28 C
Hanoi
Thứ Bảy, 27 Tháng Tư, 2024
spot_img

Cách Lập Quẻ Kỳ Môn

- Advertisement -
Cách Lập Quẻ Kỳ Môn

 

Bày một quẻ Kỳ Môn gồm các bước như sau:

1 – TìmTiết Khí

Xem năm tháng ngày giờ thuộc thời tiết nào để tính cục. Phần này trong Thấu Địa Kỳ Môn thì chỉ cần xem bản 60 phối Tiết Khí.

2 – Tính Cục

Tính Độn Cục căn cứ vào Tiết Khí và ngày Thượng Nguyên (Giáp Kỷ gia Tí Ngọ Mão Dậu). Có 4 trường hợp, Chính Thụ, Siêu Thần, Tiếp Khí, và Nhuận. Phần tính Siêu Thần Tiếp Khí này hơi rắc rối cho nên tốt nhất là mua một quyển lịch có liệt kê các cục và tiết khí.  Chúng ta chỉ cần dùng Phù Đầu để định Cục thuộc Thượng, Trung, hay Hạ nguyên của Tiết Khí.

3 – Bày Kỳ Nghi Địa Bàn
4 – Định Trực Phù Trực Sử
5 – Lập Thiên Bàn Kỳ Nghi và Tinh (xoay chuyển cho Trực Phù gia Thời Can)
6 – Lập Thiên Bàn 8 Môn, (xoay chuyển cho Trực Sử gia Thời Chi).
7 – An Bát Thần (Trục Phù, Đằng Xà, Thái Âm, Lục Hợp, Câu Trận (Bạch Hổ), Chu Tước (Huyên Vũ), Cửu Địa, Cửu Thiên).

Dương Độn Âm Độn Cục

Các sách về Kỳ Môn đều nói rằng:
Dương Độn: Nghi đi thuận Kỳ đi nghịch
Âm Độn: Nghi đi nghịch Kỳ đi thuận

Nếu ta theo thứ tự cung từ 1 đến 9, bắt đầu bày Lục Nghi: Mậu, Kỷ Canh Tân Nhâm Quý theo thứ tự (Thuận) thì Tam Kỳ, Ât Bính Đinh đi nghịch, như sau:
1 Mậu
2 Kỷ
3 Canh
4 Tân
5 Nhâm
6 Quý
7 Đinh
8 Bính
9 Ất
Ta thấy Ất Bính Đinh là 9, 8, 7
Nếu Lục Nghi đi nghịch thì Tam Kỳ đi thuận như sau:
1 Mậu
9 Kỷ
8 Canh
7 Tân
6 Nhâm
5 Quý
4 Đinh
3 Bính
2 Ất
Ta thấy thứ tự Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý là 9,8,7,6,5, và Tam Kỳ Ất Bính Đinh là 2, 3, 4

Thật ra các đơn giản hơn là không cần biết Thuận Nghi Nghịch Kỳ hay Nghịch Nghi Thuận Kỳ gì cả, ta chỉ đếm theo thứ tự sau:
Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, Đinh, Bính, Ất
Dương độn thì đi thuận (số tăng), Âm độn thì đi nghịch (số giảm).

Các bạn xem lại phía trên đều thấy cho dù Thuận Nghi Nghịch Kỳ, hay Nghịch Nghi Thuận Kỳ đều có thứ tự là Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý Đinh Bính Ất cả!!!

Nay chúng ta thử bài quẻ Bính Tí nhé:

1) Tìm Tiết Khí

Theo bản 60 phối Tiết Khí và Cục ta có
Khãm 1
———————————————– Th, Tr, Hạ
Giáp Tí, Bính Tí, Mậu Tí:******** Đại Tuyết:*** 4 – 7 – 1

2) Tính Cục

Như vậy ta biết Bính Tí Long thuộc tiết Đại Tuyết. Bính Tí có Tuần Đầu là Giáp Tuất, Phù Đầu củng là Giáp Tuất. Giáp (hoặc Kỷ) gia Thìn Tuất Sửu Mùi là Hạ Nguyên, như vậy:
Bính Tí thuộc Hạ Nguyên tiết Đại Tuyết Âm Độn 1 Cục.

Tiết Khí từ Đông Chí đến trước Hạ Chí đều là Dương Cục. Tiết Khí từ Hạ Chí đến trước Đông Chí đều là Âm Cục.

3) Bày Kỳ Nghi Địa Bàn
Ta biết Tuần Đầu của Bính Tí là Giáp Tuất. Mấy bài trước ta củng đã biết qua 6 con Giáp ẩn tại Lục Nghi
Giáp Tí ẩn tại nghi (Can) Mậu
Giáp Tuất ẩn tại nghi Kỷ
Giáp Thân ẩn tại nghi Canh
Giáp Ngọ ẩn tại nghi Tân
Giáp Thìn ẩn tại nghi Nhâm
Giáp Dần ẩn tại nghi Quý
(Chúng ta nên ghi nhớ Giáp nào ẩn tại Nghi nào để tiện cho việc bày quẻ)

Cục nào thì ta khởi Mậu (Giáp Tí) tại cung đó như 1 cục thì khởi tại cung Khãm, 2 thì Khôn, vv…, tức Lạc Số phối Hậu Thiên Bát Quái, Khãm 1, Khôn 2, Chấn 3, Tốn 4, Trung 5, Càn 6, Đoài 7, Cấn 8, Ly 9.
Sau Mậu thì tới Kỷ, Canh, vv… rồi Đinh Bính Ất (6 Lục Tam Kỳ), dương độn thì bay thuận, âm độn thì bày nghịch.
Số Lạc phối Hậu Thiên Bát Quái
[Tốn 4-][Ly 9—][Khôn 2]
[Chấn 3][Trung 5][Đoài 7]
[Cấn 8-][Khãm 1-][Càn 6-]

Bính Tí thuộc Hạ Nguyên tiết Đại Tuyết Âm Độn 1 Cục, ta có bản Địa Bàn Kỳ Nghi như sau:
[Đinh][Kỷ-][Ất–]
[Bính][Quý][Tân-]
[Canh][Mậu][Nhâm]

4) Định Trực Phù Trực Sử
Ta biết Bính Tí thuộc Tuần Đầu Giáp Tuất. Giáp Tuất ẩn Can Kỷ.
Theo bản Địa Bàn Kỳ Nghi thì Kỷ ở cung Ly 9, Cung Ly 9 có Tinh là Thiên Anh, Môn là Cảnh.
Tuần Đầu Giáp đóng tại cung nào, thì Tinh tại cung đó là Trực Phù, và Môn tại cung đó là Trực Sử
Như vậy Trực Phù là Thiên Anh.
Trực Sử là Cảnh Môn.
Giáp Tuất Kỷ còn được gọi là Trực Phù (tức gọi Giáp Tuất là Trực Phù), can Kỷ củng được gọi là Trực Phù Can.

5) Lập Thiên Bàn Kỳ Nghi và Tinh
Lập Thiên Bàn Kỳ Nghi thì ta lấy Trực Phù gia Thời Can.
Thời ở đây là Bính Tí, Thời Can là Bính vậy.
Ta có Can Kỷ là Trực Phù, vậy ta đêm Can Kỷ đến cung có Can Bính (tứ cung Chấn 3), và xoay chuyển toàn bàn.
[Ất–][Tân-][Nhâm]
[Kỷ–][Quý-][Mậu-]
[Đinh][Bính][Canh]

Như vậy kết hợp hai bàn lại với nhau ta có Thiên Địa bàn như sau (Can Thiên trước, Can Địa sau):
[Ất Đinh–][Tân Kỷ–][Nhâm Ất–]
[Kỷ Bính–][Quý—–][Mậu Tân–]
[Đinh Canh][Bính Mậu][Canh Nhâm]

- Advertisement -

Ta biết răng Trực Phù là Thiên Anh (đi theo Giáp Tuất Kỷ), nay Kỷ gia Bính tại Chấn, vậy Thiên Anh củng theo Kỷ đi đến Chấn cung. Thứ tự 9 tinh theo nguyên đán bàn là (bỏ chử Thiên cho đơn giản):
[Phụ-][Anh-][Nhuế]
[Xung][Cầm-][Trụ-]
[Nhậm][Bồng][Tâm-]
Tức thứ tự từ Khãm đi thuận theo chiều kim đồng hồ là Bồng Nhậm Xung Phụ Anh Nhuế Trụ Tâm. Theo Thấu Địa Kỳ Môn thì Dương Độn Thiên Cầm ký cung Khôn, Âm Độn ký cung Cấn.

Như vậy ta chỉ cần xoay chuyển vòng 9 tinh này khởi đầu là Anh tại Chấn cung,
[Nhuế—–][Trụ-][Tâm-]
[Anh——][Cầm-][Bồng]
[Phụ (Cầm)][Xung][Nhậm]
(Cầm ký tại cung Cấn vi Bính Tí thuộc Âm Độn)

Kết hợp với Thiên Địa Bàn Kỳ Nghi thì ta có
[Ất Đinh, Nhuế——][Tân Kỷ, Trụ—][Nhâm Ất, Tâm—]
[Kỷ Bính, Anh——-][Quý, Cầm——][Mậu Tân, Bồng–]
[Đinh Canh, Phụ(Cầm)][Bính Mậu, Xung][Canh Nhâm, Nhậm]
__________________

6) Lập Thiên Bàn 8 Môn
Ta biết Trực Sử là Cảnh Môn, tức tại Ly 9 cung.
Bính Tí thuộc Tuần Giáp Tuất, Hạ Nguyên tiết Đại Tuyết Âm Độn 1 Cục.
Giáp Tí Mậu tại 1
Giáp Tuất Kỷ tại 9
Từ Giáp Tuất (Kỷ tại Ly 9) ta đếm nghịch đến Chi Tí của Bính Tí
Giáp Tuất 9
Ất Hợi 8
Bính Tí 7
Như vậy Bính Tí cư tại cung Đoài 7.
Tìm thiên bàn 8 Môn, thì ta lấy Trực Sử (Môn) gia Thời Chi (tức Tí của Bính Tí)
Ta lấy Cảnh Môn gia lên Đoài 7, cùng lúc xoay chuyển vòng 8 Môn Địa Bàn để cho Cảnh môn đến Đoài 7.
Cách đơn giản hơn là ta đếm theo thứ tự 8 Môn của Địa Bàn (Thuận hành): Hưu Sinh Thương Đổ Cảnh Tử Kinh Khai, như vậy theo vòng tròn ta đếm như sau:

Cảnh Đoài 7
Tử Càn 6
Kinh Khãm 1
Khai Cấn 8
Hưu Chấn 3
Sinh Tốn 4
Thương Ly 9
Đổ Khôn 2

Vậy ta có thiên bàn 8 cửa như sau:
[Sinh][Thương][Đổ–]
[Hưu-][——][Cảnh]
[Khai][Kinh–][Tử–]

Kết hợp với Thiên Địa Bàn Kỳ Nghi và 8 Môn thì ta có
[Ất Đinh, Nhuế, Sinh-][Tân Kỷ, Trụ, Thương-][Nhâm Ất, Tâm, Đổ—]
[Kỷ Bính, Anh, Hưu—][Quý, Cầm————][Mậu Tân, Bồng, Cảnh]
[Đinh Canh, Phụ, Khai][Bính Mậu, Xung, Kinh][Canh Nhâm, Nhậm, Tử]

7 – An Bát Thần
Thấu Địa Kỳ Môn không dùng Bát Thần, nhưng tiểu sinh củng xin trình bày cách an Bát Thần để hoàn tất một quẻ Kỳ Môn vậy.
Bát Thần trong Kỳ Môn là
Trực Phù, Đằng Xà, Thái Âm, Lục Hợp, Câu Trận (Bạch Hổ), Chu Tước (Huyền Vũ), Cửu Địa, Cửu Thiên.
Vòng 8 Thần này có hai cách an, một là theo Thiên Bàn, hai là theo Địa Bàn.
Đa số thì dùng Thiên Bàn.
Khởi thần Trực Phù tại cung có Trực Phù trên Thiên Bàn (tức cung mà Trực Phù gia Thời Can), theo thứ tự trên, dương độn bày thuận, âm độn bày nghịch. Câu Trận và Chu Tước là dùng cho Dương Cục (Dương Độn), Bạch Hổ và Huyền Vũ cho Âm Cục (Âm Độn). Nhưng có sách thì dùng Câu Trận và Chu Tước cho cả Dương lẫn Âm Độn.
Trong phần 5 – Lập Thiên Bàn Kỳ Nghi và Tinh , ta lấy Trực Phù Kỷ gia địa bàn Bính Can tại Chấn 3 cung, vậy Chấn 3 cung chính là cung có Trực Phù Thiên Bàn, ta khởi thần Trực Phù , nghịch hành theo thứ tự các thần như sau:
[Thiên][Địa-][Vũ-]
[Phù–][—-][Hổ-]
[Xà—][Âm–][Hợp]

Kết hợp với Thiên Địa Bàn Tinh Môn Kỳ Nghi, thì ta có quẻ Kỳ Môn cho Bính Tí như sau:

[Ất Đinh, Nhuế, Sinh, Thiên][Tân Kỷ, Trụ, Thương, Địa][Nhâm Ất, Tâm, Đổ, Vũ—-]
[Kỷ Bính, Anh, Hưu, Phù—-][Quý, Cầm —————][Mậu Tân, Bồng, Cảnh, Hổ-]
[Đinh Canh, Phụ, Khai, Xà–][Bính Mậu, Xung, Kinh, Âm][Canh Nhâm, Nhậm, Tử, Hợp]

Như vậy ta đã hoàn tất một quẻ Kỳ Môn Độn Giáp, các bạn thấy có dễ không?.
Nhưng trong Kỳ Môn Thấu Địa, lại còn phần Liên Sơn Quái (Thấu Địa Quái), Tứ Kiết của 28 Tú, Quý Nhân Lộc Mã, và Ngủ Thân (Tử Phụ Tài Quan Huynh).

Trong Thấu Địa Kỳ Môn thì chỉ dùng Tam Kỳ của Địa Bàn, 3 Kiết Môn của Thiên Bàn (Hưu Khai Sinh – tam Bạch của Cửu Cung) . Như vậy cục Bính Tí có 3 Kỳ Ất Bính Đinh, 3 kiết Môn như sau:
[Đinh, Sinh][—–][Ất—]
[Bính, Hưu-][—–][—–]
[—-, Khai][—–][—–]

- Advertisement -
Cùng chủ đề
- Advertisement -
- Advertisment -

Bài viết khác

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY