34 C
Hanoi
Thứ Năm, 25 Tháng Tư, 2024
spot_img
Trang chủPhong thuỷ Bát TrạchNguyên Lý Bát Trạch - Phần 6

Nguyên Lý Bát Trạch – Phần 6

- Advertisement -

Nguyên Lý Bát Trạch – Phần 6

Phong Thủy Thăng Long Sưu Tầm

Sách Hà Lạc Tinh Uẩn nói về Cửu Tinh Quái Liệt Thuyết như sau:

Cửu tinh giả, Tham Lang, Cự Môn, Lộc Tồn, Văn Khúc, Liêm Trinh, Vũ Khúc, Phá Quân, Phụ Bật dã.
Cửu tinh xuất tự Bắc Đẩu. Bắc Đẩu Thất Tinh 1 Thiên Xu (天樞), 2 Thiên Cơ (天機), 3 ThiênTuyền (天璇), 4 Thiên Quyền (天權) là Khôi (魁). 5 Thiên Hành (天衡), 6 Khai Dương (開陽), 7 Dao Quan (搖光), là Tiêu (杓).
Bên cạnh Khai Dương Dao Quan có tiểu tinh phía tả là Phụ, hửu là Bật. Hợp thành 9 tinh. Địa lý gia gì vậy mà có Cửu tinh, Tham Lang Mộc, Cự Môn Thổ, Văn Khúc Thủy, Liêm Trinh Hỏa, Vũ Phá Phụ Bật đều là Kim. Đả có cửu tinh yên vị, thì cửu tinh bát quái lấy Phụ Bật là Bản Thể quái. 7 quái còn lại phiên biến, từ thượng khởi biến, như quẻ Càn, có Đoài là Tham Lang, đều là theo thứ tự biến, Thượng Trung Hạ Trung Thướng Trung Hạ Trung. Bát biến thì quy tại Phụ Bật. Nó có cái lý của nó. Quái 6 hoạch thiw tòng sơ biến thượng, quái 3 hoạch thì tòng thượng biến hạ. Thượng hoạch biến là đồng cung, như Càn Đoài đều là cung Lão Dương (Thái Dương), Chấn Tốn đều là cung Thiếu Âm, Khãm Tốn đều là Thiếu Dương, Khôn Cấn đều là đồng cung Lão Âm (Thái Âm). Các quá đồng cung đều khởi Sanh Khí Tham Lang. Đó là quẻ Càn phiên biến ra nên viết là Thiên Phụ Quái. Lại nói Thiên Định Quái. Lấy quẻ Khôn phiên biến ra viết là Địa Mẩu Quái.
Tham Cự Vũ tinh là Tam Kiết, quái là Cấn Bính Tốn Tân Đoài Đinh là Lục Thấu. Cấn là Tham của Khôn, Tốn là Cự của Khôn, Đoài là Vũ của Khôn. Đó là Kiết Thấu. Khôn là việc của Địa, tất có chổ dụng. Nhưng trong phép chiêm Cư (chiêm trạch), đồng cung khởi Tham Lang, nhưng thứ tự lại là Tham Liêm Vũ Văn Lộc Phá Phụ. Nhu Càn trạch tòng Đoài khởi Tham, tắc Liêm gia Chấn, Vũ gia Khôn, Văn gia Khãm, Lộc gia Tốn, Cự gia Cấn, Phá gia Ly. Cho nên Khôn có Đoài Cấn môn là kiết.


Theo “Bát Trạch Minh Cảnh”, Phụ Bật là Phục Vị Mộc, và cửu tinh được sắp xếp theo ngũ hành vào Hậu Thiên Bát Quái như sau:
[Tốn PhụBật PV Âm Mộc–][Ly Liêm NQ Âm Hỏa—–][Khôn Lộc HH Âm Thổ-]
[Chấn Tham SK Dương Mộc][———————-][Đoài Phá TM Âm Kim-]
[Cấn Cự TY Dương Thổ—][Khãm Văn LS Dương Thuỷ][Càn Vũ DN Dương Kim]

Càn Chấn Khãm Cấn: Dương
Khôn Tốn Ly Đoài: Âm
Tinh Cung Ngũ Hành tương ứng.

Vì vậy theo Hậu Thiên Bát quái ta có:
Tham Lang (SK): Chấn
Cự Môn (TY): Cấn
Lộc Tồn (HH): Khôn
Văn Khúc (LS): Khãm
Liêm Trinh (NQ): Ly
Vũ Khúc (DN): Càn
Phá Quân (TM): Đoài
Phụ Bật (PV): Tốn.

Trong Nguyên Không Pháp Giám cửu tinh được ghép như sau:
Tham Lang: Chấn
Cự Môn: Cấn
Lộc Tồn: Khãm
Văn Khúc: Khôn
Vũ Khúc: Càn
Phá Quân: Đoài
Tả Phụ: Tốn
Hửu Bật: Ly

Này ta thử so sánh với cửu tinh phối quái của Bát Trạch, trong ngoặc:
Tham Lang: Chấn (Chấn)
Cự Môn: Cấn (Cấn)
Lộc Tồn: Khãm (Khôn)
Văn Khúc: Khôn (Khãm)
Vũ Khúc: Càn (Càn)
Phá Quân: Đoài (Đoài)
Tả Phụ: Tốn (Phụ Bật = Tốn)
Hửu Bật: Ly (Liêm Trinh = Ly)

Ta thấy có 3 sự thay đổi,
Khãm Khôn (Lộc Văn) thay đổi với nhau.
Liêm Trinh Ly không có nên ghép Hửu Bật vào Ly Hỏa.

Nếu nói đây là phối theo thuyết Cửu Tinh phối Hậu Thiên 8 Quái thì thật có chổ bị tráo đổi!!!

Nay ta lại xét cái “Thư Hùng Giao Cấu Sinh Nam Nử Lâm Cửu Tinh Đồ” trong Nguyên Không Pháp Giám, cửu tinh được phối 24 sơn như sau:
Giáp Quý Thân Tốn = quẻ Chấn Tham Lang
Khôn Nhâm Ất Thìn = quẻ Cấn Cự Môn
Tí Mùi Mão Tỵ = quẻ Khãm Lộc Tồn
Cấn Bính Tân Tuất = quẻ Đoài Phá Quân
Dần Canh Đinh Càn = quẻ Tốn Tả Phụ
Ngọ Dậu Sữu Hợi = quẻ Ly Hửu Bật
Ở đồ này thì chỉ có Tham Cự Lộc, Phá Phụ Bật

Xét lại Tiên Thiên Nguyên Vận Đồ ta thấy như sau:
Giáp Quý Thân = Tham Lang, Tốn = Văn Khúc
Khôn Nhâm Ất = Cự Môn, Thìn = Vũ Khúc
Tí Mùi Mão = Lộc Tồn, Tỵ = Văn Khúc
Cấn Bính Tân = Phá Quân, Tuất = Văn Khúc
Dần Canh Đinh = Tả Phụ, Càn = Vũ Khúc
Ngọ Dậu Sữu = Hửu Bật, Hợi = Vũ Khúc
Nguyên Vận đồ này thì đủ 8 (Liêm không dùng)
tức là:
Tuất Tốn Tỵ = quẻ Khôn Văn Khúc
Càn Thìn Hợi = quẻ Càn Vũ Khúc

Các bạn đọc xem Nguyên Vận Ai Tinh Quyết
“Giáp quý thân tham lang nhất lộ hành ,
Khôn nhâm ất cự môn tòng đầu xuất ,
Tí mùi mão tam san lộc tồn đáo ,
Tuất kiền Tỵ văn khúc tương liên thứ
Tốn thìn hợi tận thị vũ khúc vị ,
Cấn bính tân vị vị thị phá quân ,
Dần canh đinh dĩ lệ khởi phụ tinh ,
Ngọ dậu sửu hữu bật thất bát cửu.”

Như vậy rõ ràng đây là phép sắp Cửu tinh phối quái theo Nguyên Vận Ai Tinh Quyết, nhưng đổi Càn và Tốn (Văn Vũ).
Nếu theo Ai Tinh Quyết sắp vào Hậu Thiên Bát Quái ta sẻ có:
[Tốn Phụ Mộc–][Ly Bật Hỏa—][Khôn Văn Thổ]
[Chấn Tham Mộc][————-][Đoài Phá Kim]
[Cấn Cự Thổ—][Khãm Lộc Thủy][Càn Vũ Kim–]

Rõ ràng chổ bất hợp lý ở cách phối quái này là cái Ngũ Hành không khớp với nhau. Văn Khúc tinh Thủy mà phối với Khôn Thổ, Lộc Tồn Thổ mà phối vối Khãm Thủy. Hay là tại phép Trường Sinh Thủy Thổ đều khởi cùng nơi????

Khôn Nhâm Ất chỉ có 4 câu, 4 câu sau thật sự không ai biết nó là chân ngụy.
Bởi vì lý thuyết của nó không có cơ sở!!!
Nếu chân pháp chỉ có 4 câu là đủ, thì sự phối tinh vào các sơn trong Nguyên Không Pháp Giám phải là Ngụy!!!

Nếu thật sự 8 câu đều là chân quyết, vậy cái nguyên lý căn bản của nó từ đâu, chắc chắn là không khớp với thuyết Cửu Tinh phối Quái theo như Hà Lạc Tinh Uẩn giải thích!!!
===================================

Nhiều người cho rằng cái ai tinh quyết Tí Quý Tịnh Giáp Thân là chân quyết. Thiết nghỉ bắt cứ cái quyết nào trong Phong Thủy đều phải có nguồn gốc nguyên lý, phải thích hợp với các nguyên lý căn bản. Nay chúng ta đem nó ra mổ xẻ xét nghiệm xem nó có thích hợp với những nguyên lý căn bản không?

“Tí Quý tịnh Giáp Thân Tham Lang nhất lộ hành,
Nhâm Mão Ất Mùi Khôn, ngũ vị thị Cự Môn,
Kiền Hợi Thìn Tốn Tỵ, liên Tuất Vũ Khúc danh,
Dậu Tân Sửu Cấn Bính, thiên tinh thuyết Phá Quân,
Dần Ngọ Canh Đinh thượng, Hữu Bật tứ tinh lâm.”

Nay ta sắp xếp lại các sơn theo Thiên Địa Nhân nguyên xem:

Tham: Tí Thiên,Quý Nhân, Giáp Địa, Thân Nhân
Cự: Nhâm Địa, Mão Thiên, Ất Nhân, Mùi Địa, Khôn Thiên
Vũ: Kiền Thiên, Hợi Nhân, Thìn Địa, Tốn Thiên, Tỵ Nhân, Tuất Địa
Phá: Dậu Thiên, Tân Nhân, Sửu Địa, Cấn Thiên, Bính Địa
Bật: Dần Nhân, Ngọ Thiên, Canh Địa, Đinh Nhân

- Advertisement -

Vậy thì:
Thiên nguyên:
Tham: Tí
Cự: Mão
Lộc: Không có
Văn: Không có
Vũ: Kiền, Tốn
Phá: Dậu, Cấn
Phụ: Không có
Bật: Ngọ

Địa nguyên:
Tham: Giáp
Cự: Nhâm, Mùi
Lộc: Không Có
Văn: Không Có
Vũ: Thìn, Tuất
Phá: Sửu, Bính
Phụ: Không có
Bật: Canh

Nhân nguyên:
Tham: Quý, Thân
Cự: Ất
Lộc: Không Có
Văn: Không Có
Vũ: Hợi, Tỵ
Phá: Tân
Phụ: Không Có
Bật: Dần, Đinh

Ta thấy theo quyết này, thì Lộc, Văn, Phụ đều không dùng, tại sao???

Nay ta lại dùng Tam Bang Quái để phân tích :

Thiên Quái: 1 4 7 tức Khãm Tốn Đoài
Khãm: Nhâm Cự, Tí Tham, Quý Tham
Tốn: Thìn Vũ, Tốn Vũ, Tỵ Vũ
Đoài: Canh Bật, Dậu Phá, Tân Phá

Như vậy ta có
Tham: Tí
cự: Nhâm
Lộc: Không Có
Văn: Không Có
Vũ: Thìn, Tốn, Tỵ
Phá: Dậu, Tân
Phụ: Không Có
Bật: Canh

Địa Quái: 2 5 8 tức Khôn Trung Cấn
Khôn: Mùi Cự, Khôn Cự, Thân Tham
Trung: ???
Cấn: Sửu Phá, Cấn Phá, Dần Bật

