26 C
Hanoi
Thứ Năm, 25 Tháng Tư, 2024
spot_img
Trang chủPhong thuỷ Bát TrạchNguyên Lý Bát Trạch - Phần 9

Nguyên Lý Bát Trạch – Phần 9

- Advertisement -

Nguyên Lý Bát Trạch – Phần 9

Phong Thủy Thăng Long Sưu Tầm
Như các quẻ thứ 6 trong tượng gồm có:
Thiên Trạch Lý tượng Cấn, Thiên 9 + Trạch 4 = Sinh Khí
Trạch Thiên Quải tượng Khôn, Trạch 4 + Thiên 9 = Sinh Khí
Hỏa Lôi Phệ Hạp tượng Tốn, Hỏa 3 + Lôi 8 = Sinh Khí
Lôi Hỏa Phong tượng Khãm, Lôi 8 + Hỏa 3 = Sinh Khí
Phong Thủy Hoán tượng Ly, Phong 2 + Thủy 7 = Sinh Khí
Thủy Phong Tỉnh tượng Chấn, Thủy 7 + Phong 2 = Sinh Khí
Sơn Địa Bác tượng Càn, Sơn 6 + Địa 1 = Sinh Khí
Địa Sơn Khiêm tượng Đoài, Địa 1 + Sơn 6 = Sinh Khí

Thấy tất cả quẻ thứ 6 trong các tượng đều là Sinh Khí!!!
Sau khi tra xét tất cả thứ tự của các quẻ trùng trong tượng thì thấy được như sau:


Quẻ thứ 1 trong tượng đều là Phục Vị
Quẻ thứ 2 trong tượng đều là Họa Hại
Quẻ thứ 3 trong tượng đều là Thiên Y
Quẻ thứ 4 trong tượng đều là Diên Niên
Quẻ thứ 5 trong tượng đều là Ngũ Quỷ
Quẻ thứ 6 trong tượng đều là Sinh Khí
Quẻ thứ 7 trong tượng đều là Lục Sát
Quẻ thứ 8 trong tượng đều là Tuyệt Mạng.

Như vậy ta có thể ghép Bát San vào hai nghi 1-6-8-5, 2-7-3-4 như sau:
1 Phục, 6 Sinh, 8 Tuyệt, 5 Quỷ
2 Họa, 7 Sát, 3 Thiên, 4 Niên

Củng trong bài Lưỡng Nghi Tiên Thiên Chẩu, ta có vị trí hào thế như sau:
1 – thế 6 (quẻ Bát Thuần)
2 – thế 1
3 – thế 2
4 – thế 3
5 – thế 4
6 – thế 5
7 – thế 4 (quẻ Du Hồn)
8 – thế 3 (quẻ Quy Hồn)

Quy luật biến hào của tượng là khởi quẻ Thuần, biến từ sơ hào đến hào 5, đây là giai đoạn thăng, sau hào 5 thì biến xuống hào 4, đây là giai đoạn giáng. Trong các vị trí hào thế (liệt kê phía trên) ta thấy hào thế có hai lần cư tại hào 3 và hai lần cư tại hào 4. Sự khác biệt giữa hai lần là một thì xảy ra khi thăng và một xảy ra khi giáng!

Nay ta ghép các hào thế vào vòng lưỡng nghi 1-6-8-5, 2-7-3-4
1 Phục Vị, Thế hào 6
6 Sinh Khí, Thế hào 5
8 Tuyệt Mạng, Thế hào 3 (Giáng)
5 Ngủ Quỷ, Thế hào 4 (Thăng)
2 Họa Hại, Thế hào 1
7 Lục Sát, Thế hào 4 (Giáng)
3 Thiên Y, Thế hào 2
4 Diên Niên, Thế hào 3 (Thăng)

Thấy rằng Sinh Khí thế hào 5, và Thiên Y thế hào 2. Đó có phải là kiết cách Đắc Trung trong Dịch không ???
Thế cư Sơ là Họa Hại, Thế cư hào 4 là Ngũ Quỷ và Lục Sát, Thế cư hào 3 Giáng là Tuyệt Mạng, mà cư hào 3 Thăng là Diên Niên. Quý khách có thấy rằng Bát San Tốt Xấu đều có liên quan đến vị trị của hào Thế trong các quẻ của Tượng không?

Tại sao Bát Trạch dùng Tọa là chính???

Bát Trạch dùng tọa làm chính bởi vì Tọa lúc nào củng là quẻ Phục Vị. Quẻ Phục Vị chính là 8 quẻ Thuần của Tượng. Nếu quý khách có biết qua bốc dịch lục hào thì quý khách củng biết rằng khi ta an Lục Thân (Huynh Tử Tài Quan Phụ) cho các hào ta phải dùng Ngũ hành của Tượng, so sánh chi của Nạp Giáp sinh khắc mà định, vậy cái Ta để định Sinh Ta là Phụ Mẩu, mà Khắc Ta là Quan Quỷ , còn Ta Khắc là Thê Tài, này nằm ở đâu??? Chính là hành của quẻ Bát Thuần, quẻ Bát Thuần củng là Phục Vị của Bát Trạch.
Cho nên Bát Trạch lấy Tọa để định 8 Trạch là hoàn toàn phù hợp với Dịch Lý!!!

Củng từ sự liên quan này có thể suy luận xa hơn, để lập 8 quẻ trùng trong mỗi Trạch. Nhu Càn Trạch, thì Thuần Càn là Ta, quẻ nội là ta, quẻ ngoại là khách, như vậy ta có 8 quẻ cho Càn Trạch như sau:
Cung Càn, Thuần Càn, Phục Vị, quẻ 1 Tượng Càn, Thế 6
Cung Khãm, Thủy Thiên Nhu, Lục Sát, quẻ 7 Tượng Khôn, Thế 4
Cung Cấn, Sơn Thiên Đại Súc, Thiên Y, quẻ 3 Tượng Cấn, Thế 2
Cung Chấn, Lôi Thiên Đại Tráng, Ngũ Quỷ, quẻ 5 Tượng Khôn, Thế 4
Cung Tốn, Phong Thiên Tiểu Súc, Họa Hại, quẻ 2 Tượng Tốn, Thế Sơ
Cung Ly, Hỏa Thiên Đại Hửu, Tuyệt Mạng, quẻ 8 Quy Hồn Tượng Tốn, Thế 3
Cung Khôn, Địa Thiên Thái, Diên Niên, quẻ 4 Tượng Khôn, Thế 3
Cung Đoài, Trạch Thiên Quải, Sinh Khí, quẻ 6 Tượng Khôn, Thế 5

Vậy 8 quẻ của Càn Trạch ứng dụng như thế nào đây?

- Advertisement -
Cùng chủ đề
- Advertisement -
- Advertisment -

Bài viết khác

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY