28 C
Hanoi
Thứ Sáu, 19 Tháng Tư, 2024
spot_img
Trang chủ Blog Trang 20

Cự môn nhàn đàm (Phần 4)

0

Cự môn phối với Lục Sát (Không Kiếp Kình Đà Hỏa Linh).

Ngay từ đầu đã nói rằng Cự Môn là Hung tinh, chủ thị phi-ám muội “minh tranh ám đấu”. Bởi vậy, khi phối với Hung-Sát tinh thì đương nhiên là KHÍ CÁCH, tức là sẽ bị phá cách nặng mà cổ nhân phê rằng “Hủ mộc nan điêu” – như khúc gỗ đã mục nát, không thể đẽo gọt được thành cái gì cả. Kể cả khi Cự miếu vượng mà hội hung sát tinh thì cũng sẽ bị phá cách, không còn tốt đẹp nữa. Nhưng tùy theo mỗi nhóm Hung-Sát tinh mà sẽ có nhưng tác dụng khác nhau đến Cự Môn. Ta hãy thử tìm xem xưa nay người ta luận như thế nào về Cự gặp Hung-Sát tinh.

Đối với Không Kiếp : Địa Không-Địa Kiếp là một cặp sao Sát tinh đáng ngại nhất của Tử vi, thậm chí có người còn cho rằng “đóng đâu chết đó”. Vậy khi kết hợp với Cự Môn, thì đương nhiên sẽ làm tăng tính Hung của Cự Môn. Về cơ chế, thì lúc ấy cái “tính hung” của Cự sẽ phối với “tính hung” của Không Kiếp mà tác họa. Tính Hung của Cự Môn là Thị Phi, Ám Muội.. mà tính Hung của Không Kiếp là “giáng thương nhân, hình pháp, thất tài, cô đơn chi họa” tức là giáng họa về thương tích, hình pháp, mất tiền, cô đơn. Cả hai “tính hung” này mà phối hợp với nhau thì khó lòng tránh được tại họa, ít nhiều thì cũng phải gặp phiền toái.

Đẩu số toàn thư có viết : “Thử tinh hóa ám bất nghi phùng, canh hội sát tinh dũ tứ hung, thần xỉ hữu thương kiêm tính mãnh, nhược nhiên nhập miếu khả hòa bình.” – Nghĩa là, Cự môn hóa Ám tinh chẳng nên gặp làm gì, nếu lại hội sát tinh thì càng hung, môi răng dễ bị thương tích lại thêm cái tính mạnh bạo, làm việc gì cũng “nóng giận mất khôn” mà để lại hậu quả, nếu như Cự mà nhập miếu, thì may ra có thể được hòa bình.

Như vậy, Cự gặp Không kiếp thì nên chú ý, ngoài việc mang thương tích vào môi-răng, nhưng quan trọng hơn cả là cái tính Thị Phi-Ám Muội của Cự bị kích động lên, cho nên thường tai họa sinh ra do hành xử nóng giận, vội vã, không kiềm chế được bản thân mình.

Đối với Kình Đà : Kình – Đà là hai sát tinh cũng rất nặng nề của Tử vi, tác dụng của nó tuy có khác nhau, nhưng cổ nhân nhóm với Hỏa Linh và quy nó về Tứ Hung. Đối với Cự Môn, thì tác dụng của Kình – Đà có phần nặng nề hơn Không Kiếp. Trong cổ thư có viết về Cự-Kình-Đà một câu “Cự môn Tứ sát – hãm nhi hung” – tức là Cự Môn gặp tứ sát thì không những bị vây hãm, mà còn Hung. Khi Cự gặp Dương-Đà-Hỏa-Linh thì coi như bị phá cách nặng, không những không thể phát huy được (hãm), mà còn đem tai họa đến (hung).

Trần đoàn lão tổ có nhận xét rằng “Tham Hao đồng hành, nhân hảo đồ phối. Ngộ đế tọa tắc chế kì cường. Phùng lộc tồn tắc giải kì ách, trị dương đà nam đạo nữ xướng” – Nghĩa là, Cự môn mà gặp Tham-Hao đồng hành, thì như gặp người bạn tốt, gặp Tử vi thì có thể chế được tính cường ngạnh, gặp Lộc tồn có thể giải được ách, gặp Dương-Đà thì trai dễ trộm cắp, mà nữ dễ làm kỹ nữ.

(có nhiều thắc mắc trong câu này của Trần Đoàn lão tổ là Tại sao Cự lại có thể gặp được Tham hoặc Tử vi, về mặt an sao thì không thể, và cho rằng câu này là man ngôn. Nhưng về mặt phối hợp với nhau để luận đoán, thì trên lá số không hẳn chỉ có một sự phối hợp khi an sao, mà còn nhiều sự phối hợp khác nữa, vấn đề này cần suy ngẫm thêm).

Bình luận về Cự-Dương-Đà, Ngọc Thiềm tiên sinh phê rằng : “Cự môn dương đà vu thân mệnh tật ách luy hoàng khốn nhược đạo nhi xướng” – Nghĩa là, Cự môn Dương-Đà mà đóng vào Thân-Mệnh hoặc Tật Ách thì gày còm, vàng vọt, ốm yếu, dễ sinh trộm cắp hoặc kỹ nữ.

“Cự môn thủ mệnh kiến Dương Đà, nam nữ tà dâm” – Người Cự môn thủ mênh, nếu trong tam phương tứ chính mà hội Kình Đà, thì thường mang lòng tà dâm.

Với Kình Dương, phê rằng “Cự Hỏa Kình dương, chung thân ải tử” – tức là Cự mà gặp Hỏa linh, Kình dương, thì cuối đời cái chết không được bình thường (ải tử – là thắt cổ tự tử, nhưng dịch cho thoáng nghĩa thì nói như trên).

Với Đà la, Phú nói rằng “Cự môn Đà la đồng cư Thân Mệnh hoặc Tật Ách cung, chủ bần khốn, thể nhược tàn tật, tổ nghiệp phiêu đãng, bôn ba lao lục” – Cự môn Đà la cùng đóng ở Thân, Mệnh hoặc Tật ách cung, thì chủ về nghèo khốn, thân thể yếu đuối, tàn tật, bỏ tổ nghiệp mà trôi nổi, bôn ba vất vả.

Ngoài ra, trong Toàn thư còn thêm một câu về hình tướng “Cự Môn, Đà La tất sinh dị chí” – Tức là Mệnh thân mà có Cự Môn, Đà La thì ắt là sẽ có nhưng nốt ruồi khác lạ (câu này bản phường chỉ nói rằng : Đà la tất sinh dị chí, mà không có Cự môn – cần chiêm nghiệm)

Đối với Hỏa – Linh : Hỏa Linh là hai Hung tinh cùng hàng với Không Kiếp Kình Đà. Phối với Cự Môn, thì cũng giống như những hung sát tinh trên, làm cho hung tính của Cự tăng lên mà tác họa. Tính của Hỏa Linh đặc trưng là yểu chiết, cho nên trong Tử vi còn gọi là Đoản thọ sát tinh. Chính vì vậy, mà khi gặp Hung tinh Cự Môn thì trong các cách cục đều phảng phất ý nghĩa này.

Như câu “Cự Hỏa Kình dương chung thân ải tử”, hoặc “Cự môn Hỏa Linh phùng ác hạn, tử vu ngoại đạo” – Cự môn mà gặp Hỏa Linh, nếu vào hạn ác thì có thể chết ngoài đường.

Đối với cách này, thì rất cần phải có Lộc tồn để hóa giải (như trên đã dẫn), và khi nhập hạn thì rất cần Tử vi để áp chế thì có thể hóa giải được cái sự hung hiểm của trường hợp này. Ngọc Thiềm tiên sinh phê rằng “Cự môn Hỏa Linh, vô Lộc tồn Tử vi áp chế, quyết phối thiên lý, tao hung” – Nghĩa là, Cự-Hỏa-Linh mà không có Lộc-Tử hóa giải, áp chế thì phải quyết là sẽ lấy chồng lấy vợ rất xa (thiên lý), mà sẽ gặp hung họa. Nhưng như bài trước đã viện dẫn, khi Cự môn cư Mão, người tuổi Giáp sẽ gặp Kình dương đồng cung, sẽ là hung cách chứ không hy vọng hóa giải được.

Và cuối cùng, có lẽ cũng căn cứ theo tính chất của Hỏa-Linh, thì xưa còn nhận xét rằng “Cự môn thủ mệnh, tam hợp sát thấu, tất tao hỏa ách” – Cự môn nhập mệnh, nếu trong tam hợp có Hỏa Linh hội về, ắt sẽ gặp hỏa ách.

(câu này vẫn còn đang trong vòng nghi ngờ và tranh cãi, cho rằng nó được suy diễn ra từ tính chất của Hỏa tinh. Bởi lẽ Cự Môn thuộc Thủy, gặp Hỏa không có lẽ nào lại kích động hỏa tính của Hỏa tinh được – cần chiêm nghiệm thêm).

Cự Môn nhập Phu Thê cung thì thường không được tốt, vì một trong những bản chất cố hữu của Cự Môn là thích tranh cãi, nhiều lời lẽ. Hơn nữa bản thân Cự Môn cũng có tính chất của Hung tinh, Dâm tinh. Do vậy, rất ngại khi cung Phu Thê gặp Cự hãm, hoặc Cung Phu Thê có Cự gặp sát tinh. Trường hợp này, cổ nhân hay phê “Cự Môn cư Thê, đa bất mãn hoài”, nghĩa là khi cung Phu Thê có Cự Môn đóng thì thường không bao giờ được thỏa mãn với chuyện hôn nhân.

Trường hợp như lá số trên, cung Phu ngộ Triệt, lại có Cự hãm (thìn), Hóa Kị đóng chính cung, tam phương tứ chính hội về là Kình Đà Cô Quả. Cho dù có được Tam Hóa Khoa Quyền Lộc cứu trợ, nhưng cũng khó lòng tránh khỏi trắc trở. Không thể nói là tốt được, cung Phu này, kết hợp với việc xem xét Mệnh-Thân thì cho thấy rất dễ xảy ra tình trạng “Nhị độ quá giang”, hoặc nếu không thì cuộc sống vợ chồng cũng sinh nhiều chuyện khắc khẩu cãi vã.

Cổ nhân khuyên rằng, Nữ nhân Cự Môn đóng vào cung Phu Thê, thì nên lấy chồng hơn nhiều tuổi để hóa giải bớt xung khắc.

Xem Thêm:

LẬP LÁ SỐ TỨ TRỤ

LẤY LÁ SỐ TỨ TRỤ

LẬP LÁ SỐ TỬ VI

LẤY LÁ SỐ TỬ VI

LẬP QUẺ DỊCH

LẤY QUẺ DỊCH

Tính chất cơ bản của các sao trong Tử Vi (Phần 2) -SAO TỬ VI

0

SAO TỬ VI

Tử Vi miếu ở ba cung Sửu Ngọ Mùi, không ưa hai cung Thìn Tuất

Tử Vi thuộc âm thổ, là Bắc Đẩu chủ tinh. Trong 14 chính diệu của Đẩu Số nó là lãnh đạo của các sao, cho nên cổ nhân gọi là Đế diệu, ví với hoàng đế:

Do ví với hoàng đế, nên dễ nhớ đặc tính của Tử Vi như sau:

-Có khí quý phái, có tài lãnh đạo, có phong thái của người ra lệnh. Còn tài năng lãnh đạo có hoàn mĩ hay không, mệnh lệnh có chính xác không, thì cần phải xem Tử Vi ở cung vị nào, và hội hợp với các sao ở tam phương tứ chính cát hung ra sao mói định được.

-Có lực điều giải, tức là giỏi khống chế và làm thay đổi cho nên Tử Vi có thể kềm chế các sao hung hãm như Hỏa Tinh, Linh Tinh, Kình Dương, Đà La, Địa Không, Địa Kiếp, Hóa Kị. Nhưng lại không tránh được ảnh hưởng của ám tinh Cự Môn, Bởi vì, hoàng đế tuy có thể nhiếp phục quần thần, nhưng lại dễ thích nghe lời sàm tấu, Cự Môn giống như nịnh thần hay sàm tấu, có thể gây ảnh hưởng đến sự biếu hiện của Tử Vi.

– Có lực khắc chế, là nói đối với hai sao Thất Sát, Phá Quân. Phá Quân tuy giống như tướng soái ở ngoài trận địa, không nhận mệnh lệnh của quân vương, nhưng không có Thất Sát làm sao tâu báo với Tử Vi. Nhưng “Tử Vi, Phá Quân” đồng cung, cũng có thể biến lực phá hoại của Phá Quân thành lực khai sáng.

– Có lực cạnh tranh, đặc biệt là đối thủ càng mạnh thì đấu chí của Tử Ví càng mạnh

Nếu như hội hợp với các sao có sự trợ giúp cho lực cạnh tranh như Thiên Phủ, Thiên Tướng, Hóa Quyền, Hóa Khoa, thì càng không dễ nhượng bộ, giống như bậc quân vương lấy xã tắc làm trọng.

– Có lòng tự tôn, mà còn có tính cách mạnh mẽ, giống như hoàng đế nhất định phải giữ sự tôn nghiêm của bản thân. Cho nên về tính cách thường có biểu hiện tự cao tự đại, thiện ác tùy tâm. Nếu nó hội chiếu với sát tinh, mà không có sao cát, thì dễ kích động theo kiểu thương thì cho sống, ghét thì cho chết nhưng khi ở trong nghịch cảnh, Tử Vi lại có thể giấu nỗi khổ trong long, không chịu biếu lộ.

Vì Tử Vi là đế diệu, cho nên rất ưa trăm quan đứng chầu (bách quan triều củng), rất kị quần thần xa lánh (tại dã cô quân). Bách quan và quần thần, là chỉ các sao Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Xương, Văn Khúc, Tam Thai, Bát Tọa, Ân Quang, Thiên Quý, Lộc Tồn, Thiên Mã, Thiên Khôi, Thiên Việt. Tuy Tử Vi cũng ưa Thiên Phủ, Thiên Tướng triều củng, nhưng vẫn không bằng cách cục “Bách quan triều củng”. Cho nên Tử Vi đóng ở cung mà được “bách quan triều củng”, thì có thể đại phú đại quý; còn được “Phủ Tướng triều viên” thì chi là cách cục không thấp, nếu chỉ mang đặc tính của Tử Vi để phát huy mà thôi thì chưa chắc có thể phú quý.

Nếu không có “trăm quan đứng chầu”, mà là “quần thần xa lánh”, giả dụ như ngay cả “Phủ Tướng triều viên” cũng không có, thế thì giống như vị vua cô độc nơi hoang dã (tại dã cô quân). Lúc này Tử Vi sẽ có biểu hiện xử sự thiếu hòa hợp, đây là do sự tôn quý của hoàng đế, vì vậy khác với tư tưởng của người thường.

“Tại dã cô quân” lại gặp Địa Không, Địa Kiếp, và Tứ sát, thì chỉ thích hợp phát huy tư tưởng siêu thoát, cho nên cổ nhân cho rằng trường hợp này thích hợp làm tăng nhân, đạo sĩ. Nhưng ở thời hiện đại, có thể phát triển thành nhân vật có tư tưởng đặc biệt. Nếu gặp được Tham Lang, Thiên Tài, hoặc Liêm Trinh, thì có khả năng là nghệ thuật gia hoặc nhà thiết kế. Nhưng nếu “tại dã cô quân” gặp các sao sát, không, còn tương hội với Thái Âm, thì trái lại, tư tưởng siêu thoát sẽ không phát huy. Do ảnh hưởng của Thái Âm, sẽ biến thành người hí lộng thủ đoạn, thích giở mánh khóe.

Ngoại trừ “tam phương tứ chính”, Tử Vi còn chịu ảnh hưởng của hai cung ở bên trái và bên phải. Nó rất ưa Tả Phụ, Hữu Bật giáp cung, kế đến là Văn Khúc, Văn Xương giáp cung.

Nếu gặp phải Hỏa Tinh, Linh Tinh giáp cung; hoặc Kình Dương, Đà La giáp cung; thì Tử Vi có khả năng trờ thành bạo chúa, cũng tức là phát huy toàn bộ tính chất xấu của nó.

Tính chất cơ bản của các sao trong Tử Vi (Phần 3) – SAO THIÊN CƠ

0

SAO THIÊN CƠ

Thiên Cơ miếu ở hai cung Tí, Ngọ; hãm ở hai cung Sửu, Mùi.

Thiên Cơ là sao thứ nhất của Nam Đẩu, ngũ hành thuộc âm mộc, Hóa khí là “thiện” (khéo léo).

Tính chất cơ bản của Thiên Cơ là mưu trí, quyền biến và linh hoạt, có thể ví với mưu sĩ hoặc quân sư.

Nói về phương diện tốt, Thiên Cơ chủ về thông minh, nhạy bén, xử sự có mạch lạc, lớp lang, cho nên học hành giỏi giang, có thể trở thành người đa tài đa nghệ. Vả lại, nhờ đặc tính thông minh, nhạy bén, người này lâm sự phản ứng khá lanh lẹ, đối với người thì khéo ăn khéo ở.

Do các đặc tính trẽn, nên Thiên Cơ có phẩm cách về trí tuệ, giỏi động não, cũng sở trường về phân tích và vạch kế sách, kiêm có kĩ năng chuyên môn, đây đều là đặc tính của mưu thần và quân sư.

Nói về phương diện khuyết điểm, Thiên Cơ có đặc tính hay lo nghĩ quá đáng, thường lao tâm khổ tứ. Cho nên có biểu hiện không thể kiên trì trong một kế hoạch. Bởi vì khi tiến hành kế hoạch tới một giai đoạn nào đó, người này sẽ vì suy nghĩ tính toán quá nhiều nên muốn thay đổi kế hoạch. Nói cụ thể hơn, người có Thiên Cơ thủ cung mệnh dễ có tính đứng núi này trông núi nọ, học nhiều mà không thực tế: dục vọng quá cao… Thiên Cơ thủ mệnh không nên kinh doanh làm ăn, đặc biệt không nên tự sáng lập sự nghiệp, mà chỉ nên làm công việc vạch kế sách. Nếu không, khi tự kinh doanh, sẽ dễ vì động não quá nhanh mà không kiên trì, dẫn đến thất bại.

Thiên Cơ khác với Tử Vi nó không có khí quý phái của bậc hoàng đế, cho nên sức đề kháng và Hóa giải các sao hung, sát, kị, hình rất yếu ớt Thiên Cơ rất ngại Hóa Kị, khiến cho các ưu điếm của bản thân không thể phát huy, mà khuyết điểm thì bộc phát hoàn toàn.

Thiên Cơ cũng tương phản với Tử Vi ở chỗ nó không kị Cự Môn, Cự Môn gây ảnh hưởng đối với Thiên Cơ, chỉ là dễ xảy ra điều tiếng thị phi sau lưng, nhất là sai lầm về lời nói.

Tính chất cơ bản của các sao trong Tử Vi (Phần 4) -SAO THÁI DƯƠNG

0

SAO THÁI DƯƠNG

Thái Dương miếu ở hai cung Mão, Ngọ; hãm ở bốn cung Tuất, Hợi, Tí, Sửu.

Thái Dương là chủ tinh của Trung Thiên, không thuộc Nam Đẩu hay Bắc Đẩu, ngũ hành thuộc dương hỏa, Hóa khí thành “quý”.

Trong Đẩu số, ba sao Tử Vi, Thiên Phủ, Thái Dương chia ra làm chủ Bắc Đẩu, Nam Đẩu và Trung Thiên, có đặc tính khác nhau. Ánh sáng chói lọi và uy lực của Thái Dương thậm chí so với Tử Vi có lúc còn trải rộng và xa hơn. Nhưng ánh sáng và nhiệt của Thái Dương chỉ cho ra mà không nhận vào, cho nên đặc tính chủ yếu nhất của Thái Dương, là chủ về quý mà không chủ về phú, chủ về danh mà không chủ về lợi.

Nếu nói về việc làm của con ngươi, thì Tử Vi là đế tọa (ngai vàng), Thiên Phủ là quản kho tiền, Thái Dương thì quản chức tước. Đây là biểu hiện cụ thể tính chất chủ về quý mà không chủ về phú của Thái Dương.

Do tính chất này, Thái Dương rất nên đóng ở cung sự nghiệp (tức cung quan lộc), trong đó ở hai cung Tỵ, Ngọ là rất có khí thế. Bởi vì ở cung Tỵ là Thái Dương sắp lên đến giữa trời, ở cung Ngọ là ở giữa trời, cho nên khí thế vô cùng. Nếu ở cung vị lạc hãm, thì chủ về vì sự nghiệp mà lao tâm khổ tứ, vất vả.

Thái Dương là chủ tinh của Trung Thiên, do đó cùng dạng với Tử Vi, thích “bách quan triều củng”, ưa được các sao quý cát Tả Phụ, Hữu Bật, Thiên Khôi, Thiên Việt, Văn Xương, Văn Khúc, Tam Thai, Bát Tọa, Ân Quang, Thiên Quý hội chiếu. Nếu không được trăm quan đứng chầu, mà còn gặp Tứ sát hoặc sát tinh nhiều mà cát tinh ít, thì chủ về phát lên một cách nhanh chóng, rồi suy sụp cũng rất nhanh chóng, phú quý không được lâu. Nếu cát tinh nhiều sát tinh ít, thì chủ về tâm cao khí ngạo.

Thái Dương ngoài việc kị tứ sát Hỏa Tinh, Linh Tinh, Kình Dương, Đà La, còn rất ghét Cự Môn. Vì Cự Môn là “ám tinh”, có thể che ánh sáng của Thái Dương. Nó cũng không ưa bản thân Hóa Kị, sẽ bất lợi về mắt.

Thái Dương lạc hãm ở bốn cung Tuất, Hợi, Tí, Sửu. Ở cung Tuất chủ về mắt có tật loạn thị, lòa mắt; ở cung Hợi là cách cục “Nhật Nguyệt phản bối”, nếu hội các sao Lộc Tồn, Hóa Lộc, Thiên Mã, thì gọi là “Lộc Mã giao trì”, thì trái lại, sẽ vừa phú vừa quý.

Thái Dương nhập Mộ ở hai cung Mão, Ngọ. Ở cung Mão là “mặt trời mọc ở phương đông”, chủ về người có tính chất nắm quyền; ở cung Ngọ là “Nhật lệ Trung Thiên” (mặt trời chói lọi giữa trời), quyền lộc tuy trọng, nhưng ánh sáng của Thái Dương quá mãnh liệt, nên cũng dễ mắc bệnh tật ở mắt.

Ở nam mệnh, Thái Dương là cha, là con trai; ở nữ mệnh, Thái Dương là cha, là chồng, và là con trai. Phàm Thái Dương ở cung mệnh, nói chung, hơi có tính chất hình khắc đôi với phái nam trong lục thân. Mức độ hình khắc tùy theo cung vị, và các sao cát hung đồng cung hay hội chiếu.

Thái Dương ở cung Ngọ, ánh sáng của mặt trời mãnh liệt, cho nên mức độ hình khắc đối với phái nam trong lục thân, thông thường cũng lớn hơn ở các cung khác.

Ngoài ra, phàm Thái Dương ở cung mệnh, nên là người sinh vào ban ngày, không nên là người sinh vào ban đêm. Người sinh vào ban đêm mà ở cung hãm, dù không hội các sao hình sát, mức độ hình khắc phái nam trong lục thân vẫn lớn. Nếu người sinh vào ban ngày, thông thường mức độ sẽ giảm nhẹ

Thái Dương chiếu khắp vạn vật, cho nên chủ về khảng khái, hiền từ, rộng lượng. Nhưng nếu ở cung hãm thì dễ thành màu mè mà không có thực chất. Nữ mệnh Thái Dương, chủ về có chí hướng của đàn ông, hiền thục mà có chủ kiến, về phương diện tình cảm không dễ xảy ra tình huống lúng túng, khó xử. Có điều, nếu có Hỏa Tinh đồng cung, thì dễ xử sự bằng tình cảm.

Xem Thêm:

LẬP LÁ SỐ TỨ TRỤ

LẤY LÁ SỐ TỨ TRỤ

LẬP LÁ SỐ TỬ VI

LẤY LÁ SỐ TỬ VI

LẬP QUẺ DỊCH

LẤY QUẺ DỊCH

Tính chất cơ bản của các sao trong Tử Vi (Phần 5) – SAO VŨ KHÚC

0

SAO VŨ KHÚC

Vũ Khúc miếu ở bốn cung Thìn Tuất Sửu Mùi hãm ở cung Mão.

Vũ Khúc là sao thứ sáu của Bắc Đẩu, thuộc âm kim, Hóa khí làm “tài” (tiền tài).

Về phương diện tính cách, Vũ Khúc chủ về quyết đoán mau lẹ, khuyết điểm của nó là suy nghĩ nông cạn. Người có nó thủ mệnh có thể phát nhanh mà cũng có thể bại nhanh.

Vũ Khúc tính cương, vì vậy không nên có thêm Hỏa Tinh, Linh Tinh đồng độ. Nếu gặp chúng, ắt dễ vì xung động nhất thời mà xảy ra tai ách, khi hóa giải nạn tai sẽ phải trả giá rất đắc.

Do tính cương, Vũ Khúc cũng không nên gặp các sao văn (Văn Xương, Văn Khúc, Hóa Khoa), nếu không sẽ chủ về do dự, thiếu quyết đoán, nhưng bề ngoài thì giống như rất có chủ kiến, dẫn đến xử sự tiến thoái không hợp lí, giống như người có văn tài mà làm công việc quản lí về quân sự, đương nhiên không thích hợp.

Trong Đẩu số, Vũ Khúc tuy không phải là chiến tướng giống như Thất Sát và Phá Quân giong ruổi nơi sa trường, nhưng xét ở góc độ tính cương thì cũng được liệt vào hàng quan võ, cho nên nói chung cũng có chút tính cô độc và hình khắc, không nhu hòa như các sao văn. Võ cương văn nhu là đặc tính cơ bản.

Vũ Khúc ngại Hóa Kị hơn các sao văn, Nếu Hóa Kị sẽ chủ về sự nghiệp thất bại, tiền tài hao tán, gặp sát tinh thì nên bình tĩnh nhẫn nại, nếu không dễ bị sụp đổ. Nhưng Vũ Khúc lại rất ưa Hóa Lộc, chủ về nguồn tiền tài như ngòi suối; nếu lại gặp thêm Lộc Tồn, Thiên Mã, thì chủ về phát ở tha hương.

Do tính cương, cô độc và hình khắc, nên cũng bất lợi về hôn nhân, chủ về kết hôn muộn hoặc sinh li tử biệt. Nhẹ thì vợ chổng gần nhau thì ít mà xa nhau thì nhiều, hoặc vợ chồng không hòa thuận; nặng thì phu thê li tán. Nếu gặp Hóa Kị, Hỏa Tinh, Cô Thần, Quả Tú, thì phải xem sao hung nhiều ít, và Vũ Khúc ở cung nào, để phán đoán mức độ hôn nhân bất lợi.

Nữ mệnh Vũ Khúc, chủ về vợ đoạt quyền chồng, nhưng cũng chủ về phụ nữ có khí khái của bậc trượng phu. Nếu có các sao Tả Phụ, Hữu Bật Tam Thai, Bát Tọa hội chiếu, là người phụ nữ tài giỏi; gặp thêm Khoa, Lộc, Quyền và Thiên Hình, thì quyền hành bổng lộc tiếng tăm đều lớn, ắt là người có địa vị cao trong xã hội, nhưng bất lợi vê hôn nhân.

Nữ mệnh Vũ Khúc mà rơi vào hãm địa, gặp tứ sát, chủ về hình khắc cô độc; gặp thêm Hóa Kị, thì có nguy cơ hung vong.

Bất kể nam nữ, Vũ Khúc thủ mệnh, có Thiên Khôi, Thiên Việt, mà không có Kình Dương, Đà La, Hỏa Tinh, Linh Tinh, Địa Không, Địa Kiếp xung hội hoặc đồng độ, đều chủ về có thể nắm đại quyền về kinh tế, nên làm việc trong giới làm ăn kinh doanh.

Tính chất cơ bản của các sao trong Tử Vi (Phần 6) – SAO THIÊN ĐỒNG

0

SAO THIÊN ĐỒNG

Thiên Đồng miếu ở ba cung Mão, Tỵ, Hợi; hãm ở ba cung Sửu Ngọ Mùi.

Thiên Đồng là sao thứ tư của Nam Đẩu, thuộc dương thủy, Hóa khí là “phúc’

Trong Đẩu số, Thiên Đồng được ví là vị thần chuyên trông coi việc ăn uống, sắp xếp yến tiệc cho hoàng đế, vì vậy đặc tính của nó là hưởng thụ, khuyết điểm là lãng phí và nhu nhược.

Có một khái niệm khá phổ biến, cho rằng “Thiên Đồng ở trong 12 cung đều là phúc trạch”, thực ra không phải vậy. Theo Vương Đình Chi, thậm chí có thể nói, Thiên Đồng ở 12 cung đều có khuyết điểm.

Nói về cung mệnh, người có Thiên Đồng thủ mệnh, cát thì chủ về khiêm tốn, thông minh mẫn tiệp, phong thái cao thượng thanh nhã; nếu hung thì chủ về chìm đắm trong dục lạc, hay do dự, thiếu quyết đoán, hoặc chỉ có kế hoạch tốt mà không thực hiện.

Thiên Đồng úy kị tính cứng rắn, hình khắc của Hỏa Tinh và Linh Tinh, nhưng lại không sợ Kình Dương. Đồng độ hoặc hội hợp với Kình Dương ở cung Ngọ, gọi là “Mã đầu đới tiễn”, trái lại, sẽ chủ về có thể nắm đại quyền trong quân đội hay cảnh sát

Thiên Đồng ở cung Hợi không ưa Hóa Kị. Nếu can của cung Hợi Hóa Kị, lại hội tứ sát Địa Không Địa Kiếp và Thiên Hình, thì chủ về hình khắc cô độc, hoặc bị tai nạn bệnh tật làm tổn thọ.

Rất ưa tọa cung Tuất gặp Cự Môn Hóa Kị ở đối cung (tức cung Thìn), gọi là “phản bối”; được Lộc Tồn hoặc Hóa Lộc hội hợp, là hết cơn bĩ cực đến hổi thái lai, biến thành mệnh đại quý.

Nữ mệnh Thiên Đổng, cuộc sống thường sung túc, nhưng dễ cảm thấy tinh thần trống rỗng. Cho nên cổ nhân cho rằng “nữ mệnh Thiên Đồng cư Tỵ Hợi nhập miếu, thì đẹp mà dâm” Luận đoán này là suy diễn ra từ tính chất tinh thần trống rỗng. Ở phương diện sự nghiệp hoặc phương diện sở thích, nếu có thể làm cho sinh hoạt tinh thẩn trở nên phong phú thì vẫn tránh được, đời sống hôn nhân sẽ, được vui vẻ.

Phàm Thiên Đồng đóng ở cung mệnh, hoặc ở cung phúc đức, chỉ cần không có Hóa Kị, phần nhiều chủ về có tài năng âm nhạc, hoặc ưa thích cái đẹp, do đó chẳng khó tìm nơi để kí thác về phương diện tinh thần.

Bất kể nam nữ, nếu Thiên Đồng thủ mệnh, gặp sao sát, hình thì trái lại, có thể có năng lực khai sáng, mà không sầu muộn về phương diện tinh thần. Nếu chỉ gặp sao cát mà không gặp các sao sát, hình, thì trái lại dễ chìm đắm trong lạc thú, trở thành phóng đãng. Đây giống như thời xưa, Hoàng đế không có trung thần can gián, lại không gặp họa loạn, dễ vì lời sàm tấu của nịnh thần mà biến thành hôn quân.

Xem Thêm:

LẬP LÁ SỐ TỨ TRỤ

LẤY LÁ SỐ TỨ TRỤ

LẬP LÁ SỐ TỬ VI

LẤY LÁ SỐ TỬ VI

LẬP QUẺ DỊCH

LẤY QUẺ DỊCH

Tính chất cơ bản của các sao trong Tử Vi (Phần 7) – SAO LIÊM TRINH

0

SAO LIÊM TRINH

Liêm Trinh miếu ở ba cung Dần, Mùi, Thân; hãm ở hai cung Tỵ, Hợi.

Liêm Trinh là sao thứ năm của Bắc Đẩu, ở ngũ hành thì thuộc âm hỏa. Là sao “đào hoa thứ” trong Đẩu số, Hóa khí làm “tù”. Về tính cách, chủ về thông minh mẫn tiệp, bại thì tà ác.

Về phương diện tính cách, người có Liêm Trinh thủ mệnh phần nhiều trọng tình cảm, thiếu lí trí, cho nên là người có phong độ, nhưng lại phóng túng, tận tình. Đây là tính chất cơ bản của sao “đào hoa thứ”.

Do tính chất “đào hoa”, nên Liêm Trinh rất ưa Văn Xương, Văn Khúc. Bởi vì lúc sao văn tương hội với đào hoa, tính chất đào hoa lập tức biến thành nhàn nhã, không chìm đắm trong sắc dục, có thể hóa giải thành thú phong lưu thơ rượu, hoặc chuyển hóa thành lực sáng tạo trong nghệ thuật. Văn học nghệ thuật phần nhiều mang sắc thái tình yêu, đây là đạo hóa giải. Trên thực tế, phàm là người có Liêm Trinh thủ cung mệnh, phần nhiều cũng yêu thích mĩ thuật, có khuynh hướng về thư họa; nếu không, cũng sẽ có cảm thụ khá đặc biệt về thưởng ngoạn, nhất là lúc hội hợp với Tham Lang thì càng đúng.

Nếu không gặp sao văn, mà chỉ hội hợp với các phụ diệu trong Đẩu Số như Thiên Khôi Thiên Việt, Tả Phụ, Hữu Bật, trái lại sẽ dễ làm tăng tính hay lúng túng khó xử của Liêm Trinh, dẫn đến tiến thoái bất an.

Lực đề kháng của Liêm Trinh đối với tứ sát Hỏa Tinh, Linh Tinh, Kình Dương, Đà La, rất yếu. Cho nên hễ Liêm Trình đóng ở cung mệnh, thì cần phải không gặp tứ sát, mới nên chuyện. Nhất là hai cung Tỵ hoặc Hợi, gặp tứ sát thì chủ về bôn ba tứ hải; nếu gặp thêm Thiên Hình, Đại Hao, Hóa Kị, càng chủ về sống chết ở tha hương.

Liêm Trinh là sao có tính chất biến hóa rất phức tạp, tuy có thuyết “ đào hoa thứ”, nhưng lại không chắc chắn là “mệnh đào hoa”, hoặc có tính cách dâm đãng. Chỉ có một tính chất cơ bản có thể khẳng định, đó là người này tất sẽ có chút lẳng lơ dí dỏm, nhưng nội tâm lại chủ quan cực mạnh, không dễ chiều theo ai.

Tham Lang là “đào hoa chính”, Liêm Trinh là “đào hoa thứ”, cùng thuộc đào hoa, nhưng người Tham Lang thủ mệnh lại khéo ăn khéo ở, khác với Liêm Trinh hơi có chút trôi nổi. Chỗ khác nhau này cần phải phân biệt rõ.

Liêm Trinh tuy dí dỏm nhẹ nhàng, trong giao tế hơi có chút hài hước, nhưng do có tính chất chủ quan mạnh, cho nên không thể thấy anh ta dí dỏm nhẹ nhàng rồi lây đó để bàn công việc

Trên thực tế anh ta rất có thể là một người có tính “làm việc theo nguyên tắc” Lúc hội hợp Địa Không, Địa Kiếp, tính chất này càng rõ rệt, cho nên thích hợp theo đuổi công việc nghiên cứu về phương diện khoa học kĩ thuật, bởi vì công trình khoa học kĩ thuật rất cần ngăn nắp thứ tự. Liêm Trinh đóng ở cung mệnh cũng thích hợp làm về kiến trúc, bởi vì công trình kiến trúc có mang ý vị nghệ thuật.

Liêm Trinh rất ngại Hóa Kị, chủ về bệnh tật máu mủ, Nó cư cung mệnh, cung tật ách và cung Thiên Di, đều có ảnh hường đến vận trình của người đó.

Tính chất cơ bản của các sao trong Tử Vi (Phần 9) – SAO THÁI ÂM

0

SAO THÁI ÂM

Thái Âm miếu ở ba cung Hợi, Tí, Sửu; hãm ở ba cung Mão, Tỵ, Ngọ.

Thái Âm là sao của Trung Thiên, ngũ hành thuộc âm thủy, Hóa khí làm “phú” (giàu có).

Thái Âm và Thái Dương là cặp “sao đôi” quan trọng trong Đẩu số, do đó hai sao có tính chất tương đồng, và cũng có tính chất tương dị. Thái Âm chủ về phú, Thái Dương chủ về quý; Thái Âm chủ về nữ, Thái Dương chủ về nam; Thái Âm chủ về nhu, Thái Dương chủ về cương; Thái Âm thuộc thủy, Thái Dương thuộc hỏa; Thái Âm là mẹ, Thái Dương là cha; Thái Âm là con gái, Thái Dương là con trai.

Thông thường, bất kể nam hay nữ mệnh mà gặp Thái Âm, đều bất lợi cho lục thân phái nữ. Có thể căn cứ cung vị Thái Âm bay đến, và tổ hợp tinh hệ của tam phương tứ chính để luận đoán mệnh vận của người bị bất lợi. Nói chung, thường chủ về lúc nhỏ mẹ bất lợi; nếu là nữ mệnh, thì lúc nhỏ bản thân bất lợi; nếu là nam mệnh, Thái Âm lạc hãm là bất lợi cho vợ hay con gái

Nam mệnh cung thân gặp Thái Âm, dễ tiếp cận người khác giới, cũng chủ về người này tính tình dịu dàng, nhiều nữ tính. Nếu cung phúc đức và cung phu thê không tốt, có thể có khuynh hướng đồng tính.

Nữ mệnh cung thân gặp Thái Âm, không hội sát tinh, chủ về là người đoan trang, thông minh. Nếu gặp các sao sát, hình, thì có khuynh hương khắc chồng hình con. Nếu gặp các sao đào hoa, mà cung phúc đức và cung phu thê không tốt, thì cũng có thể phát triển thành đồng tính luyến ái.

Thái Âm hội hợp Văn Xương, Văn Khúc, chủ về có tài năng, học rộng, có thể phát về văn chương. Rất ưa hội hợp với Lộc Tồn, Hóa Lộc, bởi vì Thái Âm chủ về cất giấu, phú, trữ, khí vị hợp với Lộc Tồn và Hóa Lộc. Hội hợp với Hóa Quyền, Hóa Khoa, thì có thể cương nhu tương tề,

Thái Âm và Thái Dương hội hợp, nếu hai sao đều nhập cung miếu vượng, cũng cương nhu tương tề, người này có nội tài, nhưng cao thượng độ lượng, phóng khoáng bất phàm.

Thái Âm ở cung hãm không ngại Hóa Kị, vì Thái Âm của cung hãm vốn không sáng, đương nhiên không sợ mây mù che kín. Ở cung vị miếu vượng thi lại sợ Hóa Kị, vì có mây mù che trăng sáng. Nhưng Hóa Kị ở cung Hợi, thì gọi là “biến cảnh”, trừ phi có các sao sát, hình cùng chiếu, nếu không “biến cảnh” chỉ làm tăng vẻ rực rỡ của ánh trăng.

Theo kinh nghiệm của Vương Đình Chi, phàm là Thái Âm thủ mệnh, lúc luận đoán rất nên xem kèm cung phúc đức. Bởi vì Thái Âm chủ về phú, xã hội cổ đại khá đơn thuần, tuy có cạnh tranh nhưng không kịch liệt, do đó việc chủ về sự hưởng thụ tình thần của cung phúc đức có ảnh hưởng không lớn. Còn trong xã hội hiện đại thì cạnh tranh kịch liệt thủ đoạn cạnh tranh cũng nhiều âm mưu hơn, nếu cung phúc đức mà không tốt, do Thái Âm chủ về phú, thường thường sẽ trái lại, dễ dẫn đến đau khổ về phương diện tinh thần, khi luận đoán cần phải chú ý.

Xem Thêm:

LẬP LÁ SỐ TỨ TRỤ

LẤY LÁ SỐ TỨ TRỤ

LẬP LÁ SỐ TỬ VI

LẤY LÁ SỐ TỬ VI

LẬP QUẺ DỊCH

LẤY QUẺ DỊCH

Lược đoán 12 cung nhập hạn

0

Lược đoán 12 cung nhập hạn
(Tuetvnb)
Cổ thư viết về 12 cung nhập hạn, kị tuổi nào. Mới đọc qua thì nghe có vẻ giản đơn, nhưng thực sự là đáng chú ý. Có trải nghiệm qua rồi mới biết. Cái gì cũng có cái LÝ của nó, càng ngẫm càng hay…

人生子命忌寅申
丑午生人丑午瞋
寅卯之人防巳亥
龍蛇切忌本身臨
申人鈴火災殃重
未遇豬雞墓患殷
戌亥羊陀須避忌
酉人陀刃亦非親

豬犬生人莫遇蛇,
辰戍切忌到網羅,
預先整頓衣冠木,
未免生人唱挽歌.

Phiên âm
————–

Nhân sinh Tí mệnh kị Dần – Thân
Sửu – Ngọ sinh nhân Sửu – Ngọ sân
Dần – Mão chi nhân phòng Tỵ – Hợi
Long – Xà thiết kị bản thân lâm
Thân nhân Linh – Hỏa tai ương trọng
Vị ngộ Trư – Kê mộ hoạn ân
Tuất – Hợi Dương – Đà tu Tỵ kị
Dậu nhân Đà – Nhận diệc phi thân
Trư – Khuyển sinh nhân mạc ngộ Xà,
Thìn – Tuất thiết kị đáo Võng La,
Dự tiên chỉnh đốn y quan mộc,
Vị miễn sinh nhân xướng vãn ca.

Thích nghĩa
—————-

1. Người tuổi Tí kị tuế hạn đáo Dần – Thân
2. Người tuổi Sửu – Ngọ, kị tuế hạn đáo Sửu – Ngọ
3. Người tuổi Dần – Mão, kị tuế hạn đáo Tỵ – Hợi
4. Người tuổi Thìn – Tỵ, kị tuế hạn đáo Thìn – Tỵ
5. Người tuổi Thân, kị Linh – Hỏa nhập hạn (tai ương trọng = tai nạn nặng)
6. Người tuổi Mùi, kị tuế hạn đáo Hợi –Dậu (mộ hoạn ân = lo mà đắp mộ)
7. Người tuổi Tuất – Hợi, kị Kình Dương – Đà La nhập hạn
8. Người tuổi Dậu, kị Kình Dương – Đà La nhập hạn
9. Người tuổi Hợi – Tuất, kị tuế hạn đáo Tỵ
10. Người tuổi Thìn – Tuất, kị tuế hạn đến Thìn – Tuất (La, Võng)

11. Nếu biết trước được như trên thì nên về chỉnh đốn quần áo, quan tài
12. (vì) khó tránh được cái cảnh người ta hát bài ca đưa đám.

(Kể ra 2 câu cuối cổ nhân viết có vẻ hơi… quá tay, tuy nhiên, nếu hạn ấy, cung ấy lại gặp thêm sát tinh, không được cứu giải thì cũng chưa biết chừng… )

Tính chất cơ bản của các sao trong Tử Vi (Phần 8) – THIÊN PHỦ

0

THIÊN PHỦ

Thiên Phủ miếu ở sáu cung Tí, Sửu, Dần, Thìn, Mùi, Tuất; hãm ở cung Dậu.

Thiên Phủ là chủ tinh của Nam Đẩu, thuộc dương thổ, chủ về hiền năng, là tiền bạc của kho phủ.

Do là chủ tinh nên Thiên Phủ cũng có năng lực lãnh đạo, nhưng tài lãnh đạo này lại theo khuynh hướng thủ thành, thiếu tính khai sáng. Đây giống như người giữ kho bạc, chức trách của ông ta là “quản lí tài chính” chứ không phải “kiếm tiền”, cho nên phải làm việc cẩn thận, khi làm việc thường có biểu hiện tỉ mỉ; chớ không rộng rãi như Tử Vi, cũng không phóng khoáng như Thái Dương. Cùng là chủ tinh nhưng có sự phân biệt, bạn đọc cần chú ý.

Vì vậy, người có Thiên Phủ thủ mệnh, chỉ thích hợp phát triển ở cục diện đã có sẵn, thiếu cái nhìn bao quát, cũng không có kiến giải riêng, không có lập trường riêng, có biểu hiện là một chủ quản xứng đáng với chức vụ. Do có tính chất “kho phủ”, nên người có Thiên Phủ thủ mệnh, khá “thương tiền”, cẩn thận, vững vàng, luôn cố tìm sự ổn định. “Kho phủ” không có năng lực kiếm tiền, chỉ có thể giữ tiền và sử dụng tiền bạc, do đó Thiên Phủ mị ưa gặp Lộc. Bất kể là hội hợp với Lộc Tồn hay Hóa Lộc, đều có thể làm tăng cách cục chiếm lợi, trở thành giàu có.

Thiên Phủ cũng ưa hội hợp với Thiên Khôi, Thiên Việt, Tả Phụ, Hữu Bật, Văn Xương, Văn Khúc, như vậy có thể khiến cho người này có kiến giải riêng, đồng thời cũng làm tăng khí thế lãnh đạo của họ.

Thiên Phủ cũng ưa Tả Phụ, Hữu Bật giáp cung; Long Trì, Phượng Các giáp cung; chủ về ngưòi hiền hậu, vững vàng/ giỏi giang, cẩn thận, giỏi tính toán, đủ sức đảm Iihiệm chức vụ cao.

Người có Thiên Phủ thủ mệnh không ưa gặp tứ sát. Nếu không gặp Lộc mà chỉ gặp tứ sát, thì không thích hợp với tính chất “kho tiền”, khó tránh giở thủ đoạn gian xảo để kiếm tiền.

Giả dụ Thiên Phủ gặp tứ sát, đồng thời còn hội hợp với Văn Xương, Văn Khúc, có thể là người giàu có thanh nhã; bởi vì Văn Xương và Văn Khúc chủ về giỏi văn bút, kiêm giỏi biện luận, tuy hơi xảo quyệt nhưng cũng khong ma’t phong thái là văn nhân nho sĩ.

Nhưng nếu Văn Xương hoặc Văn Khúc Hóa Kị, thì đây là tinh hệ “Thiên Phủ gặp sát tinh, hội hợp với Văn Xương, Văn Khúc”, kết cấu càng lớn càng giảm sắc, người này dễ trở thành hàn nho, bụng đầy lời oán trách, tự cho mình có tài mà không gặp thời.

Thông thường, Thiên Phủ không nên độc tọa, bởi vì quan giữ kho tiền không nên cô độc, cô độc thì dễ thành người mắt thấy tiền thì lòng mưu toan. Nếu độc tọa mà không có sao cát, hội tứ sát, thì biến thành xảo trá, mưu mô. Cũng không nên gặp sao không, chủ về sông cô lập, không có cứu viện. Nếu Thiên Phủ độc tọa, gặp sao không và Thiên Diêu, chủ về người này đầy âm mưu thủ đoạn.

Thiên Phủ và Thiên Tưóng, là một cặp “sao đôi” quan trọng trong Đẩu số; cho nên cổ nhân có thuyết “phùng Phủ tầm Tướng”, ”phùng Tướng tầm Phủ”.

Do là “sao đôi”, cho nên “Phủ Tướng triều viên” có thể thành cách cục, “Tử Phủ triều viên” thì rất khiên cưỡng. Tức là, do Thiên Phủ, Thiên Tướng có quan hệ “sao đôi”, còn Tử Vi, Thiên Phủ thì không phải “sao đôi”

Nữ mệnh Thiên Phủ, thông thường đều chủ về trung hậu hiền từ, thông minh, khéo léo, thích giúp người. Nếu hội sao cát, đặc biệt là hội hợp với Tả Phụ, Hữu Bật, sẽ có oai nghi của bậc nam tử, cũng có thể phú quý. Gặp các sao tứ sát hình kiếp, thì chồng con bất toàn, hoặc phải tái hôn.

- Advertisement -

BÀI VIẾT KHÁC