27 C
Hanoi
Chủ Nhật, 28 Tháng Tư, 2024
spot_img
Trang chủ Blog Trang 9

Ai Tinh Pháp – Huyền Không Lục Pháp

0

Ai Tinh Pháp – Nhị Thập Tứ Sơn

Ai tinh – là một trong 6 pháp của Huyền Không Lục Pháp. Sở dĩ nói “Lục Pháp” là vì phái này sử dụng 6 cương lĩnh chính, đó là :

Huyền Không, Ai Tinh, Thư Hùng, Kim Long, Thành Môn, Thái Tuế.

Ai Tinh là gì?

Ai Tinh là gì? Theo nghĩa đen, thì “Ai” nghĩa là lần lượt theo tứ tự, “Tinh” nghĩa là Cửu tinh. “Ai Tinh” là cách thức lần lượt sắp xếp các sao theo thứ tự trên đồ hình. Đại khái hiểu rằng Ai tinh là phép bày bố 9 sao Tham lang, Cự môn, Lộc tồn, Văn khúc, Liêm trinh, Vũ khúc, Phá quân, Tả phụ, Hữu bật trên Cửu cung Lạc thư, rồi từ đó phát sinh các quan điểm để luận đoán Cát-Hung trong phong thủy.

Vì vậy, muốn luận đoán được Cát-Hung thông qua hệ thống Cửu tinh thì buộc phải biết nguyên lý bày bố. Tuy các sách viết về Huyền Không Lục Pháp cũng đều nói đến tường tận, nhưng nguyên lý thì cũng khá dài dòng, nên tôi giới thiệu qua mấy nét chính yếu để mọi người có cảm hứng bàn luận.

Phép Ai tinh của các thư tịch cũng có đôi chút khác biệt. Cụ thể như Ai tinh đồ trong Nguyên Không Pháp Giám so với Ai tinh đồ của Đàm thị huyền không lục pháp cũng có chỗ khác nhau, dần dần rồi sẽ bàn luận.

 Hệ thống con số của Bát quái và Cửu tinh

Tiên – Hậu thiên bát quái, sau khi Trừu hào hoán tượng, được 24 quẻ, bày bố trên 24 sơn. Vì vậy mà mỗi sơn sẽ tương ứng có một quẻ. Từ các quẻ này, chúng ta đem đổi nó sang con số. Nói đến con số, tại Kinh Dịch, Kham dư hay trong các loại huyền học thuật số thì quan trọng nhất là hệ thống con số của Cửu Cung Lạc Thư. Bây giờ, chúng ta có thể đem số Lạc thư phối với Bát quái, sẽ được các quẻ ứng với con số.

Bát quái phối số có 2 phương thức :

  • Tiên thiên bát quái phối Lạc thư số
  • Hậu thiên bát quái phối Lạc thư số

Hậu thiên quái phối Lạc thư

  • Khảm = 1
  • Khôn = 2
  • Chấn = 3
  • Tốn = 4
  • Càn = 6
  • Đoài = 7
  • Cần = 8
  • Ly = 9
  • Số 5 tại trung cung nên không phối quái.

Đem các quẻ chuyển hoán thành Lạc thư số rồi phối với 24 sơn theo đồ hình Trừu hào hoán tượng, đây chính là hệ thống số thứ nhất.

Tiên thiên bát quái phối lạc thư

  • Càn = 9
  • Đoài = 4
  • Ly = 3
  • Chấn = 8
  • Tốn = 2
  • Khảm = 7
  • Cấn = 5
  • Khôn = 1
  • Số 5 tại trung cung nên không phối quái

Cũng như trên, đem các quẻ chuyển hoán thành số lạc thư rồi phối với 24 sơn theo đồ hình Trừu hào hoán tượng, đây chính là hệ thống số thứ 2. (xem hình vẽ)

Chú : Phép “Trừu hào hoán tượng” hay “Trừu hào hoán hướng” là cách thức để biến đổi 1 quẻ thông qua quá trình thay đổi các hào Âm-Dương trong quẻ. “Trừu” nghĩa là rút ra, “trừu hào hoán tượng” nghĩa đen là “rút hào trong quẻ ra để thay đổi tượng quẻ” – Chi tiết cách thức sẽ trình bày sau.

Tiên - Hậu thiên phối Lạc Thư - Trừu Hào Hoán Tượng

Cửu tinh

Gọi là Cửu tinh, tức là tên của các sao trên trời : Tham Lang, Cự Môn, Lộc Tồn, Văn Khúc, Liêm Trinh, Vũ Khúc, Phá Quân, Tả Phù, Hữu Bật. 9 sao này cấu thành hệ Bắc đẩu thất tinh. Thực ra, Bắc đẩu thất tinh tương truyền từ xưa đến nay có số lượng không thống nhất. Tham Lang cửu tinh chỉ là một trường hợp. Tên của các sao trong Bắc đẩu thất tinh là Thiên Khu, Thiên Tuyền, Thiên Cơ, Thiên quyền… tất cả gồm 7 ngôi, nó cùng với các sao Tham lang quan hệ như sau :

  • Thiên khu = tham lang
  • Thiên tuyền = cự môn
  • Thiên cơ = lộc tồn
  • Thiên quyền = văn khúc
  • Ngọc hoành = liêm trinh
  • Khai dương = vũ khúc
  • Dao quang = phá quân

7 sao này tạo thành sơ đồ hình “cán gáo”, ngoài ra còn có 2 sao Tả Phù, Hữu Bật khi ẩn khi hiện hộ vệ cho Bắc Đẩu Thất tinh, chính vì thế nên nó cũng rất quan trọng. 9 sao này bày bố theo 1 thứ tự nhất định, bắt đầu từ vị trí đầu tiên của “đẩu” (Cái gáo), theo thứ tự sắp xếp đến cuối của “cán gáo”. Xem trong hình vẽ có thể thấy, thứ tự thuận là :

1- Tham Lang, 2- Cự Môn, 3- Lộc Tồn, 4- Văn Khúc, 5- Liêm Trinh, 6- Vũ Khúc, 7- Phá Quân, 8- Tả Phù, 9- Hữu Bật.

Sau đó lại đem thứ tự này của cửu tinh sắp xếp vào sơ đồ Lạc thư cửu cung, sẽ được hệ thống Cửu tinh phối Lạc thư.
Đem hệ thống số Cửu tinh phối lạc thư này kết hợp với hệ thống thứ nhất ở phần trên (Hậu thiên phối lạc thư) sẽ được “Nhị thập tứ sơn ai tinh đồ”. Đây cũng chính là “Diệu hợp cấu tinh đồ” trong “Huyền Không Bản Nghĩa” của Đàm Dưỡng Ngô. Các loại quyết về Ai tinh quyết, cũng như các bí mật giấu kín không tiết lộ, hay phép tắc cát hung đều ẩn chứa trong sơ đồ này.

Cửu tinh phối Lạc thư - Cổ Học Phương Đông

Hậu Thiên Bát Quái Phối Cửu Tinh - Cohoc.vn

Đây chính là Ai tinh đồ của Huyền Không Lục Pháp. Trong này chứa nhiều điều bí mật, nhiều quyết pháp của Huyền Không nói chung và Huyền Không Lục Pháp nói riêng.

(Chương 2 : QUAN HỆ AI TINH VỚI LINH – CHÍNH, SƠN – THỦY, NGUYÊN VẬN)

NGUYỄN TRỌNG TUỆ·THỨ BA, 27 THÁNG 11, 2018

Bát lộ hoàng tuyền

0

Trong Phong thủy ắt hẳn bạn nghe tới bát lộ Hoàng tuyền hay bát sát hoàng tuyền rất nhiều nhưng lại không biết thật hư như thế nào. Trong nhiều môn phái khác nhau có những cách hiểu khác nhau 1 tí nhưng cơ bản cách dụng đều giống nhau.

Với những nguyên lý hình thành nên bát lộ Hoàng tuyền cũng gây nên nhiều tranh cãi trong giới phong thủy, mỗi người – mỗi phái lại có mỗi cách suy luận về cách hình thành bát lộ hoàng tuyền khác nhau.

Nhưng tóm lại phương vị Hoàng tuyền là phương vị đáng phải e ngại, nếu biết dụng nó thì rất tốt. Nhưng không biết dụng nó thì quả là 1 mối lo ngại rất lớn, sự hung hiểm và tai họa không thể lường trước được.

Bát lộ Hoàng tuyền – bát sát hoàng tuyền là 1 trong những phần không thể bỏ qua trong phong thủy tam hợp phái. Nếu bạn là 1 người đam mê nghiên cứu Phong thủy cũng như bạn là người mới bước chân vào con đường này cũng nên đọc qua 1 lần.

Đây là 1 trong những công cụ yếu lượt của các thầy phong thủy âm trạch lẫn dương trạch nhà ở.

Khi nghiên cứu Hoàng tuyền ta sẽ thấy có 2 loại Hoàng tuyền đó là “Bát lộ Hoàng tuyền” và “ Phản phúc Hoàng tuyền”

  • Ca quyết Bát lộ Hoàng tuyền

Canh Đinh Khôn thượng thị Hoàng tuyền

Ất Bính tu phòng Tốn thủy tiên

Giáp Quý hướng trung hưu kiến Cấn

Tân Nhâm thủy lộ phạ đương Càn.

  • Ca quyết Phản phúc Hoàng tuyền

Canh Đinh Khôn thượng thị Hoàng tuyền

Khôn thượng Canh Đinh bất khả ngôn

Ất Bính tu phòng Tốn thủy tiên

Ất Bính Tốn hướng họa đương tiền

Giáp Quý hướng trung hưu kiến Cấn

Cấn kiến Giáp Quý hung sự thiêm

Tân Nhâm thủy lộ phạ đương Càn.

Càn hướng Tân Nhâm họa liên liên.

Phương pháp này được cho là xuất phát từ phong thủy tam hợp phái và hiện nay được sử dụng rất rộng rãi trong những trường phái phong thủy khác.

Theo tam hợp phái Bát lộ hoàng tuyền được xây dựng nên từ “song sơn ngũ hành” – phần này chúng tôi – Phong thủy Nguyên Cát – sẽ có bài viết giới thiệu sau. Và sự thuận nghịch của vòng Trường sinh thập thần để tìm ra phương vị Lâm quan và Đế vượng để lập nên lý thuyết này.

giới thiệu về bát lộ hoàng tuyền và bát sát hoàng tuyền

Giải thích ca quyết:

  • “Canh Đinh Khôn thượng thị Hoàng tuyền”

Lập nhà hướng Canh hoặc hướng Đinh nếu có nước chảy đi ở phương Khôn gọi là phạm bát lộ Hoàng tuyền.

Nhà lập hướng Canh, hướng Đinh nếu thấy phương Khôn có dòng nước chảy đi, hoặc nhà hướng Khôn mà phương Canh, phương Đinh có nước chảy đi đều phạm Hoàng tuyền, mà người ta gọi là “Phản phúc Hoàng tuyền”.

Có sách nói là “Bát sát Hoàng tuyền” vậy Bát sát Hoàng tuyền là gì?

Bát sát Hoàng tuyền cũng giống như “Bát lộ Hoàng tuyền” hay còn gọi là “Hoàng tuyền thủy”. Nếu nhà lập hướng Canh hoặc hướng Đinh mà phương Khôn có góc nhà người khác đâm vào, con đường đâm vào, cột điện, nhưng vật sắc nhọn …đâm vào thì gọi là Bát sát Hoàng tuyền.

Bát sát Hoàng tuyền hay Bát lộ Hoàng tuyền hay Hoàng tuyền thủy cơ bản đều giống nhau chỉ là khác nhau ở tên gọi mà thôi.

Những câu ca quyết phía dưới cũng tương tự

  • “Ất Bính tu phòng Tốn thủy tiên”

Lập nhà hướng Ất hoặc hướng Bính nếu có dòng nước chảy đi hoặc gặp con đường hoặc vật nhọn… đâm vào ở phương Tốn gọi là phạm Hoàng tuyền.

Hoặc lập nhà hướng Tốn mà phương Ất, phương Bính có có dòng nước chảy đi hoặc gặp con đường hoặc vật nhọn… đâm vào gọi là Phản phúc Hoàng tuyền.

  • “Giáp Quý hướng trung hưu kiến Cấn”

Lập nhà hướng Giáp hoặc hướng Quý nếu có dòng nước chảy đi hoặc gặp con đường hoặc vật nhọn… đâm vào phương Cấn gọi là phạm Hoàng tuyền.

Hoặc lập nhà hướng Cấn mà phương Giáp, phương Quý có có dòng nước chảy đi hoặc gặp con đường hoặc vật nhọn… đâm vào gọi là Phản phúc Hoàng tuyền.

  • “Tân Nhâm thủy lộ phạ đương Càn”

Lập nhà hướng Tân hoặc hướng Nhâm nếu có dòng nước chảy đi hoặc gặp con đường hoặc vật nhọn… đâm vào phương Càn gọi là phạm Hoàng tuyền.

Hoặc lập nhà hướng Càn mà phương Tân, phương Nhâm có có dòng nước chảy đi hoặc gặp con đường hoặc vật nhọn… đâm vào gọi là Phản phúc Hoàng tuyền.

Phạm vào Hoàng tuyền là điềm đại hung vì vậy khi làm nhà cần có sự cân nhắc cẩn thận.

An du niên biến quái trong phong thủy

0

An du niên biến quái trong phong thủy

 

Trong Phong thủy, nếu đem mệnh quái phối hợp với trạch quái thì ta được Du niên biến quái. Du niên biến quái là phương thức biến đổi quẻ để định đoán cát hung. Dưới đây là bài ca quyết về Du niên biến quái.

Nhất biến thượng Sinh khí

Nhì biến trung Ngũ quỷ

Tam biến hạ Diên niên

Tứ biến trung Lục sát

Ngũ biến thượng Hoạ hại

Lục biến trung Thiên y

Thất biến hạ Tuyệt mệnh

Bát biến trung Phục vị.

Chú ý : 

  1. Sinh khí, Ngũ quỷ, Diên niên, Lục sát, Hoạ hại, Thiên y, Tuyệt mệnh và Phục vị là Du niên biến quái ứng với tám hướng.
  2. Trong mệnh quái phân ra hào thượng, trung và hạ tính từ trên xuống dưới.

Ví dụ: Mệnh Quái là quẻ Khôn ta biến đổi quẻ như sau :

Lần thứ nhất, hào thượng Âm chuyển thành Dương, quẻ Khôn sẽ đổi thành quẻ Cấn, như vậy xét theo Hậu Thiên bát quái, hướng Đông Bắc là hướng Sinh khí đối với gia chủ.

Tương tự, lần thứ 2 thành quẻ Tốn – hướng Đông Nam là Ngũ quỷ Lần thứ 3 thành quẻ Càn – hướng Tây Bắc là Diên niên (Phúc đức)

Lần thứ 4 thành quẻ Ly – là Lục sát

Lần thứ 5 thành quẻ Chấn – là Hoạ hại

Lần thứ 6 thành quẻ Đoài – là Thiên Y

Lần thứ 7 thành quẻ Khảm – là Tuyệt mệnh

Lần thứ 8 về lại quẻ Khôn – là Phục vị

Ví dụ I: Cung Càn

           Nhất biến thượng Sinh khí.

Lần 1: biến hào trên thành Đoài               Sinh Khí

           Nhị biến trung Ngũ quỷ 

Lần 2: biến hào giữa thành Chấn             Ngũ Quỷ

           Tam biến hạ Diên niên   

Lần 3: biến hào dưới thành Khôn            Phúc Đức

           Tứ biến trung Lục sát     

Lần 4: biến hào giữa thành Khảm            Lục Sát

           Ngũ biến thượng Họa hại

Lần 5: biến hào trên thành Tốn                Họa Hại

           Lục biến trung Thiên y   

Lần 6: biến hào giữa thành Cấn               Thiên Y

          Thất biến hạ Tuyệt mạng      

Lần 7: biến hào dưới thành Ly         Tuyệt Mạng

           Bát biến trung Phục vị   

Lần 8: biến hào giữa thành Càn       Phục Vị

 

 

Ví dụ II: Cung Đoài

           Nhất biến thượng Sinh khí.

Lần 1: biến hào trên thành Càn         Sinh Khí

           Nhị biến trung Ngũ quỷ 

Lần 2: biến hào giữa thành Ly          Ngũ Quỷ

           Tam biến hạ Diên niên   

Lần 3: biến hào dưới thành Cấn        Phúc Đức

           Tứ biến trung Lục sát     

Lần 4: biến hào giữa thành Tốn        Lục Sát

          Ngũ biến thượng Họa hại

Lần 5: biến hào trên thành Ly           Họa Hại

           Lục biến trung Thiên y   

Lần 6: biến hào giữa thành Khôn       Thiên Y

           Thất biến hạ Tuyệt mạng

Lần 7: biến hào dưới thành Chấn      Tuyệt Mạng

           Bát biến trung Phục vị    

Lần 8: biến hào giữa thành Đoài        Phục Vị.

(Lần lượt các cung khác cũng như vậy)

Xuất phát từ Thiên văn học, chòm sao Bắc đẩu thất tinh gồm 7 sao và thêm hai sao phụ Tả Phụ Hữu Bật, vừa chỉ các phương vị, vừa để xác định các thời khắc, các mùa và xác định cát hung của phương hướng. Áp dụng trong Phong thủy, chòm sao này được đặt tên cho các du niên để thuận tiện trong việc luận đoán cát hung (Tương tự các môn cổ học khác, các tính chất thường gán với 1 sao để dễ hình dung). Như vậy, tương ứng với du niên biến quái là một sao cụ thể

Ta có thể dùng bài thơ sau:

Nhất biến thượng Sinh khí (biến hào trên)

Nhất biến trung Tuyệt Mệnh (biến hào giữa)

Nhất biến hạ vi Họa hại (biến hào dưới)

Thượng nhị biến vi Ngủ quỷ (biến 2 hào trên)

Thượng hạ biến vi Lục sát (biến 2 hào dưới)

Tam hào biến vi Diên Niên (biến cả 3 hào)

Tam hào bất biến vì Phục Vị (không biến hào)

Sự hình thành Ngũ quỷ, tuyệt mệnh lục sát trong phong thủy

0

Sự hình thành Ngũ quỷ, tuyệt mệnh lục sát trong phong thủy

Các sao xấu trong Đông tứ trạch và Tây tứ trạch trong phong thủy: Ngũ quỷ, Tuyệt Mệnh, Lục sát

Nguyên văn:

Thuần âm thuần dương tương khắc là Ngũ quỷ

Âm khắc âm, dương khắc dương, lại thuần dương tương sanh, thuần âm tương sinh, không phải Tuyệt mệnh cũng là Lục sát.

Đó là Đông, Tây tứ trạch tập hợp lại để xem

Giải thích:

Sao xấu trong phong thủy cửu tinh là chỉ sao Ngủ quỷ, Tuyệt mệnh và Lục sát, phần này sẽ trính bày và phân tích về tính các hung của chúng.

Ngũ quỷ:

Nguyên văn nói: “thuần âm thuần dương tương khắc là Ngũ quỷ” nghĩa là , hai quẻ cùng là thuần âm hoặc là thuần dương. Đồng thời có mối quan hệ sinh khắc với nhau gọi là Ngũ quỷ.

Như Càn và Cấn đều là quái dương: Càn là dương Kim, Chấn là dương Mộc, Kim khắc Mộc, nên Càn Chấn là Ngũ quỷ

Ly và Đoài đều là quẻ âm, Ly là hỏa, Đoài là kim, hỏa khắc kim, nên Ly và Đoài là ngũ quỷ. Cấn Khảm đều là quẻ dương, Cấn thuộc thổ, Khảm thuộc thủy, thủy thổ tương xung, nên cấn khảm là ngũ quỷ.

Trong 2 quẻ cùng là ngủ quỷ, quẻ khắc sẽ được gọi là Quan quỷ, đây chính là nguồn gốc của tên gọi Ngũ quỷ.

Sao ngũ quỷ là sao xấu đứng thứ 2 sau sao Tuyệt Mệnh.

Tuyệt Mệnh

Nguyên văn viết:”Dương khắc âm, âm khắc dương”, nghĩa là, trong hai quẻ, một quẻ là dương, một quẻ là âm, âm dương tương khắc. Hai quẻ này kết hợp với nhau tạo thành tuyệt mạng.

Như Càn là dương, Ly là âm, đồng thời Càn là Kim, Ly là hỏa, Hỏa khắc kim, âm hỏa khắc dương kim. Nên Càn Ly kết hợp với nhau là Tuyệt mệnh.

Cấn là dương Tốn là âm, Cấn là Thổ, Tốn là Mộc, mộc khắc thổ, âm mộc khắc dương thổ, nên Cấn Đoài kết hợp là Tuyệt mệnh.

Khảm là dương, Khôn là âm, Khảm thủy, khôn là thổ, thổ khắc thủy, âm thổ khắc dương thủy. Nên Khảm Khôn kết hợp thành Tuyệt mệnh

Ở đây cần nói thêm rằng, giữa hai quẻ là Ngũ quỷ của nhau cũng có quan hệ tương khắc, nhưng sao ở đây gọi là Tuyệt mệnh?

Bởi vì âm dương tương khắc, dương khắc âm, hoặc âm khắc dương thì phải khối đối phương đến cùng mới thôi. Do vậy gọi là Tuyệt mạng. Sao hung Tuyệt mệnh là sát tinh hung ác nhất trong Du niên cửu tinh.

Lục sát

Nguyên văn viết” Thuần dương tương sinh, thuần âm tương sinh” nghĩa là, hai quẻ hoặc đều là quẻ dương, đồng thời có mối quan hệ tương sinh với nhau, hoặc đều là quẻ âm và có mối quan hệ tương sinh với nhau.

Như Càn Khảm đều là quẻ dương, càn kim, khả thủy, kim sinh thủy, nên càn khảm đều là lục sát.

Khôn lý đều là quẻ âm, đông thời Khôn thổ, Ly hỏa, hỏa sinh thổ nên khôn ly đều lục sá.

Đoià tốn quẻ âm , đoài lim tốn thủy, kim sinh thủy, nên Đoài tốn đều là Lục sát

Từ đó có thể thấy, trong ứng dụng thực tế, hai quẻ là Lục sát của nhau vừa có tương sinh, vừa có tương khắc, do đó, không thể đồng loạt cho là tương sinh.

 

Phái hình thế và phái lý khí trong phong thủy

0

Phái hình thế và phái lý khí trong phong thủy

  • Phái hình thế trong phong thủy.

 Phái hình thế do Dương Quân Tùng và Tăng Văn Thuyên người Giang Tây sáng lập. Phía hình thế chú trọng Long, huyệt, sa, thủy, hướng, tìm long mạch, hình tượng hóa đặc trưn của địa hình, địa thế, dựa vào hình thế tự nhiên mà đặt tên. Ứng dụng thực tiễn của hình thế rất phong phú, điều kiêng kị rất ít, nội dung lại dể hiểu, vì vậy được lưu truyền rộng rãi.

Lý Luận của phái Hình thế chủ yếu liên quan đến môi trường tự nhiên như đất đai, mạch núi, hướng chảy, hình dáng và số lượng dòng chảy. Sau thời nhà Đường, phái hình thế chủ yếu phát triển mạnh ở Giang tây. Phái hình thế chú trọng việc lựa chọn hình thế núi sông và môi trường tự nhiên bên ngoài nhà ở, phương pháp chủ yếu là ” phép xem núi nếm nước” và phép sơn hoàn thủy bão”. Lý luận là ” Âm dương giao hòa” núi non bao bọc, gần nguồn nước ắt sẽ có khí ” tìm long, điểm huyệt xem sa, chọn hướng. Hình chính là hình dáng của núi nơi kết huyệt. Hình là yếu tố chính để tạo thế và tụ khí, sinh khí dựa vào thế mà vận hành, dựa và hình mà dừng, hình là sự tổng kết về thế. Thế là chỉ hình dáng nhấp nhô nối tiếp từ điểm khởi nguồn của long mạch tới long huyệt. So với hình thì hình gần thế xa, hình nhỏ thế lớn, cho nên muốn bàn về hình thì trước tiên phải quan sát thê.

Trong phong thủy học, dù là phái Hình thế hay phái lý khí cũng đều tuân theo nguyên tắt chung, đó là: Thiên, Địa, Nhân hợp nhất, Âm dương cân bằng và Ngũ hành tương sinh tương khắc. Lý luạn của phái hình thế và phái lý khí cũng có liên quan đến nhau. Người học phong thủy cần phải tinh thông cả hai phái, tức là phải tinh thông phái lý khí, đồng thời cũng phải tiếp thu nhưng tinh hoa của phái Hình thế.

Thời Minh Thanh, nhìn chung phái Hình thế lưu hành rộng rãi hơn phái Lý khí. Vì lý luận và hoạt động thực tiễn mà phái hình thế chủ trương có cảm nhận về hình dạng trực quan và chức năng vật chất nhất định, và dễ được mọi người tiếp nhận hơn. Phái hình thế lại tiếp tục phân chia, chủ yếu chia thành 3 môn pháo là phái loan đầu, phái Hình tượng và phái hình pháp. Trong đó phái hình pháp chú trọng trong việc quan sát hình thế sơn thủy quanh công trình. Vì phái này chủ yếu hoạt động ở Giang tây nên còn có tên gọi khác là phái Giang Tây.

  • Phái Lý khí trong Phong thủy

Nội dung của phái lý khí rất linh hoạt và có khả năng ứng dụng cao trong thực tế, đây là trường phái chính trong phong thủy hiện đại. Nhưng kiến thức của phái lý khí rất quan trọng trong việc tìm hiểu về phong thủy, đây cũng là cơ sở để tìm hiểu về phong thủy hiện đại.

Nói về nguồn gốc của phái Lý khí, trước tiên hãy ngược lại thời Chu Công bói Hà lạc, sau này đến thời Xuân Thu Chiến Quốc, học thuyết âm dương phát triển mạnh. Đến đời nhà Tấn, Quách Phác đã đưa ra nội dung của lý khí “:24 sơn phân chia thuận nghịch, cộng lại thành 48 cục”. Trong cuốn ” Thanh nang áo ngữ” của Dương Quân Tùng người thời nhà Đường, ngay từ thiên mở đầu đã viết:

” Khôn Nhâm Ất cự môn tòng đầu xuất

Cấn Bính Tân vị vị thị Phá Quân

Tốn Thìn Hợi tận thị Vũ khúc vị

Giáp Quý Thân Tham Lang nhất lộ hành”

Có nghĩa là:

Với ba hướng Khôn Nhâm Ất thì dùng Cự môn khởi đầu. Với ba hướng Cấn Bính Tân thì vị trí nào cung dùng Phá Quân nhập trung cung để thay thế. Với 3 hướng Giáp Quý Thân thì dùng sao Tham Lang nhập trung cung để thay thế. Đây là nội dung mà huyền không học khó làm rỏ nhất trong hơn nghìn năm qua. Dương Quân Tùng còn để lại các tác phẩm ” Thiên ngọc kinh” đây là trước tác quan trọng nhất của phái lý khí. Phái lý khí do Vương Cấp và Trần Đoàn sáng lập, phạm vi hoạt động chủ yếu ở Phúc Kiến.

Phái lý khí vọi hà Đồ là chủ thể, sau đó phối lạc thư. Coi Tiên thiên Bát quái là chủ thể, sau đó phối với Hậu thiên Bát quái. Coi bát quái, 12 địa chi, Thiên tinh và Ngũ hành là Tứ cương, chú trọng phương vị, có rất nhiều thế xấu cần kiêng kị, lý luận vô cùng phứt tạp. Phái lý khí chú trọng việc dùng la bàn để xác định phương hứng, sơn dương hướng dương, sơn âm hướng âm, không được nhầm lẫn, để định sinh khắc.

Phái lý khí là phái phứt tạp, nội dung lý luận dường như bao gồm toàn bộ Dịch Lý, âm dương, ngũ hành, hà đồ, lạc thư, bát quái, tinh tú, thần sát, kỳ môn, đều là cơ sở và nguyên lý của phái lí khí.

Phái lý khí có rất nhiều môn phái, ngoài các môn phái lớn như bát trạch, phái mệnh lý, phái tam hợp, phiên quái, ngũ hành phái, phái huyền không phi tinh, Trong đó quan trọng nhất là ba bái tam nguyên, Tam hợp và Thiên tinh.

Tuy có nhiều môn phái nhưng cơ sở lý luận chủ yếu vẫn là 3 học thuyết này.

Phái huyền không phi tinh là môn phái quan trọng trong lý khí, phân thời không thành Tam nguyên cữu vận, dựa vào cữu cung trong Lạc thư để sắp xếp Cữu tinh, kết hợp Dương trạch và Nguyên vận, tọa hướng cữu tinh, để luận bàn cát hung.

sau đó dựa vào hình thế của Dương trạch để bố cục, kết hợp với môi trường sơn thủy xung quanh để suy đoán cát hung vượng suy. Phái huyền không phi tinh tương đối thịnh hành dưới thời Càn Long, Gia Khánh.

Cho dù là phái hình thế hay phái lý khí, đều tuân theo những nguyên tắt chung, đó là nguyên tắt Thiên Địa Nhân hợp nhất. Nguyên tắt ngũ hành tương sinh tương khắc . Lý luận của phái hình thế và phái lý khí cũng ảnh hưởng lẫn nhau , dung hội trong nhau. Bởi vậy, khi nghiên cứu Phong thủy cần phải tiếp thu được tinh hoa của cả hai phái này.

Bát trạch 24 sơn hướng

0

Bát trạch phân chia thành 4 sao tốt và 4 sao xấu, mỗi sao chia thành 3 sao nhỏ (tiểu tinh). Mỗi 1 quái chia thành 3 sơn hướng.

Mỗi 1 quái sấp xếp theo chiều thuận, ứng với 3 sơn hướng có 3 tiểu tinh như sau:

Sinh khí: Văn xương (chủ Thôi quan), Thiên xu (Chủ Sinh khí), Thiên tiết (chủ Tiết hiếu).
Diên niên: Thiên tiền (chủ Phát tài, phát Lục súc), Khai dương (chủ Diên niên), Tòng quan (chủ Vũ chức, Phó tòng).
Thiên y: Thiên điền (chủ Phúc thọ, thương khố), Thiên tuyền (chủ Thiên y, trù thực), Thiên tôn (chủ vượng tự).
Phục vị: ti lộc (chủ phú quý), phụ dực (chủ Phục vị), tiến hiền (chủ khoa giáp).
Tuyệt mệnh: Thiên phong (chủ hình thương, hỏa tai), Dao quang (chủ Tuyệt mệnh), Tử khí (chủ bệnh tử).
Ngũ quỷ: Quán tác (chủ tự ải, lao ngục), Ngọc hành (chủ Ngũ quỷ, tiểu sản), ti quái (chủ yêu tà).
Họa hại: Quyển thiệt (chủ tai tụng), Thiên cơ (chủ Họa hại), Thiên tặc (chủ kiếp đạo).
Lục sát: Bại thương (chủ phá hao), Thiên quyền (chủ Lục sát, bất thiện, đổ bác), Hàm trì (chủ dâm dật).

Chúng ta lấy Trạch Khảm làm ví dụ, 24 sơn phối các sao như sau:

Tỵ: Thiên tiết
Tốn: Thiên xu (sinh khí)
Thìn: Văn xương
Bính: Thiên tiền
Ngọ: Khai dương (Diên niên)
Đinh: Tòng quan
Mùi: Thiên phong
Khôn: Dao quang (Tuyệt mệnh)
Thân: Tử khí
Ất: Thiên tôn
Mão: Thiên tuyền (Thiên y)
Giáp: Thiên điền
Canh: Quyển thiệt
Dậu: Thiên cơ (Họa hại)
Tân: Thiên tặc
Dần: Ti quái
Cấn: Ngọc hành (Ngũ quỷ)
Sửu: Quán tác
Nhâm: Ti lộc
Tí: Phụ dực (Phục vị)
Quý: Tiến hiền
Tuất: Bại thương
Càn: Thiên quyền (Lục sát)
Hợi: Hàm trì

Như đại môn mở ở chính Tốn, tức Sinh khí nhập trạch, cung Thìn sẽ là Văn xương, cung Tỵ là Tiết hiếu
(phần này bản chất dùng phép trừu hào hoán tượng, có dịp sẽ viết về trừu hào hoán tượng cho mọi người tham khảo)

Nguyên văn:

八宅笼统地分为四吉星和四凶星,其实每一个星当中都包含三个小星,分别对应每一卦的三个山向,在分析时以主星为主,但每一个小星都有不同的侧重点,我们在布局时就可以此为依据,有所针对性地进行布局。
每一卦按顺时针排列,对应三个山向,小星分布如下:
生气:文昌(主催官)、天枢(主生气)、天节(主节孝)。
延年:天钱(主发财、发六畜)、开阳(主延年)、从官(主武职、仆从)。
天医:天田(主福寿、仓库)、天璇(主天医、厨食)、天孙(主旺嗣)。
伏位:司禄(主富贵)、辅翼(主伏位)、进贤(主科甲)。
绝命:天烽(主刑伤、火灾)、摇光(主绝命)、死气(主病死)。
五鬼:贯索(主自缢、牢狱)、玉衡(主五鬼、小产)、司怪(主妖邪)。
祸害:卷舌(主灾讼)、天机(主祸害)、天贼(主劫盗)。
六煞:败伤(主破耗)、天权(主六煞、不善、赌博)、咸池(主淫佚)。
我们以坎宅为例,二十四山配星如下:
巳:天节
巽:天枢(生气)
辰:文昌
丙:天钱
午:开阳(延年)
丁:从官
未:天烽
坤:摇光(绝命)
申:死气
乙:天孙
卯:天璇(天医)
甲:天田
庚:卷舌
酉:天机(祸害)
辛:天贼
寅:司怪
艮:玉衡(五鬼)
丑:贯索
壬:司禄
子:辅翼(伏位)
癸:进贤
戌:败伤
乾:天权(六煞)
亥:咸池
如大门开正巽门,则主生气入宅,偏左的辰方则还应旺文昌,偏右的巳方还主儿孙有节孝。
抽爻换象法:
这是八宅法中很特殊的一套独门秘

CÁT HUNG TRONG PHONG THỦY HUYỀN KHÔNG PHI TINH

0

Căn cứ vào cát hung để bố trí trong phong thủy huyền không phi tinh

Khi lập nên tinh bàn huyền không phi tinh, chúng ta cần phải nắm được cát hung trong tinh bàn để luận đoán.

Vậy chúng ta làm sao có thể biết được, trong nhà vị trí nào là cát? Vị trí nào là hung? Như thế nào là cát và như thế nào là hung?

Như vậy, khi biết được nơi nào là cát, chúng ta cần phát huy những đặc tính cát của nó, biết nơi hung để giảm tối đa những hung hại mang đến cho chúng ta

Căn cứ vào tinh bàn cát hung để bố trí phong thủy, chúng ta cần lưu ý 2 yếu tố mấu chốt; một là người, hai là vật.

Trước tiên nói về con người: trong cữu cung, mỗi cung đại diện cho mỗi thành viên trong gia đình, cho mỗi người khác nhau. Vì vậy, khi 1 cung nào đó bị ảnh hưởng xấu, nó cũng ảnh hưởng đến một người nào đó trong gia đình, bởi mỗi người đều có 1 quái mệnh khác nhau.

yeu-to-anh-huong-den-phong-thuy-huyen-khong-phi-tinh

Mệnh quái đối với phong thủy khá quan trọng, nếu như 1 người nào đó trong gia đình có Mệnh quái Thổ, thì hỏa sinh thổ, thích hợp với vị trí cữu tử. Nếu cửa chính là tứ lục sẽ làm bất lợi cho gia chủ, vì mộc khắc thổ, làm cho mình bị hao tổn, nhất là dạ dày, vì dạ dày thuộc thổ. Đây là sự sinh khắc trong ngũ hành, nên khi lựa chọn phương vị với mục đích gì đó cần phải phân tích rỏ ràng

Nếu cửa chính là cữu tử, mệnh quái là Cấn, vậy ta cũng có tổ hợp 9 -8, nếu bạn ở trong căn phòng có phi tinh là 4, thì căn phòng đó quết định song tinh tổ hợp. Bây giờ căn phòng bạn đang ở có song tinh tổ hợp là 4 -8 “tứ bát đồng cung, đã thương tiểu khẩu” (có bản dịch là  “tiểu khẩu dã phong cuồng”). Từ những tổ hợp đó bạn có thể biết chuyện gì có thể xẩy ra trong căn phòng ấy, và quyết định ai nên ở và ai không nên ở.

Đối với phần này, mỗi người, mỗi môn phái sẽ có những nhận định khác nhau, trên đây chỉ là những kinh nghiệm của tôi khi đi tư vấn phong thủy, xin các đọc giả lưu ý.

Mặc khác, nếu một vị trí nào đó là hung, mà các thành viên trong gia đình ít lui tới, ví như, phòng kho, phòng ngủ dự trù… những vị trí như thế khi không bị kích động nhiều, hung tinh cũng ít phát huy tác dụng. Tuy nó, có những tác dụng nhưng trong một giới hạn nào đó mà thôi, và thường nó chỉ ảnh hưởng đến những người hay lui tới những vị trí đó.

Trái lại, nếu như những vị trí hung nằm ở phòng khách, phòng sách, phòng ngủ…thì sự ảnh hưởng của nó càng nghiêm trọng.

Thứ 2: chúng ta cần phải xem xét đến vật – tức là loan đầu. Khi chúng ta biết được tinh bàn nơi nào cát nơi nào hung rồi, chúng ta cũng không thể kết luận là nơi hung là hung, nơi cát là cát

 

Trong huyền không phi tinh hung vị chính là hung khí, cát vị chính là cát khí. Những thứ này cần phải thông qua hình thế loan đầu, để kích phát hoặc chế hóa thì mới biết được có tác dụng như thế nào. Nếu chúng ta không ở đó, không tác động tới nó thì chúng ta không thể nói nó là cát hay hung được.  Phần này cũng chính là 1 phần để chúng ta hóa giải những khu vực mà chúng ta cho là xấu.

Nguyên lý dùng loan đầu để kích phát cát hung trong phong thủy huyền không phi tinh chính là sự sinh khắc chế hóa của ngũ hành.

Ví dụ: “1 5 kết hợp, Tí Quý sinh dương” (lở loét) – tổ hợp 1 -5, năm Tí năm Quý sinh bệnh lở loét. Nếu 1 5 ở tại phòng ngủ, bạn đặt những vật hành thủy hoặc hành thổ ở trong phòng ngủ (thủy ứng với số 1, màu vàng hoặc hành thổ thuộc ngũ hoàng). “Nhất Ngũ, Tí Quý sinh dương” (dương là lở loét, ví dụ như loét dạ dày chẳng hạn) lúc này có cơ hội phát tác rất mạnh. Nếu trong phòng có nhiều vật phẩm phong thủy có ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ sẽ kích phát tính chất hung lên rất mạnh. Bởi vì, căn cứ vào ngũ hành sinh khắc, kim sinh thủy, thủy bổ cho thủy, thổ bổ cho thổ, hỏa sinh thổ. Người ngủ trong căn phòng này rất dễ bị bệnh thận, ruột, dạ dày…

Nếu không có loan đầu kích phát thì sự hung hiểm sẽ đở hơn rất nhiều. Nhưng phần lớn gia chủ đều không hiểu rõ hết về ngũ hành nên cũng không thể tránh khỏi sự kích phát.

Cho nên, chúng ta thông qua phong thủy huyền không để bố trí, sắp xếp lại. Nếu ở phương vị tốt, chúng ta dùng vật phẩm phong thủy để kích hoạt khí tốt lên. Nếu là phương vị xấu, chúng ta có thể loại bỏ những vật mang tính bất lợi hoặc những vật có khả năng kích phát khí xấu. Hoặc có thể dùng vật phẩm phong thủy để có thể chế hóa, như thế chúng ta có thể xu cát Tỵ hung.

Thông qua tinh bàn huyền không cát hung để bố trí sếp xếp phong thủy, chúng ta lưu ý đến 2 nguyên tắc.

Một là: “khí khẩu ty nhất trạch chi khu”

Ý nói, trong huyền không phi tinh, nếu 1 khu vực nào đó bị kích động, ra vào thường xuyên bởi người nhiều thì nó sẽ có ảnh hưởng đến 1 khu vực rộng lớn. Sự tốt xấu nơi cửa chính, làm ảnh hưởng đến toàn bộ ngôi nhà.

Lấy ví dụ về 1 trường hợp song tinh đáo hướng, song tinh đáo hướng ở phương Bắc, nếu ở phương Bắc có mở cửa sổ, bát bạch liền kích hoạt vượng khí, nên mở hết cửa sổ ra để kích hoạt bát bạch vượng nhất có thể. Nếu như vị trí đó, bên ngoài là đường đi, bể bơi, hồ nước… thì đương nhiên bát bạch đang rất vượng.

Đương nhiên, cửa chính là nơi nạp khí quan trọng nhất, mà người ta vẫn hay gọi là khí khẩu, tiếp theo có thể là cửa sổ.

Nếu như 2 8 ở vị trí cửa sổ, vận 8 thì bát bạch đương lệnh, lúc này bát bạch càng vượng khí, nhưng nếu vị trí này là bức tường thì bát bạch không phát huy được hết tác dụng.

Ngoài cửa chính và cửa sổ gọi là khí khẩu, còn những vị trí khác cũng được gọi là khí khẩu đó là miệng điều hòa, quạt …Bởi vì, những nơi ấy gió không ngừng chuyển động, sẽ kích phát được khí tốt ở những nơi đó.

Tóm lại: với trong phòng, bất luận là cái gì liên quan đến gió, đến động đều kích hoạt được trường khí tốt và xấu tại khu vực đó. Cái gọi là “khí khẩu ty nhất trạch chi khu” nói tới chính là phong thủy nơi một căn phòng, mà quan trọng nhất là cửa.

Khí khẩu không chỉ là ở cửa chính, mà nó còn thể hiện ở quạt, máy điều hòa…Nếu phòng bếp thì đó chính là nơi hút khí trong bếp, nên đặt ở phương vị xấu, nhất là những phương vị có sao nhị hắc.

Hai là: “nhất quý đương quyền quần hung nhiếp phục”

Cái gọi là “nhất quý đương quyền quần hung nhiếp phục” ý là chúng ta đừng quá tốn thời gian vào những cung xấu trước, như hắc tam sát (2 3); hắc cữu sát (2 9), những cái này tạm thời không để ý tới. Trước tiên phải tìm chổ trọng yếu nhất của căn nhà, nơi có lực ảnh hưởng mạnh nhất tới bố cục của tinh bàn huyền không.

Đầu tiên phải tính đến cát tinh, nơi con sao có khí vượng nhất, những thứ khác chưa cần để ý, ví như vận 8 thì bát bạch là đương lệnh có khí mạnh nhất. Bởi vì “nhất quý đương quyền quần hung nhiếp phục” thì bọn hung tinh không dám phát huy hết tác dụng.

Vì vậy, khi xếp đặt phong thủy huyền không phi tinh, cái chúng ta cần lưu ý đến con sao đương lệnh, cần phải kích hoạt chúng, hoặc phải để cho chúng có cơ hội thể hiện hết khả năng vốn có của nó. Còn những sao hung tinh, không nên đặt khí khẩu tại đây, cũng không nên đặt đồ vật phong thủy kích hoạt chúng.

Đây chỉ là những phần nói chung chung về phong thủy huyền không, còn để chi tiết cụ thể từng hướng như thế nào, mời các bạn đón đọc ở những phần sau.

LONG MÔN BÁT CỤC THỦY PHÁP

0

THẬP NHỊ VỊ LONG MÔN THỦY PHÁP

Tam Nguyên Long Môn Bát cục – Càn Khôn Quốc Bảo là pháp nằm trong Tứ đại thủy pháp của địa lý, gồm

– Tam Hợp thủy pháp, hay còn gọi là Trường Sinh Thủy Pháp – Tam Nguyên Thủy Pháp, hay còn gọi là Trung Thiên Thủy Pháp – Tiên Hậu thiên thủy pháp – Long Môn bát cục – Càn khôn quốc bảo. – Phụ tinh thủy pháp. – Tự nhiên thủy pháp, hay còn gọi là Dương công thủy pháp.

Trong đó, nguyên tắc của Tam nguyên thủy pháp là dựa vào phương vị lai khứ của thủy trên 24 sơn đối ứng với phương vị của Tiên thiên quái và Hậu thiên quái mà định cát hung. Muốn luận Tam Nguyên thủy pháp, trước hết phải an 12 vị, xin giới thiệu cụ thể cách an như sau

=============================================

1. Tiên thiên vị

Trước tiên hãy xem tọa nhà thuộc quẻ nào (Hậu thiên), quẻ này tại tiên thiên thì cư ở phương vị nào, phương vị đó là phương vị Tiên thiên của nhà. – Tiên thiên chủ nhân đinh

2. Hậu thiên vị

Trước tiên xem toạn nhà thuộc quẻ nào (Hậu thiên), quẻ này tại tiên thiên thì cư ở phương vị nào thuộc quẻ nào, tìm phương vị tại hậu thiên bát quái, phương vị đó là phương vị hậu thiên của nhà. – Hậu thiên chủ thê tài.

3. Tân vị

Trước tiên xem hướng nhà tại quái nào (hậu thiên), quái này tại tiên thiên cư phương vị nào, phương vị đó là tân vị của nhà – Tân-Khách ứng nữ nhân, âm, họ ngoại, dịch khách.

4. Khách vị

Trước tiên xem hướng nhà tại quái nào (hậu thiên), quái này tại tiên thiên cư phương vị nào thuộc quái nào, tìm phương vị tại hậu thiên bát quái, đó là phương vị khách vị của nhà. – Tân-Khách ứng nữ nhân, âm, họ ngoại, dịch khách.

5. Thiên kiếp vị

Trước tiên xem tọa sơn thuộc quẻ nào (hậu thiên), lại dựa vào phương pháp đã thuật ở trước tìm ra Hậu thiên vị, lại lấy cái quẻ hậu thiên này làm chủ, lại theo phương pháp thuật ở trước tìm Hậu thiên vị, được vị trí quái, tức là vị trí Thiên kiếp của tọa sơn. – Thiên kiếp thủy là ác thủy

6. Địa hình vị

Địa hình vị cùng với Thiên kiếp vị đều là vị trí chếch bên cạnh phương đối diện tọa sơn, đối xứng nhau, nếu 1 cái chếch bên trái thì cái kia ắt chếch bên phải. Lấy nhà tọa Khảm làm ví dụ, quẻ Tốn chếch bên trái tại đằng trước là Thiên Kiếp, thì quẻ Khôn là Địa hình vị. – Địa hình vị là ác thủy.

7. Án kiếp vị

Án kiếp vị còn gọi là Chu tước vị, tức là quẻ ở hướng Minh đường, như tọa Khảm sơn, thì Ly quái là Án kiếp vị. – Án kiếp thủy nên xuất, không nên tới.

8. Phụ quái vị

Phụ quái là đem Tọa sơn, tiên thiên, hậu thiên, thiên kiếp – địa hình – án kiếp, tân-khách vị taatr cả 7 quái trừ đi, còn dư lại 1 quái chính là Phụ quái vị. Nếu 8 quẻ đều chiếm hết, thì cùng vị trí với Địa hình vị. Phụ quái là Linh khí phụ trợ, quý nhân thủy, nên đến không nên đi,

9. Khố trì vị

Khố trì vị tức là Tài Khố, tác dụng để luận tài phú nhiều ít, Khố trì cần nhất alf “đăng thanh cận huyệt” cận huyệt thì phát viễn. Sơn Khố trì vị của các quẻ như sau

+ Càn quái sơn ( Tuất – Càn – Hợi) Khố trì tại Cấn + Đoài quái sơn (Canh – Dậu – Tân) Khố trì tại Quý + Ly quái sơn (Bính – Ngọ – Đinh) Khố trì tại Tân + Chấn quái sơn (Giáp – Mão – Ất) Khố trì tại Nhâm + Tốn quái sơn (Thìn – Tốn – Tỵ) Khố trì tại Khôn + Khảm quái sơn (Nhâm – Tí – Quý) Khố trì tại Khôn + Cấn quái sơn (Sửu – Cấn – Dần) Khố trì tại Càn + Khôn quái sơn (Mùi – Khôn – Thân) Khố trì tại Tốn

10. Thủy Khẩu vị

Thủy khẩu cũng gọi là Chính Khiếu vị, Xuất thủy phép tắc

a. Thủy thích theo Thiên Can lưu xuất, kị địa chi lưu xuất. Bởi vị Địa chi mỗi năm gặp tuế chi lại thành hình sát (Thái Tuế). Thiên Can thì không bị xung sát này. 24 sơn thiên can gồm Bát Can – Giáp, Ất, Bính, Đinh, Canh, tân, Nhâm, Quý. Tứ ngung quái Càn Khôn Cấn Tốn. Tổng là 12 sơn, 12 địa chi gồm Tí sửu dần mão thìn tỵ ngọ mùi thân dậu tuất hợi.

b. Tiên thiên vị, Hậu thiên vị, Phụ quái vị, Địa Hình vị đều không thể lưu xuất, Tân khách vị (xem sinh nam, sinh nữ thủ xá), Thiên kiếp, Án kiếp vị cần xuất không cần nhập. Chỗ khẩu thủy lưu xuất ứng với Chính Khiếu vị. Tổng hợp lại, Bát Can và Tứ Ngung cộng 12 sơn là có thể đem làm nơi lưu xuất thủy. 12 địa chi không được lưu xuất.

Vị trí Chính Khiếu tại các Sơn quái như sau

+ Càn quái sơn ( Tuất – Càn – Hợi) Chính Khiếu tại Tốn + Đoài quái sơn (Canh – Dậu – Tân) Chính Khiếu tại Giáp + Ly quái sơn (Bính – Ngọ – Đinh) Chính Khiếu tại Tân + Chấn quái sơn (Giáp – Mão – Ất) Chính Khiếu tại Càn + Tốn quái sơn (Thìn – Tốn – Tỵ) Chính Khiếu tại Cấn + Khảm quái sơn (Nhâm – Tí – Quý) Chính Khiếu tại Tốn + Cấn quái sơn (Sửu – Cấn – Dần) Chính Khiếu tại Khôn + Khôn quái sơn (Mùi – Khôn – Thân) Chính Khiếu tại Giáp.

11. Tiểu Bát Môn (biến cục)

Tiểu bát Môn là chỉ tình hình Tọa-Hướng xuất hiện kiêm quái, lấy phương hướng thuận chiều kim đồng hồ mà xem. Chữ thứ 3 trong mỗi quẻ kiêm với chữ thứ nhất trong quẻ sau, gọi alf Tiểu bát môn.

1. Tọa Ất kiêm Thìn Nội phóng Càn, chuyển Nhâm, kị phóng Tân phá Hậu Thiên, tức trưởng phòng phá tài hoặc tái hôn.

2. Tọa Tân kiêm Tuất Thủy xuất Tốn – Ất – Giáp, phóng Ất thủy là thượng cát, còn ngoại cục cần Chuyển Cấn

3. Tọa Tỵ kiêm Bính Phóng Nhâm thủy thượng cát, Ngoại cục thủy yếu chuyển Cấn, kị phóng Canh, tân, thủy chuyển Khôn thời, Ứng lập Nhâm hướng.

4. Tọa Hợi kiêm Nhâm phóng Tốn thượng cát, nội cục phóng Bính, không thể sáng sủa được.

5. Tọa Đinh kiêm Mùi Nội phóng Khôn, Ngoại chuyển Cấn

6. Tọa Quý kiêm Sửu Nội phóng Đinh, ngoại chuyển Bính, phóng Ất thủy bại tam phòng. Phóng Khôn tài cục phá, Trưởng phòng tăng hội tái hôn, Quý-Đinh-Sửu-Mùi kỹ thủy lưu Đông, Thủy lưu Tây tắc vô sự.

7. Tọa Thân kiêm Canh Thủy xuất Cấn Giáp.

8. Tọa Dần kiêm Thân Thủy xuất Tân – Càn.

12. Diệu sát vị

Diệu sát chia ra làm Chính Diệu, Phản diệu, Địa diệu khắc tức là sát, Bát sát Lấy nghĩa ở bát quái ngũ hành. Dùng cái Khắc Ta trong quẻ. Diệu sát ca quyết “Khảm long khôn thỏ chấn sơn hầu, Tốn kê Càn mã Đoài xà đầu, Cấn Hổ lý trư vi diệu sát, trạch phần phùng chi nhất tề hưu”. Diệu sát phương tối kị hữu thủy, lộ xung tài, tiêm vật bức cận, thất giác….

1. Chính diệu sát là Bát thuần quái chi quan quỷ hào, khắc ta là quan quỷ.

a. Càn – Chính diệu sát tại Ngọ b. Đoài – Chính diệu sát tại Tỵ c. Ly – Chính diệu sát tại Hợi d. Chấn – Chính diệu sát tại Thân e. Tốn – Chính diệu sát tại Dậu f. Khảm – Chính diệu sát tại Thìn g. Cấn – Chính diệu sát tại Dần h. Khôn – Chính diệu sát tại Mão

2. Phản diệu sát Phản diệu sát tức là Tiên thiên quái chi quan quỷ hào.

Trước hết xem quẻ tiên thiên tại tọa sơn thuộc phương nào, tương ứng với hậu thiên thuộc quẻ nào, sau đó đối chiếu Bát sát diệu ca quyết tìm phản diệu sát. Ví dụ Tọa Khảm hướng Ly, vị trí quẻ Khảm tiên thiên tại Tây phương, Phương tây là vị trí quẻ Đoài hậu thiên, đối chiếu ca quyết đc Tỵ là Phản diệu sát.

3. Địa diệu sát Địa diệu sát là Hậu thiên quái chi quan quỷ hào.

Trước tiên xem quẻ Hậu thiên của Tọa sơn ở Phương nào, tương ứng với quẻ tiên thiên nào, Lại đối chiếu với ca quyết để tìm Địa sát diệu. Ví dụ tọa Khảm, hướng Ly, Quẻ hậu thiên Khảm tại phương Bắc, Phương Bắc lại là quẻ Khôn tiên thiên, đối chiếu với ca quyết, Khôn quái quan quỷ hào ở Mão, Mão là địa diệu sát.

(Tác giả: Nguyễn Trọng Tuệ)

Lý giải mối Quan hệ bất biến giữa các quẻ – phần 17

0

BẢNG TÓM TẮT CÁC BIẾN ĐỔI

Thiên y – tuyệt mạng Hoạ hại – ngũ quỷ Lục sát – sinh khí Diên niên – phục vị →↓
CÀN ← Càn – khôn Li – khảm Chấn – tốn Đoài – cấn → CẤN
KHÔN ← Khôn – càn Cấn – đoài Tốn – chấn Khảm – li → LI
TỐN ← Tốn – chấn Khảm – li Khôn – càn Cấn – đoài → ĐOÀI
CHẤN ← Chấn – tốn Đoài – cấn Càn – khôn Li – khảm → KHẢM
↑← Phục vị – hoạ hại Tuyệt mạng – lục sát Ngũ quỷ – diên niên Sinh khí – thiên y

viết thành lời,

nếu khảm li chấn tốn là [1] sinh khí, thiên y, diên niên, ngũ quỷ,
thì cấn đoài càn khôn là [5] tuyệt mạng, lục sát, họa hại, phục vị,

nếu khảm li chấn tốn là [2] lục sát, tuyệt mạng, ngũ quỷ, diên niên,
thì cấn đoài càn khôn là [6] thiên y, sinh khí, phục vị, họa hại,

nếu khảm li chấn tốn là [3] diên niên, phục vị, sinh khí, lục sát,
thì cấn đoài càn khôn là [7] họa hại, ngũ quỷ, tuyệt mạng, thiên y,

nếu khảm li chấn tốn là [4] ngũ quỷ, họa hại, lục sát, sinh khí,
thì cấn đoài càn khôn là [8] phục vị, diên niên, thiên y, tuyệt mạng,

nếu khảm li chấn tốn là [5] thì cấn đoài càn khôn là [1],
nếu khảm li chấn tốn là [6] thì cấn đoài càn khôn là [2],
nếu khảm li chấn tốn là [7] thì cấn đoài càn khôn là [3],
nếu khảm li chấn tốn là [8] thì cấn đoài càn khôn là [4].

Một ví dụ về sự thay đổi của bạn
Bảng 1

Ngũ quỷ
Ngũ quỷ
Lục sát
Thiên y
Phục vị
Phục vị
Họa hại
Diên niên
Khôn Thiên y
Lục sát
Sinh khí
Tuyệt mạng
Tuyệt mạng
Sinh khí
Diên niên
Họa hại

” Chữ đỏ là thay đổi của bạn ”
Khẩu quyết: “Bát phương cửu tinh quyết”:

— Ngôi Chấn: Diên – Sinh – Họa – Tuyệt – Ngũ – Thiên – Lục
— Ngôi Tốn: Thiên – Ngũ – Lục – Họa – Sinh – Tuyệt – Diên
— Ngôi Ly: Lục – Ngũ – Tuyệt – Diên – Họa – Sinh – Thiên
— Ngôi Khôn: Thiên – Diên – Tuyệt – Sinh – Họa – Ngũ – Lục
— Ngôi Đoài: Sinh – Họa – Diên – Tuyệt – Lục – Ngũ – Thiên
— Ngôi Càn: Lục – Thiên – Ngũ – Họa – Tuyệt – Diên – Sinh
— Ngôi Khảm: Ngũ – Thiên – Sinh – Diên – Tuyệt – Họa – Lục
— Ngôi Cấn: Lục – Tuyệt – Họa – sinh – Diên – Thiên – Ngũ.
Như vậy khẩu quyết trên được thay đổi
– Ngôi Khôn : Lục –Họa – Sinh – Tuyệt – Diên – Ngũ – Thiên
Đấy là chưa nói đến biến quái

Bát trạch giống như giấu bớt.
Đó là các sao xoay vòng tự nhiên. Dùng biến hào thì sai cũng không nhiều chỉ cần nhớ đổi chỗ sao ở khôn và sao ở tốn là được. Quan sát đường thiên xích, các số chẵn 2 4 6 8 nằm ở đâu, các số lẻ 1 3 7 9 nằm ở đâu,
4—9—2
3—5—7
8—1—6
biến đổi thành
9—4—7
8—5—2
3—6—1
bản chất là 4 số lẻ xoay thuận chiều kim đồng hồ, 4 số chẵn xoay ngược chiều kim đồng hồ; ở trên là 2 đường, còn 6 đường nữa.

Nôm na là các khí (du tinh: tuyệt mạng, thiên y,…) lưu chuyển ở các hướng theo từng cặp,
8 sao, 2 sao 1 cặp, phục vị – lục sát, ngũ quỷ – thiên y, diên niên – tuyệt mạng, sinh khí – hoạ hại,
8 hướng, 2 hướng 1 cặp, tốn – li, khôn – đoài, càn – khảm, cấn – chấn,
xét các trạch dương (can, chấn, khảm, cấn) thì các sao nào ở các hướng dương (can, chấn, khảm, cấn), các sao nào ở các hướng âm (tốn, li, khôn, đoài);
tương tự khi xét các trạch âm (tốn, li, khôn, đoài);
có 2 trạch dương và 2 trạch âm toạ đông, tây, nam, bắc;
có 2 trạch dương và 2 trạch âm toạ đông nam, đông bắc, tây nam, tây bắc.

hữ “hướng” tương đương với chứ “cung” trong đoạn trên [âm dương của các sao trong đoạn trên không đúng].

Dần, Mão thuộc mộc, phương đông, mùa xuân. Tỵ, Ngọ thuộc hỏa, phương nam, mùa hạ. Thân, Dậu thuộc kim, phương tây, mùa thu. Hợi, Tí thuộc thủy, phương bắc, mùa đông. Thìn, Mùi, Tuất, Sửu thuộc thổ, ở giữa các mùa.
Mùa xuân mộc vượng nên dần, mão là mộc, cuối mùa thổ vượng nên thìn là “thổ đới mộc” (tam hội mộc).
xét về hội tụ thành nhóm ngũ hành, không phải ngũ hành từng chi riêng,
xét riêng thì chỉ có thổ đới thủy và thổ đới hỏa thôi. Nên thìn tuất trong hình 24 sơn bên trên là đường chia đôi.
Xác định Âm Dương cho 12 Địa chi
– Theo Địa lý truyền
– Theo Thuyết Thiên Can Và Địa chi
Theo Địa lý : Việc xác định Âm Dương của 12 Địa chi trong địa lý căn cứ vào Tam hợp của các Địa chi trong Thiên bàn 12 cung
Trong Thiên bàn 12 cung Chấn là Mão, Đoài là Dậu, Khảm là Tí,Ly là Ngọ
• Chấn Âm thì Mão Âm . Tam hợp của Mão là Hợi Mão Mùi , nên Hợi và Mùi cũng là Âm
• Đoài là Âm thì Dậu cũng Âm . Tam hợp của Dậu là Tỵ Dậu Sửu , nên Tỵ và Sửu cũng là Âm
• Khảm là Dương thì Tí cũng Dương Tam hợp của Tí là Thân Tí Thìn , nên Thân và Thìn là Dương
• Ly là Dương nên Ngọ cũng là Dương tam hợp của Ngọ là Dần Ngọ Tuất nên Dần và Tuất cũng là Dương
Vậy ta có
Tí Dần Thìn Ngọ Thân Tuất là Dương
Sửu Mão Tỵ Mùi Dậu Hợi là Âm
Theo thuyết Thiên Can và Địa chi :
Người ta đánh số cho 12 Địa chi
Tí = 1, Sửu =2, Dần = 3 , Mão = 4 ,Thìn = 5 , Tỵ = 6 , Ngọ = 7 , Mùi = 8 ,Thân =9 , Dậu = 10 , Tuất = 11 , Hợi =12
Số lẻ là Dương , số Chẵn là Âm
Vậy ta có :
Tí Dần Thìn Ngọ Thân Tuất là Dương
Sửu Mão Tỵ Mùi Dậu Hợi là Âm
” Đáng lẽ ra để có tính logic thì trước hết phải xác định Âm Dương của 8 quẻ trước sau đó đến Thiên can và Địa chi “
Tổng hợp nguồn : https://diendan.phongthuythanglong.vn/index.php?threads/2146/page-8

Lý giải mối Quan hệ bất biến giữa các quẻ – phần 16

0
Phục vị Lục sát Lục sát Phục vị Phục vị
Trạch tốn Trạch li Diên niên Trạch khôn Lục sát
Tuyệt mạng Diên niên Diên niên Tuyệt mạng Tuyệt mạng
↕​
Lục sát
Tuyệt mạng Trạch đoài Phục vị
Diên niên
Diên niên
Phục vị Trạch chấn Tuyệt mạng
Lục sát
↕​
Tuyệt mạng Tuyệt mạng Diên niên Diên niên Tuyệt mạng
Lục sát Trạch cấn Diên niên Trạch khảm Trạch càn
Phục vị Phục vị Lục sát Lục sát Phục vị

Bạn thử lý giải mô hình mới của bạn bằng cách sau
Ví như Tạch Tốn hướng Càn :
5. Chủ mệnh Tốn 粽 hướng Càn 乾 ra quẻ Thiên phong cấu 天風冓 Càn dương kim Tốn âm mộc kim khắc mộc cho kết quả Họa hại 禍害 , nhưng được Càn dương Tốn là âm tức là Canh kim ất mộc được ất hợp Canh , tuy bị khắc nhưng vẫn vượng . “Càn Tốn sản vong , tâm thoái thống” Hướng nhà Càn chủ Tốn thì dễ mắc bệnh đau tim , khó khăn trong khi sinh nở có khi vong mạng , mặt khác hướng nhà khắc mệnh chủ là từ ngoài khắc vào trong , tai vạ hay những điều xấu xâm nhập từ ngoài vào , cần đề phòng hao tài tốn của , nhưng cũng may có ất hợp canh , nên ở đây có thể nói dùng dao đẽo gỗ làm thành vật quý . do đó nên biết rèn luyện theo gia phong thì mọi việc trở ngại có thể vượt qua ,nhà này những năm đầu được tấn tài hưng vượng , nhưng cũng bị gián cách , ở lâu thì sinh tai họa .

 

* nhà tọa càn, cửa nằm ở tốn,
** nhà hướng tốn, cửa chính nằm ở càn

* là một trường phái,
** là trường phái khác, biến đổi từ *, nhưng khẩu quyết vẫn là “càn tốn sản vong”

** luận trường hợp này là cửa chính khắc hướng [kim khắc mộc]
Chắc là biệt thự đi vào cổng, đi vòng quanh nhà tới cửa.

*** đoạn trích của anh QuocQuynh chẳng phải phái thứ nhất, cũng chẳng phải phái thứ hai;
một phái lấy tọa để luận [hướng tốn], một phái lấy đại môn để luận [cửa chính tốn],

còn phái trong đoạn trích cũng dùng khẩu quyết đó [hoặc hướng tốn, hoặc cửa chính tốn] nhưng lại nói về nhà hướng càn. KHÔNG BIẾT PHÁI NÀY.

Còn trong bảng tôi viết “trạch càn” là tọa càn, phương tốn là diên niên. Ngược lại, “trạch tốn” là tọa tốn, phương càn là diên niên.

 

trước hết là hình này,

hợi tí sửu là tam hội thủy cục nên hợi là âm thủy, tí là dương thủy,
dần mão thìn là tam hội mộc cục nên dần là dương mộc. mão là âm mộc,
tỵ ngọ mùi là tam hội hỏa cục nên tỵ là âm hỏa, ngọ là dương hỏa,
thân dậu tuất là tam hội kim cục nên thân là dương kim, dậu là âm kim.
xét về hội tụ thành nhóm ngũ hành, không phải ngũ hành từng chi riêng,

tương tự
khôn âm, càn dương, hợp thủy
cấn dương, đoài âm, hợp mộc
tốn âm, chấn dương, hợp hỏa
khảm dương, li âm, hợp kim

thay 8 biến của từng trạch vào, chú thích, các đường chữ x chia bảng thàng 8 phần, mỗi phần tương ứng với một trạch,

Càn Cấn Đoài Tốn một nhóm ứng với tí dần mão tỵ nên gọi là 4 đông, Chấn Khảm Li Khôn một nhóm ứng với ngọ thân dậu hợi nên gọi là 4 tây.

BẢNG TÓM TẮT CÁC BIẾN ĐỔI

Thiên y – tuyệt mạng Hoạ hại – ngũ quỷ Lục sát – sinh khí Diên niên – phục vị →↓
CÀN ← Càn – khôn Li – khảm Chấn – tốn Đoài – cấn → CẤN
KHÔN ← Khôn – càn Cấn – đoài Tốn – chấn Khảm – li → LI
TỐN ← Tốn – chấn Khảm – li Khôn – càn Cấn – đoài → ĐOÀI
CHẤN ← Chấn – tốn Đoài – cấn Càn – khôn Li – khảm → KHẢM
↑← Phục vị – hoạ hại Tuyệt mạng – lục sát Ngũ quỷ – diên niên Sinh khí – thiên y

 

 

- Advertisement -

BÀI VIẾT KHÁC