Như vậy:
Tham: Thân
Cự: Mùi, Khôn
Lộc: Không Có
Văn: Không Có (Tốn ???)
Vũ: Không Có (Càn ???)
Phá: Sửu, Cấn
Phụ: Không Có
Bật: Dần

Nhân Quái: 3 6 9 tức Chấn Càn Ly
Chấn: Giáp Tham, Mão Cự, Ất Cự
Càn: Tuất Vũ, Càn Vũ, Hợi Vũ
Ly: Bính Phá, Ngọ Bật, Đinh Bật

Như vậy:
Tham: Giáp
Cự: Mão, Ất
Lộc: Không Có
Văn: Không Có
Vũ: Tuất, Càn, Hợi
Phá: Bính
Phụ: Không Có
Bật: Ngọ Đinh

Sắp xếp theo Tam Bang quái thấy có cái gì đó củng không ổn?

Nay thử sắp xếp ai tinh vào cửu cung thuận nghịch xem:
Thiên Nguyên: Càn Khôn Cấn Tốn (+), Tí Ngọ Mão Dậu (-)
Địa Nguyên: Giáp Canh Nhâm Bính (+), Thìn Tuất Sửu Mùi (-)
Nhân Nguyên: Dần Thân Tỵ Hợi (+), Ất Tân Đinh Quý (-)

Sau khi bày ai vào các cung rồi gom lại thì ta có 9 bảng sau đây:
Càn (+), Hợi (+)
[1][2][3]
[9][x][4]
[8][7][6]

Khôn (+), Cấn (+)
[9][1][2]
[8][x][3]
[7][6][4]

Thân (+)
[8][9][1]
[7][x][2]
[6][4][3]

Tốn (+), Nhâm (+), Canh (+), Bính (+), Tỵ (+)
[6][7][8]
[4][x][9]
[3][2][1]

Giáp (+), Dần (+)
[2][3][4]
[1][x][6]
[9][8][7]

Tí (-), Quý (-)
[7][6][4]
[8][x][3]
[9][1][2]

Ngọ (-), Mão (-), Dậu (-), Tân (-), Ất (-), Đinh (-), Tuất (-)
[1][9][8]
[2][x][7]
[3][4][6]

Thìn (-)
[6][4][3]
[7][x][2]
[8][9][1]

Sửu (-), Mùi (-)
[4][3][2]
[6][x][1]
[7][8][9]

- Advertisement -

Ta thấy rằng có bản thì hàm chứa 7 sơn, có bản thì chỉ có 1 sơn, nguyên lý này từ đâu???

Bài tới ta mỗ xẻ :
“Giáp quý thân tham lang nhất lộ hành ,
Khôn nhâm ất cự môn tòng đầu xuất ,
Tí mùi mão tam san lộc tồn đáo ,
Tuất kiền Tỵ văn khúc tương liên thứ
Tốn thìn hợi tận thị vũ khúc vị ,
Cấn bính tân vị vị thị phá quân ,
Dần canh đinh dĩ lệ khởi phụ tinh ,
Ngọ dậu sửu hữu bật thất bát cửu.”

Theo quyển Địa Lý Biện Chánh Cầu Chân, thì cái quyến Khôn Nhâm Ất 4 câu đã bị sửa đổi, chỉ còn có một câu là chân, đó chính là câu Khôn Nhâm Ất Cự Môn tòng đầu xuất!
Sau câu Khôn Nhâm Ất, thì Cấn Bính Tân phải là Phụ Tinh bỡi vì
Khôn đối Cấn, Nhâm đối Bính, Ất đối Tân, Khôn Nhâm Ất là Cự 2 thì Cấn Bính Tân phải là Phụ 8, chính là Phu Phụ hợp 10.
Câu tới Tốn Thìn Hợi tận thị Vũ Khúc vị đã bị sửa, đúng ra phải là Văn Khúc tinh. Câu Giáp Quý Thân củng đã bị sửa, đúng ra phải là Giáp Tí Thân.
Như vậy cái chân quyểt là:
Khôn Nhâm Ất Cự Môn tòng đầu xuất
Cấn Bính Tân vị vị thị Phụ tinh
Tốn Thìn Hợi Tận thị Văn Khúc vị,
Giáp Tí Thân Tham Lang nhất lộ hành.

Từ 4 câu này chúng ta củng đã có thể suy ra toàn quyết!!!
Suy như thế nào đây???
Căn cứ vào đối cung tương tác hợp 10, Hai câu đầu đã cho ta biết như thế!!!
Khôn Nhâm Ất Cự Môn (2) tòng đầu xuất
Cấn Bính Tân vị vị thị Phụ tinh (8)

Cho nên:
Khôn Nhâm Ất: 2, thì đối cung
Khôn 2 <> Cấn 8
Nhâm 2 <> Bính 8
Ất 2 <> Tân 8

Tốn Thìn Hợi 4, thì
Tốn 4 <> Càn 6
Thìn 4 <> Tuất 6
Hợi 4 <> Tỵ 6

Giáp Tí Thân: 1, thì đối cung
Giáp 1 <> Canh 9
Tí 1 <> Ngọ 9
Thân 1 <> Dần 9

Cung Chấn có Giáp Mão Ất, Giáp 1, Mão ? , Ất 2, cho nên Mão phải là 3 Lộc vậy (vì cung Chấn thuộc về Thượng nguyên 1,2,3)
Tương tự như vậy ta có:

Cung Đoài: Canh 9, Dậu ?, Tân 8, cho nên Dậu phải là 7 phá vậy (vì cung Đoài thuộc Hạ nguyên 7,8,9!!!)

Cung Khôn: Mùi?, Khôn 2, Thân 1, cho nên Mùi 3 vậy

Cung Cấn: Sửu ?, Cấn 8, Dần 9, cho nên Sửu phải 7 phá vậy

Cung Khãm: Nhâm 2, Tí 1, Quý ?, cho nên Quý là 3 vậy

Cung Ly: Bính 8, Ngọ 9, Đinh ?, cho nên Đinh phải là 7 Phá vậy

Hai cung Tốn Càn thì đã giải, tức là
Cung Tốn: Thìn 4, Tốn 4, Tỵ 6
Cung Càn: Tuất 6, Càn 6, Hợi 4

Nay ta sắp lại nhé

Khãm 1: Nhâm 2, Tí 1, Quý 3
Khôn 2: Mùi 3, Khôn 2, Thân 1
Chấn 3: Giáp 1, Mão 3, Ất 2
Tốn 4: Thìn 4, Tốn 4, Tỵ 6
Càn 6: Tuất 6, Càn 6, Hợi 4
Đoài 7: Canh 9, Dậu 7, Tân 8
Cấn 8: Sửu 7, Cấn 8, Dần 9
Ly 9: Bính 8, Ngọ 9, Đinh 7

Từ đó ta lại có toàn quyết như sau:
Khôn Nhâm Ất, Cự Môn (2), tòng đầu xuất
Cấn Bính Tân, vị vị thị Phụ tinh (8)
Tốn Thìn Hợi, tận thị Văn Khúc (4) vị
Giáp Tí Thân, Tham Lang (1) nhất lộ hành
Quý Mão Mùi, tam cung Lộc Tồn (3) đáo
Dần Ngọ Canh, y lệ tác Bật (9) tinh
Đinh Dậu Sửu, tam sơn Phá Quân (7) thủ
Càn Tuất Tỵ, Vũ Khúc (6) nhất tinh thị

Như vậy ta có bản 24 sơn đều đối đãi hợp 10!!!
[4][6][8][9][7][3][2]
[4][XXXXXXXXXXXXX][1]
[2][XXXXXXXXXXXXX][9]
[3][XXXXXXXXXXXXX][7]
[1][XXXXXXXXXXXXX][8]
[9][XXXXXXXXXXXXX][6]
[8][7][3][1][2][4][6]

Sắp xếp lại theo Thiên Địa Nhân ta có

Thiên: Tí 1, Khôn 2, Mão 3, Tốn 4, Càn 6, Dậu 7, Cấn 8, Ngọ 9
Địa: Giáp 1, Nhâm 2, Mùi 3, Thìn 4, Tuất 6, Sửu 7, Bính 8, Canh 9
Nhân: Thân 1, Ất 2, Quý 3, Hợi 4, Tỵ 6, Đinh 7, Tân 8, Dần 9

Như vậy ta thấy Thiên Địa Nhân nguyên đều có đầy đủ 9 sao cả!!!

- Advertisement -

Bây giờ ta xét Tam Bang nhé

Thiên Quái: 1 4 7 tức Khãm Tốn Đoài
Khãm: Nhâm 2, Tí 1, Quý 3
Tốn: Thìn 4, Tốn 4, Tỵ 6
Đoài: Canh 9, Dậu 7, Tân 8

Như vậy ta có
Tham: Tí
Cự: Nhâm
Lộc: Quý
Văn: Thìn, Tốn
Vũ: Tỵ
Phá: Dậu
Phụ: Tân
Bật: Canh

Địa Quái: 2 5 8 tức Khôn Trung Cấn
Khôn: Mùi 3, Khôn 2, Thân 1
Trung: ??? (Tốn, Càn chăng)
Cấn: Sửu 7, Cấn 8, Dần 9

Như vậy:
Tham: Thân
Cự: Khôn
Lộc: Mùi
Văn: (Tốn ???)
Vũ: (Càn ???)
Phá: Sửu
Phụ: Cấn
Bật: Dần

Nhân Quái: 3 6 9 tức Chấn Càn Ly
Chấn: Giáp 1, Mão 3, Ất 2
Càn: Tuất 6, Càn 6, Hợi 4
Ly: Bính 8, Ngọ 9, Đinh 7

Như vậy:
Tham: Giáp
Cự: Ất
Lộc: Mão
Văn: Hợi
Vũ: Tuất, Càn
Phá: Đinh
Phụ: Bính
Bật: Ngọ

Như vậy ta thấy Thiên Địa Nhân tam nguyên và Tam Bang đều có đầy đủ các tinh.

Nay ta thử bài ai thuận nghịch xem, tất cả có 24 bản, nhưng gom lại tất cả có 14 như sau:

Tí (-) Tham
[7][6][4]
[8][x][3]
[9][1][2]
Tốn (+) Văn
[4][6][7]
[3][x][8]
[2][1][9]

Đây là một cập thuận nghịch

Khôn (+) Cự
Hợi (+) Văn
[9][1][2]
[8][x][3]
[7][6][4]
Mão (-) Lộc
Tân (-) Phụ
[2][1][9]
[3][x][8]
[4][6][7]

Đây củng là một cập thuận nghịch

Càn (+) Vũ
Cấn (+) Phụ
[1][2][3]
[9][x][4]
[8][7][6]
Dậu (-) Phá, Ngọ (-) Bật
Tuất (-) Vũ, Ất (-) Cự
[1][9][8]
[2][x][7]
[3][4][6]

Đây củng là một cập thuận nghịch

Giáp (+) Tham
Dần (+) Bật
[2][3][4]
[1][x][6]
[9][8][7]
Quý (-) Lộc
[9][8][7]
[1][x][6]
[2][3][4]

Đây củng là một cập thuận nghịch

Nhâm (+) Cự, Canh (+) Bật
Tỵ (+) Vũ
[6][7][8]
[4][x][9]
[3][2][1]
Mùi (-) 3
[6][4][3]
[7][x][2]
[8][9][1]

Đây củng là một cập thuận nghịch

Thìn (-) Văn, Sửu (-) Phá
[4][3][2]
[6][x][1]
[7][8][9]
Bính (+) Phụ
[7][8][9]
[6][x][1]
[4][3][2]

Đây củng là một cập thuận nghịch

Thân (+) Tham
[8][9][1]
[7][x][2]
[6][4][3]

Đinh (-) Phá
[8][7][6]
[9][x][4]
[1][2][3]
Hai Thân Đinh này thì đơn thân độc mã, ăn ngũ một mình

Củng thấy rằng, nguyên bàn thì đối đãi hợp thập, thuận nghịch bài ai thì lại hợp sinh thành. Hợp 10 vào hợp sinh thành (1-6, 2-7, 3-8, 4-9) đều là gốc rể của Hà Lạc!!!
Từ 24 thế thuận nghịch phân ra thành 24 sơn hướng

- Advertisement -
Cùng chủ đề
- Advertisement -
- Advertisment -

Bài viết khác

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY