23 C
Hanoi
Thứ Sáu, 29 Tháng Ba, 2024
spot_img
Trang chủPhong thuỷ Bát TrạchNguyên Lý Bát Trạch - Phần 10

Nguyên Lý Bát Trạch – Phần 10

- Advertisement -

Nguyên Lý Bát Trạch – Phần 10

Phong Thủy Thăng Long Sưu Tầm
Tính Vận và Tượng trong Huyền Không 64 quái, cấp kỳ nhanh, chỉ nhìn qua là có thể biết được một trùng quái thuộc vận mấy, và tượng hậu thiên nào.
Nếu nhìn một quái mà không biết nó thuộc Vận mấy, quái tượng là gì thì thử hỏi làm sao nghiên cứu Huyền Không 64 quái đây? Hông lẻ cứ đem theo cái bảng liệt kê mỗi lần đọc sách, chiêm ngẫm hay sao?

Qua cách dùng số Tiên Thiên để tính Bát San (trong bài 1)
Khi cộng Lạc Số Thiên Thiên của thượng quái và hạ quái, hoặc quy tàng hào của thượng quái và hạ quái ta có các cách cục như sau:

Tổng số 1 & 9, Họa Hại, QT Chấn 8
Tống số 2 & 8, Tuyệt Mệnh, QT Khãm 7
Tổng số 3 & 7, Ngũ Quỷ, QT Tốn 2
Tổng số 4 & 6, Lục Sát, QT Ly


Bát Thuần, Phục Vị, QT Khôn 1
Hợp 5, Thiên Y, QT Đoài 4
Hợp 10, Diên Niên, QT Càn 9
Hợp Sinh Thành, Sinh Khí, QT Cấn 6

Ta biết Tiên Thiên Lạc Số của quẻ QT củng chính là Vận của quẻ, nhưng phương pháp quy tàng thì lại quá chậm, không thể nào nhìn một cái là biết được vận liền.

Để có thể tính nhanh hơn, thì chúng ta dùng con số 1 (của quẻ Khôn), để tính Vận. Khi tính nhiều thì sẻ thuộc không cần dùng tới nó nửa.

Cách tính Vận
Lấy số lớn hơn 2 để trừ cho 1
1&9, 9 – 1 = vận 8
2&8, 8 – 1 = vân 7
3&7, 3 – 1 = vận 2
4&6, 4 – 1 = vận 3
Phục Vị khỏi tính củng biết là vận 1
Thiên Y, hợp 5, 5 -1 = vận 4
Diên Niên, hợp 10, 10 – 1 = 9
Sinh Khí là trường hợp đặc biệt, không thể dùng cách trừ 1 mà phải lấy số hợp sinh thành với 1 tức là 6 vậy, cho nên là vận 6.

Trong cập 1&9 Họa Hại và 2&8 Tuyệt Mệnh, nếu lây số 1 – 1= 0, hoặc 2 – 1 = 1 vô ý nghĩa bỡi 1 đã là vận 1 rồi, vì vậy phải lấy số 9, và 8 mà trừ.

Cách tính Tượng
1&9, tượng là thượng quái
2&8, tượng là hạ quái
3&7, tượng là quái hợp 10 với hạ quái
4&6, tượng là hợp 10 với hạ
Phục Vị, tượng là thượng quái
Thiên Y, tượng là thượng quái
Diên Niên, tượng là thượng quái
Sinh Khí, tượng là quái hợp 10 với hạ quái

Tóm lại ta có:
Tổng số 1 & 9, Họa Hại, 9-1 = vận 8, tượng thượng
Tống số 2 & 8, Tuyệt Mệnh, 8-1= vận 7, tượng hạ
Tổng số 3 & 7, Ngũ Quỷ, 3-1 = vận 2, tượng hạ hợp 10
Tổng số 4 & 6, Lục Sát, 4-1 = vận 3, tượng hạ hợp 10
Bát Thuần, Phục Vị, vận 1, tượng thượng
Hợp 5, Thiên Y, 5-1 = vận 4, tượng thượng
Hợp 10, Diên Niên, 10-1 = 9, tượng thượng
Sinh Thành, Sinh Khí, 1&6 = vận 6, tượng hạ hợp 10

Thí dụ:
Quẻ Trạch Thủy Cách 47, 4+7=1 Họa Hại, vận 8 (1&9, lấy 9-1 = 8), tượng thượng là Trạch 4, tức Đoài, hậu thiên là Đoài 7, vì vậy ta có thể viết Trạch Thủy Cách là 4787

Quẻ Phong Trạch Trung Phù 24, 2+4=6 Lục Sát 4&6, lấy 4-1 = vận 3, tượng hạ hợp 10, hạ quái là 4 Đoài vậy hợp thập 10 với 4 là 6 Cấn là tượng, hậu thiên Cấn là 8, nên quẻ Phong Trạch Trung Phù có thể viết là 2438

Quẻ Phong Hỏa Gia Nhân 23, 2+3 = 5 Thiên Y, 5-1 = vận 4, tượng thượng tức là 2 Tốn, hậu thiên là Tốn 4, cho nên quẻ Phong Hỏa Gia Nhân viết là 2344

Quả Địa Sơn Khiêm 16, 1&6 hợp sinh thành, vậy là vận 6, tượng hạ hợp 10, quẻ hạ là 6 vậy quẻ hợp thập với 6 là 4 Đoài, hậu thiên là Đoài 7, vậy Địa Sơn Khiêm viết là 1667.

Tổng số 1 & 9, Họa Hại, 9-1 = vận 8, tượng thượng
Tống số 2 & 8, Tuyệt Mệnh, 8-1= vận 7, tượng hạ
Tổng số 3 & 7, Ngũ Quỷ, 3-1 = vận 2, tượng hạ hợp 10
Tổng số 4 & 6, Lục Sát, 4-1 = vận 3, tượng hạ hợp 10
Bát Thuần, Phục Vị, vận 1, tượng thượng
Hợp 5, Thiên Y, 5-1 = vận 4, tượng thượng
Hợp 10, Diên Niên, 10-1 = 9, tượng thượng
Sinh Thành, Sinh Khí, 1&6 = vận 6, tượng hạ hợp 10

Sơ Thế Họa Quỷ (Nội sơ hào 1 Họa Hại, ngoại sơ hào 4 Ngũ Quỷ)
Trung Thế Thiên Sinh (Nội trung hào 2 Thiên Y, ngoại trung hào 5 Sinh Khí)
Tam Thế, Diên Tuyệt (hào thế tam Diên niên và Tuyệt Mệnh)
Tứ Sát Lục Vị (Lục Sát thế tứ, Phục Vị thế lục)
Thế Ứng Linh Linh
Cấp Cấp Luật Lệnh

Cách ghi nhớ hào thế như sau:
Hào 2 và hào 5 là hai hào nhân, là tốt bỡi đắc trung, nên lúc nào củng đi với Thiên Y (hào 2) và Sinh Khí (hào 5).
Hào sơ là các hào yếu, xấu, sơ hào nội (tức hào 1) là Họa Hại, sơ ngoại (tức hào 4) là Ngũ Quỷ
Hào trung là các hào đắt trung, tốt. Trung nội (tức hào 2) là Thiên Y, trung ngoại (tức hào 5) Sinh Khí
Hào 3, là Diên Niên và Tuyệt Mạng (Quy Hồn).
Bát Thuần thì hào 6 là thế vậy.

Hào Thế và hào ứng đi thành 1 cập 1-4, 2-5, 3-6. Thế 1 thì Ứng 3, thế 3 thì ứng 1, vv….

Để lập Lục Thân cho các hào của quẻ trùng quái theo phép Hổn Thiên Nạp Giáp thì phải ghi nhớ bài thơ sau:
Giáp Nhâm phùng Càn Tí Ngọ phương
Ất Quý Khôn cư Mùi Sửu vị
Chấn Canh Tí xứ, Tốn Tân Sửu
Khãm hề Mậu Dần, Ly Kỷ Mão
Bính Cấn cư Thìn, Đoài Đinh Tỵ

Đó là hào sơ khởi chi của các quẻ thuần, Dương quái Càn Chấn Khãm Chấn đi thuận, âm quái Khôn Tốn Ly Đoài đi nghịch, đếm 1 bỏ 1. Càn nội lấy Giáp ngoại lấy Nhâm, Khôn nội lấy Ất ngoại lấy Quý.

Khãm khởi Dần thuận hành, lấy 1 bỏ 1, tức Dần Thìn Ngọ (3 hào nội), Thân Tuất Tí (3 hào ngoại)
Khãm nạp can Mậu, vậy 3 hào nội là Mậu Dần, Mậu Thìn, Mậu Ngọ

- Advertisement -

Nếu bày liệt phép Nạp Giáp trên bàn tay sẻ như sau:
Tưởng tượng đây là 12 cung địa chi nhé:
[Tỵ: Đinh Đoài-][Ngọ: Nhâm Càn——–][Mùi: Ất Khôn———–][—–]
[Thìn: Bính Cấn][———————————————-][—–]
[Mão: Kỷ Ly—-][———————————————-][—–]
[Dần: Mậu Khãm-][Sửu: Quý Khôn,Tân Tốn][Tí: Giáp Càn, Canh Chấn][—–]

Khi đã có quẻ, thì theo phép Nạp Giáp để nạp Can Chi vào cho mỗi hào. Nạp giáp cho quẻ phân ra quẻ nội quẻ ngoại, tùy theo quẻ trùng có quẻ nội ngoại thuộc quẻ bát thuần nào.
Như quẻ Trạch Thủy Khổn thì quẻ ngoại (thượng) là thuộc quẻ thuần Đoài (Trạch), quẻ nội Thủy là thuộc quẻ thuần Khãm (Thủy). Như vậy nạp giáp Can Chi của quẻ Trạch Thủy Khổn lấy can chi quẻ ngoại của Thuần Đoài, và can chi quẻ nội của Thuần Khãm vậy.

Ngũ hành của tượng quẻ (Hậu Thiên) là đại diện cho Ta, sau đó so sánh với Chi nạp giáp của các hào mà định huynh tử tài quan phụ.
Sinh Ta là Phụ Mẩu
Đồng Ta là Huynh Đệ
Ta Sinh là Tử Tôn
Ta Khắc là Thê Tài
Khắc Ta là Quan Quỷ

Quẻ Trạch Thủy Khổn, tức 47, 4+7=1&9 Họa Hại vận 8, tượng thượng tức thuộc Đoài 4 tiên thiên, hậu thiên là Đoài 7, thế tại sơ hào. Viết theo huyền không đại quái là 4787.

Đoài 7 hậu thiên là Kim, vậy hành của Ta là Kim. Ta nạp giáp can chi cho quẻ theo bài thơ Đoài thượng, Khãm hạ. Quẻ thượng Đoài có can chi của quẻ thượng của Thuần Đoài, quẻ hạ Khãm có can chi của quẻ hạ của Thuần Khãm.
_ _, Đinh Mùi
___, Đinh Dậu
___, Đinh Hợi(Ứng)

_ _, Mậu Ngọ
___, Mậu Thìn
_ _, Mậu Dần

Đinh Mùi, Mậu Thìn, Mùi và Thìn đều là Thổ, Ta là Kim, Thổ sinh Kim tức sinh ta, vậy là hai hào Phụ Mẫu
Đinh Dậu, Dậu là Kim, Ta là Kim, Kim Đồng Kim, vậy Đinh Dậu là hào Huynh Đệ
Đinh Hợi, Hợi là Thủy, Ta là Kim, Kim Sinh Thủy, vậy Đinh Hợi là hào Tử Tôn
Mậu Ngọ, Ngọ là Hỏa, Ta là Kim, Hỏa Khắc Kim, vậy Mậu Ngọ là hào Quan Quỷ
Mậu Dần, Dần là Mộ, Ta là Kim, Kim Khắc Mộc, vậy Mậu Dần là hào Thê Tài
Như vậy ta được quẻ Trạch Thủy Khổn như sau:
_ _, Đinh Mùi, Phụ Mẫu
___, Đinh Dậu, Huynh Đệ
___, Đinh Hợi, Tử Tôn (Ứng)

_ _, Mậu Ngọ, Quan Quỷ
___, Mậu Thìn, Phụ Mẫu
_ _, Mậu Dần, Thê Tài (Thế)

- Advertisement -
Cùng chủ đề
- Advertisement -
- Advertisment -

Bài viết khác

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY