí” đều chép “Thanh Ô Tử” ba quyển, không ghi tên người soạn. Nhưng “Tống sử – Nghệ văn chí”, “Sùng văn tổng mục” không thấy đưa sách này vào, do sơ suất hay là do “Thanh Ô Tử” đã thất truyền? Đây là vấn đề các nhà học thuật phải làm rõ. Hiện nay, tại “Tiểu thập tam kinh”, “Học tân thảo nguyên”, “Nhị thập nhị tử toàn thư”, đều có một quyển “Thanh Ô tiên sinh táng kinh”, đề Thanh Ô Tử đời Hán soạn thảo, thừa tướng Đại Kim Ô Khâm Trắc chú giải. Quyển “Thanh Ô tiên sinh táng kinh” có nhiều điểm đáng ngờ: Rất nhiều câu của “Thanh Ô Tử” được trích dẫn trong các sách đời Đường hoặc trước đời Đường, nay sao không thấy? Vì sao các mục lục đời Tống không chép Thanh Ô Tử. Vì sao bản sách này có rất nhiều nội dung trong “Táng thư” của Quách Phác? Thừa tướng Đại Kim Ô Khâm Trắc là ai? Vì sao trong “Kim sử” không thấy tên ông này? Ông thừa tướng “trên trời rơi xuống” này sao lại chú thích sách này? Có thể thấy sách này là sách giả mạo sau đời Tống.

Sách này còn có tên “Thanh Ô tiên sinh táng kinh”, trước đó đã có lời tựa tên là Thừa tướng Đại Kim Ô Khâm Trắc. Ô Khâm Trắc là ai? Vì sao lại phải giả làm tên ông này để đề tựa? Nhất thời chưa thể làm rõ. Nội dung bài tựa có thể chia làm hai phần: một là khảo chứng Thanh Ô, viết “Tiên sinh là người thời Hán, tinh thông thuật âm dương địa lý, mà sử không chép tên. “Táng thư” của họ Quách đời Tấn dẫn Kinh chính là kinh của ông”. Hai là đánh giá về sách, viết: “Lời của Tiên sinh giản dị và nghiêm túc, ngắn gọn mà đắt, trở thành lối văn về âm dương cho hậu thế”.

Sách này cứ bốn chữ là một câu, không chia thiên chia quyển, nội dung được đề cập gồm: Bàn Cổ hỗn mang, đọng kết sông núi, đất phúc hậu, núi ngưng nước lắng, mạch gặp nước dừng, những huyệt khả úy, quỷ thần và người, huyệt tốt mà ấm, quý khí tương tư (bổ trợ cho nhau), ngoại cầu (tìm kiếm) nội mị (tìm kiếm), thế dừng hình ngang, núi theo dòng chảy, trăm sông đổ về một mối, an chỉ xa xăm, hướng định âm dương, chủ lập bần tiện, đất phát công hầu, đất phát tể tướng, đất phát ngoại đài, đất phát phú quý, đất phát về văn, đất phát đại phú, đất bần tiện, chôn trộm, huyệt cát, hung táng, phong thủy tự thành (vốn có).

Qua trích yếu trên đây, ta thấy các lý luận mà các thầy phong thủy đời sau thường rêu rao, về cơ bản đã có ở sách này. Như nói về điểm huyệt, sách này viết: “Huyệt mà không thuận, xương mục rữa nát. Huyệt mà bất cập, chủ nhân tuyệt diệt; huyệt mà thẩm lậu, quan nghiêng quách ngửa, huyệt mà quay đi, hàn tuyền róc rách, đáng sợ như vậy, sao không cẩn thận”. Lại viết: “Nội khí phát sinh, ngoại khí thành hình. Nội ngoại nối tiếp, phong thủy tự thành. Lấy mắt mà đo, lấy tình mà hiểu. Nếu hiểu điều đó, mặc sức tung hoành”.

Qua đoạn văn trên, ta thấy những chỗ dấu đầu hở đuôi. Đời Hán chưa có từ “Phong Thủy” để gọi thuật tướng địa, vậy mà sách này lại viết “phong thủy tự thành”, rõ ràng không khảo mà xưng sách này không phải của người đời Hán soạn thảo, cũng không phải của Thanh Ô tiên sinh. Sách mượn tên Thừa tướng nhà Kim viết lời tựa và chú giải, lời chú và lời văn của sách cùng một phong cách, rất có thể cùng một người viết. Từ đó có thể suy đoán rằng, sách được soạn vào đời Nguyên, Minh.

(Theo sách “Đại điển tích văn hóa Trung Hoa – tập Bí ẩn của Phong thủy”)

3. “Địa Lý Chỉ Mông”: một văn bản có tính tổng kết

Sách này còn có tên “Quản thị địa lý chỉ mông”. Đây là một tác phẩm về thuật tướng địa mà thể lệ hoàn chỉnh, nội dung phong phú, quan điểm toàn diện.

Quản thị tức là Quản Lộ. Đầu sách có lợi tựa của Quản Lộ, nói rõ động cơ viết sách: “Người ta sinh ra từ ngũ thổ (núi rừng, sông hồ, gò đống, nấm đất, đồng nội) do tác dụng của khí. Khí tắt thì chết, lại về với ngũ thổ, đấy là cái lẽ bạn bản hoàn nguyên”.

Trấp vu ngũ tự, cách vu ngũ phối, ngũ phối mệnh chi, ngũ tự ty chi, đấy là nguyên do họa phúc của con cháu… Có nghĩa là Quản Lộ dùng học thuyết Ngũ hành để luận việc trôn cất, giúp người hoàn nguyên, thống nhất tam tài (Thiên – Địa – Nhân) trong khí.

Toàn thư gồm 10 quyển: cộng 100 mục

– Quyển 1: hữu vô vãng lai, sơn khẩu phối thiên, phối tự, tướng thổ độ địa, tam kỳ, tứ trấn thập tọa, biện chính sóc, thích trung, càn lưu quá mạnh, tượng vật.

– Quyển 2: Khai minh đường, chi phân nghị hợp, thích tí vị, ly sào nhập lộ, hình thế dị tướng, triều tòng dị tướng, tam kinh thích vi, tứ thế tam hình, viễn thế cận hình, ứng án.

– Quyển 3: Lấy huyệt, đắc huyệt, lấy hướng, phúc hướng định huyệt, thừa hưởng vinh quang của tổ tông, cờ ngũ phương, tả hữu thích danh, ngũ quỷ khắc ứng, thù xá tường chẩn, khắc nhân thành thiên.

– Quyển 4: Tam đạo thích vi, địch mạch sùng thế, nhật giả như lữ, ngũ hành ngũ thú, phương viên tương thắng, ngụy kết, tâm mục viên cơ, thích danh, sơn thủy hội ngộ, thịnh suy cải độ.

– Quyển 5: Trạch thuật, tam ngũ thích vi, sơn thủy thích vi, giáng thế trú hành, ly thực thân ngụy, tầm long kinh tự.

– Quyển 6: Vọng thế tâm hành, thủy thành, dương minh tạo tác, trạch nhật thích vi, mê đồ quả học, sức phương thâu thuật.

– Quyển 7: Hang tuyệt động tĩnh, sư thông sư mình, tham kỳ thất hiềm, thông thế chi thuật, tam đình thích vi, xí mạch, bằng ngụy tang chân, quá mạch tán khí, tả hữu thắng phu, tinh thần thích vi, dự định họa phúc, ngũ hành tương đức.

– Quyển 8: Âm dương thích vi, sai sơn nhận chủ, ngũ hành biến động, du cung việt phân, ngũ hành chính yếu, di thiên phát việt, tứ cùng tứ ứng, nhị khí tòng đồng dị, hình thế nghịch tu, thịnh suy chính ứng, cô kỳ cức ngụy, khí mạch thể dụng.

– Quyển 9: Tham phong thất nghi, chi thân nghị hợp, nhân hình nghĩ huyệt, đắc pháp thủ huyệt, tứ thế tam hình, tam cát ngũ hung, hội tú triều tông.

– Quyển 10: Vinh tạ bất đồng, tam gia đoạn liệt bất đồng, hồi long cố tổ, khu ngũ quỷ, thuần túy thích vi, hào li thủ huyệt, diêm Tỵ tuần hoàn, thích thủy thế, âm dương giao cảm, ngũ khí tường chẩn, cửu long tam ứng, hình huyệt sam sai, vọng khí tầm long.

Mục lục này giúp ta nhìn rõ tính hệ thống và tổng hợp của sách, đúng là không thiếu mặt nào, trong đó trọng điểm là âm dương ngũ hành, hình thế, huyệt, hướng, mặt trời.

Thiên “Ngũ quỷ khắc ứng” bàn về ngũ hành, viết: “Do đó thuật tầm long (tìm long mạch) quý ở chỗ biết thịnh suy của ngũ hành, để luận ra trong đục của hai khí âm dương”. Thiên “Tam cát ngũ hung” chỉ rõ: “Thủy có 5 dạng xấu (ngũ hung)” là bạo (ào ào), liêu (lênh láng), trọc (đục ngầu), lại (chảy xiết), than (xối xả), sơn có ngũ hung là “đồng (trọc), đoạn (đứt đoạn), thạch (đá), quá (vượt quá hình thế), độc (đơn côi)”.

Người có ngũ hung bệnh hoạn thương tật, tử biệt sinh ly, tai ương hoạn nạn, chết yểu đơn côi, điên cuồng nóng nảy. Địa thế có ngũ hung là cát đùn đá chồng, lũng sâu nước cạn, cao nhọn chênh vênh, lõm sâu nước đọng, lộ liễu điêu linh”. Sơn thủy có ngũ hung là “núi cao nước dốc, núi ngắn nước thẳng, núi dựng đứng nước bị cắt, núi rối rắm nước chảy lung tung, núi lộ ra hết, nước chảy đi”. Thôn xóm có ngũ hung là “ao đầm tù hãm, đồng ruộng chật hẹp, mương hố nước đọng, sa ghềnh nước réo, soi bãi chuyển dịch”. Âm dương có ngũ hung là: “dương phát âm hành, âm lai dương trú, âm kiềm đương lưu, âm lưu dương triệt (đứt đoạn) âm một (biến mất)”. Ta thấy những hình tượng xấu đều có thể qui nạp vào ngũ hành.

Thiên “Ngũ quỷ khắc ứng” trình bày về cát hung của địa hình: hình như cờ rủ, không hẹn ngày về, chân co đầu ngoảnh lại, phát tích ở nơi khác. Hình như trăng lưỡi liềm, tù đày cầm cố. Hai sừng không nhọn, của vào không ra. Hình như rùa nằm, mồ côi góa bụa. Đuôi rủ không vẫy, vậy là thế ngắn; hình như thước gấp, tay làm hàm nhai. Chặn ngang như cánh cung, cả đời khốn cùng. Hình như chữ Y, lập thân không ra gì. Trùng hôn lưỡng tính, qui tông có thể định. Hình như thuyền lật úp, chết bởi vết thương” …

(Theo sách “Đại điển tích văn hóa Trung Hoa – tập Bí ẩn của Phong thủy”)

 

Học thuyết Ngũ hành

0
Học thuyết Ngũ hành
Phong thủy thăng long

ThS. BS. Lê Hoàng Sơn
I. Khái niệm
Ngũ: năm; Hành: vận động, đi.
Học thuyết Ngũ hành là một học thuyết về mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng. Đó là một mối quan hệ “động” (vì vậy mà gọi là Hành). Có hai kiểu quan hệ: đó là Tương sinh và Tương khắc. Do đó mà có 5 vị trí (vì vậy mà gọi là Ngũ).

Người xưa mượn tên và hình ảnh của 5 loại vật chất để đặt tên cho 5 vị trí đó là Mộc – Hỏa – Thổ – Kim – Thủy, và gán cho chúng tính chất riêng:
– Mộc: có tính chất động, khởi đầu (Sinh).
– Hỏa: có tính chất nhiệt, phát triển (Trưởng).
– Thổ: có tính chất nuôi dưỡng, sinh sản (Hóa).
– Kim: có tính chất thu lại (Thu).
– Thủy: có tính chất tàng chứa (Tàng).
Sau đó qui nạp mọi sự vật hiện tượng ngoài thiên nhiên lẫn trong cơ thể con người vào Ngũ hành để xét mối quan hệ Sinh – Khắc giữa các sự vật hiện tượng đó.
Như vậy, học thuyết Ngũ hành chính là sự cụ thể hóa qui luật vận động chuyển hóa của mọi sự vật hiện tượng. Học thuyết Ngũ hành được ứng dụng trong rất nhiều kĩnh vực Y học lẫn đời sống.
II. Qui loại Ngũ hành
Có thể tóm tắt việc qui loại các sự vật hiện tượng trong ự nhiên lẫn trong cơ hể con người vào bảng sau (bảng 1)
Bảng 1: qui loại Ngũ hành

Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
Vật chất Cây, gỗ Lửa Đất Kim loại Nước
Màu Lục Đỏ Vàng Trắng Đen
Vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn
Mùa Xuân Hạ Trưởng hạ Thu Đông
Hướng Đông Nam Trung ương Tây Bắc
Quá trình phát triển Sinh Trưởng Hóa Thu Tàng
Tạng Can Tâm, Tâm bào Tỳ Phế Thận
Phủ Đởm Tiểu trường, Tam tiêu Vị Đại trường Bàng quang
Ngũ thể Cân Mạch Nhục Bì mao Cốt tủy
Ngũ quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai
Tình chí Giận Mừng Lo Buồn Sợ

III. Các qui luật của Ngũ hành
Có 4 qui luật hoạt động của Ngũ hành (nói cách khác, có 4 kiểu quan hệ giữa các sự vật hiện tượng), gồm có:
A. Trong điều kiện bình thường:

Có 2 qui luật:
1. Tương sinh (Sinh: hàm ý nuôi dưỡng, giúp đỡ):

Giữa Ngũ hành có mối quan hệ nuôi dưỡng, giúp đỡ, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng, đó là quan hệ Tương sinh. Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tương sinh như sau: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Trong quan hệ Tương sinh, mỗi Hành đều có mối quan hệ với hai Hành khác (hai vị trí khác: Cái-Sinh-Nó và Cái-Nó-Sinh). Người hình tượng hóa quan hệ tương sinh cho dễ hiểu bằng hình ảnh quan hệ Mẫu – Tử: chẳng hạn Mộc (Mẹ) sinh Hỏa (Con)… Thí dụ: vận động chân tay (Mộc) làm cho người nóng lên (sinh Hỏa)…
2. Tương khắc (Khắc hàm ý ức chế, ngăn trở):

Giữa Ngũ hành có mối quan hệ ức chế nhau để giữ thế quân bình, đó là quan hệ Tương khắc. Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tương khắc như: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Trong quan hệ tương khắc, mỗi Hành cũng có quan hệ với hai Hành khác (hjai vị trí khác: Cái-Khắc-Nó và Cái-Nó-Khắc). Người xưa hình tượng hóa quan hệ tương khắc thành quan hệ Thắng – Thua: chẳng hạn Mộc (kẻ thắng) khắc Khổ (kẻ thua). Thí dụ: khi vận động chân tay (Mộc) thì hoạt động của tiêu hóa sẽ giảm đi (khắc Thổ)…
Sơ đồ sau đây do người đời sau trình bày để dễ học hỏi (không hoàn toàn chính xác với ý nghĩa của Ngũ hành).

Tương tự như mối quan hệ giữa Âm và Dương, Tương sinh và Tương khắc không tách rời nhau, nhờ đó vạn vật mới giữ được thăng bằng trong mối quan hệ với nhau. Thí dụ: Mộc khắc Thổ, nhưng Thổ lại sinh Kim khắc Mộc nhờ đó Mộc và Thổ giữ được thế quan bình, Thổ không bị suy. Có tương sinh mà không tương khắc thì không thăng bằng, không phát triển bình thường được. Có tương khắc mà không tương sinh thì không thể có sự sinh trưởng biến hóa. Như vậy, qui luật tương sinh tương khắc của Ngũ hành, về bản chất, chính là sự cụ thể hóa Học thuyết Âm Dương.
B. Trong điều kiện bất thường

Có hai qui luật:
Nếu một lý do nào đó phá vỡ sự thăng bằng giữa Ngũ hành với nhau, Ngũ hành sẽ chuyển sang trạng thái bất thường, không còn thăng bằng và hoạt động theo hai qui luật:
1. Tương thừa (Thừa: thừa thế lấn áp):

Trong điều kiện bất thường, Hành này khắc Hành kia quá mạnh, khi đó mối quan hệ Tương khắc biến thành quan hệ Tương thừa. Chẳng hạn: bình thường Mộc khắc Thổ, nếu có một lý do nào đó làm Mộc tăng khắc Thổ, lúc đó gọi là Mộc thừa Thổ. Thí dụ: giận dữ quá độ (Can Mộc thái quá) gây loét dạ dày (Vị Thổ bị tổn hại).
2. Tương vũ (Vũ: hàm ý khinh hờn):

Nếu Hành này không khắc được Hành kia thì quan hệ Tương khắc trở thành quan hệ Tương vũ. Chẳng hạn: bình thường Thủy khắc Hỏa, nếu vì một lý do nào đó làm Thủy giảm khắc Hỏa (nói cách khác: Hỏa “khinh lờn” Thủy) thì lúc đó gọi là Hỏa vũ Thủy. Thí dụ: Thận (thuộc Thủy) bình thường khắc Tâm (thuộc Hỏa), nếu Thận Thủy suy yếu quá không khắc nổi Tâm Hỏa sẽ sinh chứng nóng nhiệt, khó ngủ… Như vậy, quan hệ bất thường chủ yếu thuộc quan hệ Tương khắc. Có hai lý do khiến mối quan hệ Tương khắc bình thường trở thành quan hệ Tương thừa, Tương vũ bất thường. (1) Một hành nào đó trở nên thái quá. Thí dụ: Thủy khí thái quá làm tăng khắc Hỏa; đồng thời cũng có thể khinh lờn Thổ.
(2) Một Hành nào đó trở nên bất cập. Thí dụ: Thủy khí bất túc làm Thổ tăng khắc Thủy; đồng thời Thủy cũng bị Hỏa khinh lờn. Tuy vậy, quan hệ Tương sinh cũng có bất thường, đó là trường hợp Mẫu bệnh cập tử, Tử bệnh phạm mẫu.
IV. Ứng dụng vào một số lãnh vực đời sống

A. Ứng dụng vào việc ăn uống:
– “Trời nuôi người bằng Ngũ khí, Đất nuôi người bằng Ngũ vị”.
– Người ta phân loại thức ăn theo Ngũ hành dựa vào màu sắc, mùi vị mà suy ra tác dụng của món ăn đối với cơ thể. Thí dụ: món ăn chua đi vào Can, ngọt đi vào Tỳ… (bảng 1). Và sau đó áp dụng nguyên tắc ăn uống theo qui luật của Ngũ hành: dùng thức ăn phù hợp với tình hình sức khỏe của mình sao cho duy trì được thế quân bình (đối với người khỏe) hoặc tái lập mối quan hệ quân bình của Ngũ hành trong cơ thể (đối với người đau ốm). Món ăn đầy đủ Ngũ hành thường tồn tại rất lâu phong tục ẩm thực (tô phở, nước mắm…). Tránh tình trạng dùng thái quá một món ăn nào đó vì có thể hại sức khỏe. Thí dụ: ăn quá chua hại Can, quá mặn hại Thận; hoặc khi đang có bệnh về Tỳ (Thổ) nên tránh dùng thức ăn uống chua (Mộc) để tránh làm hại thêm Tỳ Vị (Mộc tăng khắc Thổ).
B. Ứng dụng vào tổ chức công việc, tổ chức sinh hoạt hàng ngày:
Dựa theo tính chất của từng hành trong Ngũ hành: Sinh (Mộc), Trưởng (Hỏa), Hóa (Thổ), Thu (Kim), Tàng (Thủy) và qui luật của Ngũ hành mà tổ chức công việc hợac sinh hoạt thường ngày. Thí dụ: – Khởi đầu một ngày, công việc luôn có tính chất Mộc cần có thời gian để Sinh. Thí dụ: máy chạy một chút cho trơn máy, người tập thể dục hít thở để khởi động cho một ngày.
– Kế tiếp là Hỏa (Trưởng): đẩy mạnh tiến độ công việc, đây là lúc năng suất công việc cao nhất.
– Công việc có kết quả, có sản sinh ra một cái gì mới mẻ thì công việc mới tồn tại {Thổ (Hóa)}.
– Khi đã có kết quả cần biết thu lại, rút lui từ từ về, nghỉ ngơi dần {Kim (Thu)}.
– Và ẩn, chứa lại, nghỉ ngơi để chuẩn bị cho ngày mới {Thủy (Tàng)}, chuẩn bị cho quá trình Sinh Trưởng Hóa Thu Tàng kế tiếp. Tránh làm ngược lại hoặc làm rối loạn quá trình đó.
Một thí dụ khác: Tổ chức hội họp: trước tiên cần có thời gian cho mọi người chuẩn bị, tập trung (Mộc); sau đó đi vào vấn đề bàn luận (Hỏa); việc bàn luận đó phải đi đến một kết quả, kết quả hữu ích (Thổ); rồi có đúc kết lại vấn đề (Kim), ra quyết định tiến hành công việc và chấm dứt cuộc họp (Thủy). Mối quan hệ của từng giai đoạn nêu trên cũng có Sinh, Khắc, Thừa, Vũ. Việc tiến hành một công việc bất kỳ nào cũng tương tự. Có như vậy công việc mới thành công vì diễn tiến phù hợp với qui luật Ngũ hành.
V. Ứng dụng vào Y học
A. Ứng dụng vào Triệu chứng học:
Căn cứ vào Bảng qui loại của Ngũ hành, người ta phân loại triệu chứng bệnh để xem xét mối quan hệ của các triệu chứng ấy theo qui luật của Ngũ hành. Thí dụ: can có quan hệ với Đởm, chịu trách nhiệm hoạt động của gân cơ (chủ cân), tình trạng công năng của Can thể hiện ra mắt (khai khiếu ra mắt), móng tay móng chân (vinh nhuận ra móng), có liên quan đến tính khí giận dữ… Do đó, co giật, mắt đỏ, móng khô, nóng tính bất thường,… là triệu chứng của Can, vì Đởm, gân cơ, mắt, móng, tính khí giận dữ… tất cả đều cùng thuộc Hành Mộc (xem lại bảng 1).
B. Ứng dụng vào việc phân tích bệnh và chẩn đoán:
– Tạng Phủ được qui vào Ngũ hành (bảng 1). Mối tương quan của Tạng Phủ trong trường hợp bệnh lý được phân tích theo qui luật Tương thừa – Tương Vũ. Thí dụ: bình thường Phế Kim khắc Can Mộc để duy trì sự cân bằng, khi thở quá mức (Phế Thịnh) sẽ gây tê rần và co rút chân tay (Mộc).
– Học thuyết Ngũ hành giúp truy tìm nguyên nhân hay gốc phát sinh bệnh ban đầu. Thí dụ: mất ngủ là chứng của Tâm (Hỏa) có thể do: (1) chính Tâm gây ra, hay (2) do Tạng Sinh nó gây ra: Can (Mộc), hay (3) do Tạng nó Sinh gây ra; Tỳ (Thổ), hay (4) do tạng nó Khắc gây ra; Phế (Kim), hay (5) do Tạng Khắc nó gây ra: Thận (Thủy).
C. Ứng dụng vào việc điều trị bệnh:
Điều trị bệnh chủ yếu dựa vào nguyên tắc: “Con hư bổ mẹ, mẹ thực tả con”. Thí dụ: Phế yếu (Phế Hư) phải làm mạnh Tỳ Vị lên (Kiện Tỳ) gọi là nguyên tắc Bồi Thổ sinh Kim. Nguyên tắc này được ứng dụng nhiều nhất trong lãnh vực Châm cứu.
D. Ứng dụng vào việc phân loại, bào chế và sử dụng thuốc:

Người xưa dựa vào màu sắc và mùi vị của thuốc mà phân loại thuốc theo Ngũ hành và từ đó suy ra tác dụng của thuốc đi vào Tạng Phủ tương ứng. Thí dụ: thuốc vị chua, màu xanh đi vào Can, vị ngọt, màu vàng đi vào Tỳ. Người xưa cũng dựa vào Ngũ hành để tìm thuốc mới và bào chế thích hợp để biến đổi tính năng của thuốc. Thí dụ: sao thuốc với giấm để thuốc đi vào Can; sao với đường, mật để vào Tỳ; tẩm muối để đi vào Thận; sao với gừng để vào Phế, sao cho vàng để vào Tỳ, chế cho đen để vào Thận… Tóm lại, Học thuyết Ngũ hành là học thuyết về mối quan hệ giữa mọi sự vật với nhau. Muốn nghiên cứu bất kỳ một sự vật, một hiện tượng gì luôn phải biết đặt trong mối quan hệ của nó với những sự vật hiện tượng xung quanh nó. Điều quan trọng trong mối quan hệ giữa các sự vật hiện tượng chính là quá trình Sinh và Khắc chứ không phải là con số 5 hoặc cái tên Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy. Đó mới thực sự là tinh thần của Học thuyết Ngũ hành.

Học Thuyết Âm Dương

0
Học Thuyết Âm Dương
I. ĐỊNH NGHĨA
Phong thủy Thăng Long

Cách đây gần 3000 năm, người xưa đã nhận thấy sự vật luôn có mâu thuẫn, nhưng thống nhất với nhau, không ngừng vận động, biến hoá để phát sinh, phát triển và tiêu vong, gọi là học thuyết âm dương.

II. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN TRONG HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

1. Âm dương đối lập với nhau:
Khi quan sát các hiện tượng, luôn thấy từng cặp đối nghịch nhưng gắn bó nhau : Sáng tối – Động tĩnh… Tuy đối nghịch nhưng luôn gắn bó nhau, do đó, đây chỉ là 2 mặt của 1 quá trình thống nhất.
Người xưa đã biểu thị quan niệm trên bằng đồ hình Thái Cực : Một âm (màu đen) và 1 dương (màu đỏ hoặc trắng) trong 1 vòng tròn không bao giờ tách rời nhau. Thiếu 1 trong 2 yếu tố Âm Dương, không thể hình thành sự vật.
Thí dụ : Vấn đề dinh dưỡng trong cơ thể.
Cơ thể cần dinh dưỡng (Âm) và hoạt động (Dương). Muốn có chất dinh dưỡng (Âm), cần tiêu hao 1 số năng lượng (Dương). Ngược lại, để có năng lượng cung cấp cho hoạt động (Dương) cần tiêu hao 1 số chất dinh dưỡng (âm)…

2. Âm dương hỗ căn:
Hỗ căn là sự nương tựa lẫn nhau. Hai mặt âm dương tuy đối lập với nhau nhưng phải nương tựa vào nhau mới tồn tại được, mới có ý nghĩa. Cả hai mặt đều là quá trình phát triển tích cực của sự vật, không thể đơn độc phát sinh, phát triển được.
Hỗ căn là bắt rễ, bám víu với nhau.Âm dương luôn hỗ trợ cho nhau.
YHCT cho rằng : Âm sinh bởi Dương, Dương sinh bởi Âm, Âm lẻ loi không sinh ra được, Dương trơ trọi không thể phát triển (cô dương bất sinh, độc âm bất thành).
Thí dụ: có đồng hóa mới có dị hoá, hay ngược lại nếu không có dị hóa thì qúa trình đồng hoá không tiếp tục được. Có số âm mới có số dương. Hưng phấn và ức chế đều là quá trình tích cực của hoạt động vỏ não.

3. Âm dương tiêu trưởng:
Tiêu là sự mất đi, trưởng là sự phát triển, nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa hai mặt âm dương. Như khí hậu bốn mùa trong năm luôn thay đổi từ lạnh sang nóng, từ nóng sang lạnh. Từ lạnh sang nóng là quá trình “âm tiêu dương trưởng”, từ nóng sang lạnh là quá trình “dương tiêu âm ” do đó có khí hậu mát, lạnh ấm và nóng. Vận động của hai mặt âm dương có tính chất giai đoạn, tới mức độ nào đó sẽ chuyển hoá sang nhau gọi là “dương cực sinh âm, âm cực sinh dương, hàn cực sinh nhiệt, nhiệt cực sinh hàn”
VD: trong quá trình phát triển của bệnh tật, bệnh thuộc phần dương (như sốt cao) có khi ảnh hưởng đến phần âm (như mất nước) hoặc bệnh ở phần âm (mất nước, mất điện giải), tới mức độ nào đó sẽ ảnh hưởng đến phần dương (như choáng, trụy mạch gọi là thoát dương).
Hiện tượng bốc hơi nước và mưa. Nước (Âm) bốc hơi lên, gặp khí nóng (Dương) tạo thành mây, là âm tiêu dương trưởng – Mây (Dương) gặp khí lạnh (Âm) hóa thành mưa rơi xuống là dương tiêu âm trưởng.

4. Âm dương bình hành:
Hai mặt âm dương tuy đối lập, vận động không ngừng, nhưng luôn luôn lập lại được thế cân bằng, thế quân bình giữa hai mặt. Sự mất thăng bằng giữa hai mặt âm dương biểu hiện cho sự phát sinh ra bệnh tật trong cơ thể. Tóm lại 4 qui luật cơ bản của âm dương nói lên sự mâu thuẫn thống nhất, vận động và nương tựa lẫn nhau của vật chất. Từ 4 quy luật trên, khi vận dụng vào y học người ta còn thấy một số phạm trù sau:

a) Sự tương đối và tuyệt đối của hai mặt âm dương:

– Sự đối lập giữa 2 mặt âm dương là tuyệt đối, nhưng trong điều kiện cụ thể nào đó nó có tính tương đối. Thí dụ: hàn thuộc âm đối lập với nhiệt thuộc dương, nhưng lương (là mát) thuộc âm đối lập với ôn (là ẩm) thuộc dương. Trên lâm sàng tuy sốt (là nhiệt) thuộc dương, nếu sốt cao thuộc lý dùng thuốc hàn sốt ít thuộc biểu dùng thuốc mát (lương).

b) Trong âm có dương và trong dương có âm:
Do âm dương cùng nương tựa với nhau cùng tồn tại, có khi xen kẽ vào nhau trong sự phát triển. Như sự phân chia thời gian trong một ngày (24 giờ): ban ngày thuộc dương, từ 6 giờ sáng đến 12 giờ trưa là phân dương của dương. Từ 12 giờ đến 18 giờ là phân âm của dương; Ban đêm thuộc âm, từ 18 giờ đến 24 giờ là phân âm của âm, từ 0 đến 6 giờ là phần dương của âm. Trên lâm sàng khi cho thuốc làm ra mồ hôi để hạ sốt, cần chú ý tránh cho ra nhiều mồ hôi gây mất nước, điện giải; về triệu chứng thấy xuất hiện các chứng hư thực, hàn nhiệt lẫn lộn; về cấu trúc của cơ thể, tạng thuộc âm như can, thận có can âm (can huyết), can dương (can khí), thận âm (thận thuỷ), thận dương (thận hoả) vv…

c) Bản chất và hiện tượng:
Thông thường bản chất thường phù hợp với hiện tượng, khi chữa bệnh người ta chữa vào bản chất của bệnh: như bệnh hàn dùng thuốc nhiệt, bệnh nhiệt dùng thuốc hàn. Nhưng có lúc bản chất không phù hợp với hiện tượng gọi là sự ”thật giả” (chân giả) trên lâm sàng khi chẩn đoán phải xác định cho đúng bản chất để dùng thuốc chữa đúng nguyên nhân.
Thí dụ:
 Bệnh nhiễm khuẩn gây sốt cao (chân nhiệt) do nhiễm độc gây trụy mạch ngoại biên làm tay chân lạnh, ra mồ hôi lạnh (giả hàn) phải dùng thuốc mát lạnh để chữa bệnh
Bệnh ỉa chảy do lạnh (chân hàn) do mất nước, mất điện giải gây nhiễm độc thần kinh làm co giật, sốt (giả nhiệt) phải dùng các thuốc nóng, ấm để chữa nguyên nhân. Các quy luật âm dương và phạm trù của nó được biểu hiện bằng một hình tròn có hai hình cong chia diện tích làm hai phần bằng nhau: một phần là âm, một phần là dương. Trong phần âm có nhân dương và trong phần dương có nhân âm.

Thái Cực – Lưỡng Nghi – Tứ Tượng

0

I/ Thái Cực
Thái Cực khi chưa phân ra Âm Dương thì hoàn toàn là một khối được xem như vũ trụ toàn bộ, thể hiện bằng một vòng tròn khép kín

dich2.JPG

II/ Lưỡng Nghi
Trong quá trình vận động, Thái Cực phân ra hai Nghi gọi là Nghi Âm và Nghi Dương hay còn gọi là khí Âm biểu hiện bằng nét đứt (–), và khí Dương được biểu thị bằng nét liền (-). Hai khí Âm Dương hoàn toàn không tách rời nhau mà chuyển hóa, tác động qua lại, lên xuống
Âm cực thì sinh Dương, Dương cực thì sinh Âm.

dich3.JPG

III/ Tứ Tượng

dich4.JPG

Hai Nghi sinh bốn Tượng thể hiện quá trình tuần hoàn vũ trụ Thành, Thịnh, Suy, Hủy hay Sinh, Trưởng, Thâu, Tàng tạo ra 4 mùa Xuân, Hạ Thu Đông
Tính của Dương là Phù, là Động, là đi lên. Tính của Âm là Trầm, là Thuận, là đi xuống. Trong Thiếu Dương, Dương đi lên và Âm đi xuống giao lưu, bổ xung cho nhau tạo nên sự hình thành của vũ trụ, biểu tượng của mùa xuân
Trong Thái Dương quẻ Toàn Dương, biểu tượng cảu mùa Hạ, Dương đã thịnh thì sẽ sinh ra Âm. Trong Thiếu Âm, Âm giáng Dương thăng hoàn toàn cách biệt, mọi vật ở trạng thái Suy, biểu tượng của mùa Thu. Âm cách biệt không giao lưu với Dương, mọi vật hoàn toàn ở trạng thái Hủy, quẻ Thái Âm, toàn Âm, biểu tượng của mùa Đông. Con đường tuần hoàn tuần tự Thành – Thịnh – Suy – Hủy, Xuân – Hạ – Thu – Đông- Âm cực thì sinh Dương, Dương cực thì sinh Âm, một sinh hai, hai sinh bốn đó là lẽ tự nhiên và Dịch vốn là sự biến động của Âm Dương. Vạch 1 vạch để chia Âm Dương, vạch 2 vạch để chia Thái, Thiếu. Cuối cùng vạch 3 để tượng của Tam tài được đầy đủ chia thành 8 quẻ (Bát Quái)

- Advertisement -

BÀI VIẾT KHÁC