Bộ Thanh Nang, tương truyền của Dương Quân Tùng (nhưng về sau nhiều người xác quyết là không phải). Gồm có 3 bộ phận :
– Thanh Nang Kinh
– Thanh Nang Áo Ngữ
– Thanh Nang Tự
Trong đó, Thanh Nang Áo Ngữ là lời nói rút gọn, cô đọng và chỉ điểm riêng về Ai Tinh Pháp. Thanh Nang Tự là lời nói đầu ghi trong Thanh Nang Kinh, chỉ thị về Quái lệ. 3 bộ phận này có liên quan mất thiết với nhau, vì thế nên đọc cả trước khi kết luận điều gì.
Xưa nay, có nhiều người dịch, nhiều chú giải. Đặc biệt là Tưởng Đại Hồng đã chủ giải khá chi tiết, tuy nhiên, vẫn chưa làm thỏa lòng các nhà nghiên cứu. Tất cả vẫn còn trong nghi vấn. Tuy nhiên, về những điều đúng đắn thì cũng được nhiều thứ sáng tỏ. Còn về những thứ nhẫm lẫn kể cũng không ít.
Tiếng Việt, cũng nhiều người dịch ra và chú giải. Nhưng thực sự chưa có quan điểm nào nêu được đến cùng vấn đề. Đấy là chưa kể dịch sai, ngôn ngữ chưa thông. Ví dụ như bản dịch của Cụ Tri Tri “nguyên bản viết : Đường sử Tăng Nhất Hạnh tác quái lệ…” phải dịch là “Nhà Đường sai Tăng Nhất Hạnh làm ra quái lệ”, chứ không phải “Đường sứ Tăng Nhất Hạnh…” đại loại thế, tuy sự ảnh hưởng không nhiều, nhưng về mặt dịch thuật thì sẽ dễ làm nta hiểu sai vấn đề.
Thực ra, khẩu quyết của Thanh Nang Áo Ngữ, đã được lý giải và áp dụng từ cả mấy trăm năm nay rồi. Nó chính là phép bài bố phi bàn Ai tinh theo Lạc thư cửu tinh.
“Khôn nhâm ất, cự môn tòng đầu xuất
Cấn bính tân, vị vị thị phá quân…”
Đem Cự Môn (số 2) nhập trung cung, Phá Quân (số 7) nhập trung cung, tùy theo thuận nghịch mà bày bố thì sẽ có được kết quả như câu quyết.
Còn quan điểm của Tưởng Đại Hồng, đả kích chuyện Tham Cự Vũ là luôn là CÁT, rồi cho rằng đó là do nhà Đường sai Tăng Nhất Hạnh sáng tác ra để làm rối ngoại quốc, kỳ thực chưa phải là thế. Quái lệ vốn là chính quyết của Bát trạch Phái, Tham Cự Vũ vốn là Tam Cát. Do khác dòng, khác phái mà đả kích thì cũng chưa thể nói là đúng đắn.
Để ý, trong khẩu quyết Thang nang có đoạn viết :
“Minh huyền không, chỉ tại ngũ hành trung, Tri thử pháp, bất tu tầm nạp giáp”
(Để sáng tỏ Huyền Không, chỉ là ở Ngũ Hành. Biết được phép này, thì chẳng cần tìm phép Nạp Giáp làm gì)
Phép Nạp Giáp, vốn dĩ dùng để bày bố Du niên, định tam Cát, Lúc Tú, Bát Quý và Thập Nhị Cát Long. Nhưng đến Huyền Không, thì an Cửu tinh theo lạc thư, định sinh vượng suy tử theo vận. Vì thế nên mới nói rằng không phải cứ Tham Cự Vũ là lúc nào cũng tốt, mà còn phụ thuộc “trạng thái” theo thời gian nữa v.v….
Kể mà có thời gian, chú lại cẩn thận bộ này thì cũng sáng tỏ được nhiều điều.
Xem Thêm: