32 C
Hanoi
Chủ Nhật, 11 Tháng Sáu, 2023
spot_img
Trang chủ Blog Trang 4

Tổ chức Lễ Cầu An đầu xuân Canh Tí cho gia đình các thành viên trong CLB – Ngày 15/03/2020 DL.

6

Tổ chức Lễ Cầu An đầu xuân Canh Tí cho gia đình các thành viên trong CLB – Ngày 15/03/2020 DL.

Kính gửi toàn thể hội viên CLB, các bạn thành viên, Nhân dịp đầu năm mới CLB Phong Thủy Thăng Long tổ chức Lễ Cầu An cho gia đình các thành viên CLB. Trân trọng kính mời Anh chị Hội viên, học viên CLB và các bạn thành viên diễn đàn tham gia. Kế hoạch tổ chức cụ thể như sau:
 Thời gian: 6h00- 19h00 Chủ Nhật Ngày 15-03-2020 Dương lịch (Tức ngày 22/02 Âm lịch).
 Lịch trình:
– 5h30p tập trung tại Ngõ 282 đường Kim Giang (gửi xe máy và ô tô vào sân UBND phường Đại Kim), Phường Đại Kim, Q.Hoàng Mai, Hà Nội.
– 6h00 xe xuất phát từ 282 Kim Giang đi Tuyên Quang.
– 9h đến đền Núi Dùm (Hay đền Đàm) tại thành phố Tuyên Quang và sẽ hành lễ 30p,
– 9h30 – 10h di chuyển đến đền Tam Cờ – Tuyên Quang: Thiết lập đàn lễ Cầu An cho gia đình các thành viên CLB,
– 10h30 – 12h: Tổ chức lễ Cầu An.
– 12h00 – 14h30: di chuyển đến nhà hàng gần đó và thụ lộc,
– 14h30 – 15h30: Đoàn hành hương đến đền Ỷ La và các đền chùa gần đó….
– 16h00 – 19h00: Đoàn di chuyển trở về Hà Nội, nếu có điều kiện đoàn sẽ tổ chức liên hoan tại Linh Đàm.
· Thành phần: BCN & hội viên CLB, các học viên các khóa học và các thành viên diễn đàn.
· Chủ trì: Thầy Nguyễn Trọng Tuệ.
· Kinh phí tham gia: 700.000 Đồng/.Vui lòng nộp kinh phí trước khi tham gia để BTC đặt lễ và xe.
– Nộp trực tiếp tại Thanh Phong Các: Mr-Phú: 0946.606.078
– Chuyển khoản đến số tài khoản: 0460103947870021 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – SCB chi nhánh Thăng Long Hà Nội, chủ tài khoản – NGUYEN THI HONG (Cô Hồng Phó chủ tịch Phụ trách tài chính CLB – 0974.011.014).
Đăng ký tham gia tại: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLScfwAKh-yLuKXBusqmVQZ0j8VGIfYEvqKN6vNsWSUmept6dKg/viewform?fbclid=IwAR0lD38cdADem44iGxGhtYVjYkHPjKG2Yl45pBSBqaOwA8RKCUUZ8Lh8Ddw
· Đăng ký làm sớ riêng: ……….(Cầu tài lộc, cầu danh, cầu con cái), kinh phí làm sớ riêng là: 100.000 đồng.
Lưu ý:
+ Do thời gian tập trung và xuất phát sớm nên CLB sẽ bố trí Đồ ăn sáng cho mọi người khi lên xe.
+ Thời gian đăng ký: Muộn nhất ngày 15/02 Âm lịch (Ngày 08/03/2020 Dương lịch)

 

Lập quẻ Mai Hoa

0
Lập Quẻ Mai Hoa
Lập Quẻ Dịch
Bói Lục Hào
1 – Quẻ Mai Hoa là gì.

Mai Hoa Dịch số (chữ Hán: 梅花易數) là một hình thức bói toán được xây dựng trên cơ sở triết lý Kinh Dịch với các thuyết Can Chi, âm dương, ngũ hành, bát quái kết hợp thuyết vận khí, bát quái kết hợp ngũ hành… bằng cách lập quẻ chính, hào động và quẻ biền; căn cứ vào sự vật, hiện tượng quan sát hay nghe được, đo đếm được hoặc giờ, ngày, tháng, năm xảy ra (theo âm lịch).

2 – Cách lập quẻ Mai Hoa
  • Vào một trong các đường dẫn sau:
    • https://tuvivietnam.vn/boi-luc-hao/
    • https://tuvivietnam.vn/boi-dich-phong-thuy-thang-long/
    • https://phongthuythanglong.vn/boi-luc-hao
    • https://phongthuythanglong.vn/boi-dich-phong-thuy-thang-long
  • Chọn giờ động tâm, nếu giờ động tâm là giờ an quẻ thì không phải chỉnh sửa
  • Click vào an quẻ và tải ảnh về máy
3- Xem quẻ dịch miễn phí
  • Các bạn vào group hỗ trợ luận giải https://www.facebook.com/groups/phongthuythanglong/. Là nơi giao lưu luận giải sôi động và quy tụ rất nhiều thầy giỏi trong nước và quốc tế.
  • Đưa hình ảnh lá số của mình lên và hỏi việc cần quan tâm .

 

Xem Thêm:

LẬP LÁ SỐ TỨ TRỤ

LẤY LÁ SỐ TỨ TRỤ

LẬP LÁ SỐ TỬ VI

LẤY LÁ SỐ TỬ VI

LẬP QUẺ DỊCH

LẤY QUẺ DỊCH

CÁCH LẬP LÁ SỐ TỨ TRỤ

0

LẬP LÁ SỐ TỨ TRỤ

LẤY LÁ SỐ TỨ TRỤ

Để lập lá số TỨ TRỤ nhanh và chuẩn xác nhất các bạn vào tuvivietnam.vn. Đây là trang cung cấp công cụ và thư viện miễn phí lớn nhất Việt Nam.

1 – Các Yếu tố bắt buộc để thành lập 01 lá số
  • Ngày tháng năm giờ sinh phải là chính xác theo giờ sinh của mình. Nhiều bạn không nhớ ngày giờ sinh tự cho mình một giờ sinh là không đúng
  • Ngày sinh trên giấy tờ không liên quan đến việc lập lá số TỨ TRỤ
2- Cách lập lá số TỨ TRỤ
  • https://tuvivietnam.vn/la-so-tu-tru/ Vào mục Lập Lá Số TỨ TRỤ sau đó điền thông tin : Họ Tên – Năm – Tháng  – Ngày – Giờ Sinh
  • Click vào An Lá Số sẽ thấy được lá số.
  • Lá số được hiển thị dưới dạng ảnh nên có thể download về máy tính hay điện thoại của mình
3- Xem tứ trụ miễn phí
  • Các bạn vào group hỗ trợ luận giải https://www.facebook.com/groups/diendantuvivietnam/ . Là nơi giao lưu luận giải sôi động và quy tụ rất nhiều thầy giỏi trong nước và quốc tế.
  • Đưa hình ảnh lá số của mình lên và hỏi việc cần quan tâm .

 

Xem Thêm:

LẬP LÁ SỐ TỨ TRỤ

LẤY LÁ SỐ TỨ TRỤ

LẬP LÁ SỐ TỬ VI

LẤY LÁ SỐ TỬ VI

LẬP QUẺ DỊCH

LẤY QUẺ DỊCH

CÁCH LẬP LÁ SỐ TỬ VI

0

LẬP LÁ SỐ TỬ VI

LẤY LÁ SỐ TỬ VI

Để lập lá số tử vi nhanh và chuẩn xác nhất các bạn vào tuvivietnam.vn. Đây là trang cung cấp công cụ và thư viện miễn phí lớn nhất Việt Nam.

1 – Các Yếu tố bắt buộc để thành lập 01 lá số
  • Ngày tháng năm giờ sinh phải là chính xác theo giờ sinh của mình. Nhiều bạn không nhớ ngày giờ sinh tự cho mình một giờ sinh là không đúng
  • Ngày sinh trên giấy tờ không liên quan đến việc lập lá số Tử Vi
2- Cách lập lá số tử vi
  • https://tuvivietnam.vn/lasotuvi/ Vào mục Lập Lá Số Tử Vi sau đó điền thông tin : Họ Tên – Năm – Tháng  – Ngày – Giờ Sinh
  • Click vào An Lá Số sẽ thấy được lá số.
  • Lá số được hiển thị dưới dạng ảnh nên có thể download về máy tính hay điện thoại của mình
3- Xem tử vi miễn phí
  • Các bạn vào group hỗ trợ luận giải https://www.facebook.com/groups/diendantuvivietnam/ . Là nơi giao lưu luận giải sôi động và quy tụ rất nhiều thầy giỏi trong nước và quốc tế.
  • Đưa hình ảnh lá số của mình lên và hỏi việc cần quan tâm .

Xem Thêm:

LẬP LÁ SỐ TỨ TRỤ

LẤY LÁ SỐ TỨ TRỤ

LẬP LÁ SỐ TỬ VI

LẤY LÁ SỐ TỬ VI

LẬP QUẺ DỊCH

LẤY QUẺ DỊCH

Nguồn gốc, cơ sở và quá trình phát triển của Phong Thủy. (Phần 4)

0

Nguồn gốc, cơ sở và quá trình phát triển của Phong Thủy

1.3.2.1 Y cứ thuyết Phong Thủy Tướng Địa
Thuật Phong Thủy có một nội dung khá rộng lớn so với nhiều môn loại chiêm đoán khác, nó bao gồm cả thiên văn, địa lý và những sinh hoạt trong xã hội. Như vậy loại thuật pháp này phải có khuôn mẫu lý luận để y cứ, nếu không, nhiều nội dung của chúng không thể dung hợp thành một thể được.
Thuật Phong Thủy nhân mạnh sự nhận thức về mối quan giữa ba khái niệm Trời (Thiên), Đất (Địa) và Người (Nhân), loại nhận thức này chính là cơ sở quan niệm cấu tạo nên khuôn mẫu lý luận, chỗ nó y cứ vào chính là vũ trụ quan truyền thống. Như đã nói, chiêm đoán của thuật Phong Thủy về đại thể có thể chia ra làm hai phương pháp lớn là chiêm đoán theo hình thế bên ngoài (thuật ngữ Phong Thủy gọi là Loan Đầu) và chiêm đoán theo phương vị thuật số (Lý Khí), mặc dầu đây là hai môn phái chiêm đoán có phép tắc lý luận riêng, nhưng hai môn phái ấy lại có chung một y cứ lý luận.


1.3.2.2. Ảnh hưởng của vũ trụ quan truyền thống.
Thuật Phong Thủy thông qua nơi cư trú của con người để nhắm tới mục đích chiêm đoán về cuộc sống của con người, vạch ra những điều cấm kỵ cần tránh để có được một cuộc sống trong hoàn cảnh hài hòa. Lý luận Phong Thủy, phần lớn là thể hiện cụ thể nền văn hóa truyền thống, trong đó vũ trụ quan truyền thống Trung Quốc có đặc trưng lớn là tính trật tự, trật tự này có thể khái quát bằng chữ “sinh” , trong Hệ từ của kinh Dịch có câu: “Dịch hữu thái cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái định cát hung. Cát hung sinh đại nghiệp.” (Tạm dịch: Đạo Dịch có Thái cực, sinh ra hai nghi, hai nghi sinh ra bốn tượng, bốn tượng sinh ra tám quẻ, tám quẻ xác định tốt xấu, tốt xấu sinh ra nghiệp lớn.)
Lý luận Dịch vĩ kết hợp Dịch truyện với học thuyết Hoàng Lão thời Ngụy Tấn đã cho ra đời một quan niệm mới về vũ trụ.
Sách “Càn Tạc Độ” viết: “Phù hữu hình sinh ư vô hình, Càn Khôn an tòng sinh? Cổ viết: “Hữu Thái Dịch, hữu Thái Sơ, hữu Thái Thủy, hữu Thái Tố. Thái Dịch giả vị kiến khí dã; Thái Sơ giả khí chi thủy dã; Thái Thủy giả hình chi thuỷ dã; Thái Tố giả chất chi thủy dã. Khí hình chất cụ nhi vị ly, cố viết hồn luân.” (Tạm dịch: Hữu hình sinh ra từ vô hình, vậy Càn Khôn sinh ra từ đâu? Cho nên nói: có Thái Dịch, có Thái Sơ, có Thái Thuỷ, có Thái Tố. Thái Dịch là khí chưa thấy hình; Thái Sơ là sự bắt đầu của khí; Thái Thủy là sự bắt đầu của hình; Thái Tố là sự bắt đầu của chất. Hình, khí, chất đầy đủ mà không tách rời nhau nên gọi là Hồn Luân.)
Hồn Luân chính là hình thái vũ trụ mà Lão tử gọi là “hữu vô hỗn thành” (có và không kết hợp hỗn độn mà thành) và cùng là đặc trưng hình thái ở giai đoạn trước khi hình thành vũ trụ, Thuyết vạn vật vũ trụ sinh sản nuôi dưỡng diễn biến không ngừng có một ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành lý luận chiêm đoán Phong Thủy ở chỗ:
– Vì vạn vật có mối quan hệ tương tác, do đó có thể suy rộng ra thành quan điểm về cách chọn lựa nơi ở, trong đó có bao hàm những kinh nghiệm vừa có thể giải thích, vừa không thể giải thích bằng hiểu biết thông thường. Chẳng hạn ngoài việc nghiên cứu các nguyên tố liên quan trực tiếp như địa hình, hoàn cảnh khách quan chung quanh, trong lý luận Phong Thủy còn xét cả nhừng phương diện như tinh tú, long mạch, v.v…
– Thuật Phong Thủy chiêm đoán tốt xấu cho nhà ở vì “cát hung sinh đại nghiệp”, mà tốt xấu lại do bát quái (tám quẻ) xác định, do vậy thuật Phong Thủy rất chú trọng bát quái. Đồng thời là vì “Bát quái” sinh ra do “Tứ tượng”, “Tứ tượng” diễn biến từ “Lưỡng nghi”, mà “Lưỡng nghi” chính là Âm Dương của trời đất, do đó lý luận Phong Thủy trước tiên chia đối tượng chiêm đoán thành hai loại Âm và Dương, nghĩa là chia hình thế đất đai thành ra hai loại thuộc tính Âm Dương rồi chiêm đoán theo “Long thượng bát sát”. (Long ở trong tám thần sát.) Chính điều này đã làm cho thuật Phong Thủy biến thành phức tạp. Lý luận Phong Thủy trong bất cứ môn phái nào cũng đều có nguyên tắc “Lai long khứ mạch” (Long đến mạch đi) và đều y cứ vào thuyết sinh sôi nuôi dưỡng diễn biến vô cùng của vũ trụ quan truyền thống.
Chương mở đầu của sách “Cửu Thiên Huyền Nữ Thanh Nang Hải Giác kinh” đưa ra đồ hình “Thái vô thủy khí”, “Thái hữu trung khí”, “Thái vô chung khí”. Tuy thuyết này không hoàn toàn giống thuyết vũ trụ của Dịch Vĩ, nhưng nó vẫn biểu hiện mối quan hệ tương sinh của “Khí” trong ba giai đoạn mở đầu, giữa và cuối cùng của sự vật. Trong đó hình đồ giải thích “Hữu vô chung khí” có câu “Hữu vô tương sinh, vạn vật hoá thành” (Tạm dịch: “Có” và “không” sinh lẫn nhau nên vạn vật biến hóa mà thành.) Xét theo thuyết “Thái cực sinh lưỡng nghi” đại khái thì “Chung khí” tương đương với giai đoạn Thái cực.
Khái niệm vạn vật tương sinh tương tác và lý luận Phong Thủy về việc “tầm long tróc mạch” cùng có quan hê mật thiết. Bàn về sự vật người ta thường bàn tới nguồn gốc, trời đất có nguồn gốc, sơn.

1.4. Thuật Phong Thủy thời Tùy Đường.
Thuật Phong Thủy trong truyền thống văn hóa Trung Quốc tới thời Tùy Đường đã hoàn chỉnh hệ thống, nó thâu gồm nhiều môn loại lý luận và nội dung của các phép chiêm đoán đã có trước đó, từ đó lập nên một khuôn phép riêng cho mình. Điều ngày nay chúng ta gọi là Phong Thủy, đứng về mặt chỉnh thể có thể nói là nhờ vào thời kỳ này mà thành thục.
Ở thời đại Tùy Đường, người ta xem trọng và trùng tân lý luận Kham Dư đời Hán, trong cách chiêm đoán mồ mả và nhà ở (tức Âm trạch và Dương Trạch) không chỉ có thuật số phương vị, mà còn có lý luận Hình Pháp Tướng Địa; trong môn Dương Trạch có thuyết Âm Dương Ngũ Hành, trong Táng thuật cũng có thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Đương thời thư tịch về lĩnh vực này xuất hiện khá nhiều, nhưng không thiên về một khuynh hướng nào như các thời đại trước, đây chính là đặc trưng của thuật Phong Thủy thời kỳ này.
Đời Đường có rất nhiều nhà sư biết thuật Phong Thủy, trong số đó Tư Mã Đầu Đà là người khá nổi tiếng, tương truyền ông vân du nhiều nơi, từng đi qua hơn 170 ngọn núi, về sau phát hiện ở Hồ Nam một ngọn núi kết long mạch, bèn xây chủa Đồng Khánh ở đó.
Triều đình nhà Đường lập ra Thiên Giám ty, các quan viên làm việc ở Thiên Giám ty đều tinh thông Phong Thủy. Dương Quân Tùng, một nhà Phong Thủy trứ danh được tôn làm tổ sư của Hình phái, cũng từng làm quan ở Thiên Giám ty, sau đó ông từ quan về Giang Tây mở trường dạy học, hình thành trường phái Phong Thủy Loan Đầu ở Giang Tây. Tương truyền ông tên là ích, tự là Thúc Mậu, Quân Tùng là hiệu. Ông được người đương thời tôn xưng là Cứu Bần tiên sinh (ông thầy cứu nghèo, vì những người được ông xem Phong Thủy đều phát đạt lên).
Từ đời Đường trở về sau, thuật Phong Thủy bắt đầu chia ra phái hệ rõ rệt. Một phái xem trọng hình thế, hình pháp, thế núi; hoạt động mạnh ở vùng Giang Tây. Một phái xem trọng lý khí, phương vị; hoạt động mạnh ở Phúc Kiến.
Thật ra về lý thuyết thì hai phái gần như không thể tách biệt nhau hẳn, Hình phái cũng bàn về phương vị, Lý phái cũng phối hợp hình thế, chỉ có điều điểm mà họ nhấn mạnh lại khác nhau. Có một số nhà Phong Thủy chủ trương dung hợp lý thuyết hai phái để ứng dụng. Tuy vậy, Hình phái lưu truyền rộng rãi trong dân gian hơn, vì dễ hiểu và ít có điều cấm kỵ. Còn phái Lý Khí càng lúc càng bí truyền, họ chủ trương chỉ truyền khẩu quyết trực tiếp cho một số đệ tử được chọn lọc mà thôi.

1.5. Thuật Phong Thủy thời Tống Nguyên
Môn Phong Thủy từ đời Tống, đời Nguyên trở về sau cơ bản vẫn tuân thủ trạng thái cũ, về chiêm pháp không có sáng tạo mới. Nhưng đứng ở góc độ cục bộ mà nói, do ảnh hưởng một số triết gia phái Tượng Số học nên thuật Phong Thủy ở thời kỳ này có một số phép tắc cá biệt như các thuyết thứ tự của bát quái, phương vị của bát quái, Hà Đồ Lạc Thư và các thần sát v.v…
Ngoài ra còn hai điều đáng lưu ý: Một là, người ta rất chú trọng nhà ở và ít đề cập đến Âm trạch hơn thời kỳ trước; hai là, có một số ghi chép về thuật Phong Thủy lại do chính những nhà Nho nghiêm túc viết như Cao Tự Tôn, Hồng Mại, Viên Thái, v.v…
Danh sư Phong Thủy thời kỳ này phải kể đến Lại Văn Tuấn, tự là Thái Tố. Tiểu sử của ông mang nhiều huyền thoại rất khó khảo cứu. Tương truyền ông rất tinh thông thuật Tướng Địa, từng làm quan ở huyện Kiên Dương, tỉnh Phúc Kiến; sau đó từ quan rồi chu du khắp nơi, hành trang chỉ có một bầu rượu giắt lưng, tự cho mình có trọng trách tầm long điểm huyệt để cứu nhân độ thế. Ông thường tự xưng là Bố Y tử (kẻ áo vải), người đời tôn xưng ông là “Tiên Tri sơn nhân” hoặc gọi ông là Lại Bố Y tiên sinh .


1.6. Thuật Phong Thủy thời Minh Thanh.
Vào thời Minh Thanh, thuật Phong Thủy không những rất thịnh hành trong dân gian mà ngay cả giới Nho sỹ cũng ưa chuộng. Trong thời kỳ này có nhiều công trình ghi chép thực tế về Phong Thủy liên quan tới hoàn cảnh địa lý của đất nước Trung Quốc.
Trong số các đại sư Phong Thủy thời kỳ này, người ta phải kể tới Lưu Cơ. Ông tự là Bá Ôn, người Thanh Điền (nay thuộc tỉnh Triết Giang), đỗ tiến sỹ năm Nguyên Thống đời Nguyên, về sau Chu Nguyên Chương khởi binh, ông theo phò tá và được trọng dụng. Khi triều đại nhà Minh thành lập, ông là người tham dự mọi công việc chế định khoa cử, luật pháp và lễ nghi. Tuy “Minh Sử” không có ghi chép gì về thuật Phong Thủy của ông, nhưng trong dân gian truyền tụng rất nhiều giai thoại về việc ông liên quan tới thuật Phong Thủy. Trong giới Phong Thủy gia, Lưu Cơ được xem là bậc thầy, là một người để lại dâu ấn khá sâu đậm trong lịch sử môn Phong Thủy.
Càng về sau, môn Phong Thủy càng được ứng dụng phổ cập trong dân gian, nội dung chiêm đoán càng lúc càng dung tục. Trong cách chiêm đoán Âm trạch và Dương Trạch, các thuyết như Bát Quái, Cửu Tinh, và Chiêm Mệnh Ngũ Tinh đều được phối hợp thật phức tạp.
Đến cuối đời Thanh, bộ “Thẩm thị Huyền Không học” do Thẩm Trúc Nhưng trứ tác, được xem là tập đại thành và đặt dấu chấm hết cho thời kỳ bí truyền của phái lý khí.

 

ST

Nguồn gốc, cơ sở và quá trình phát triển của Phong Thủy. (Phần 3)

0

Nguồn gốc, cơ sở và quá trình phát triển của Phong Thủy

1.3.2. Sự sáng lập thuyết phong thủy tướng địa.
Trong phép chiêm đoán hoàn cảnh địa lý thời kỳ này có một cách lý luận rất độc đáo, trong đó có khái niệm cơ bản là “Phong Thủy”. Thông thường người ta cho rằng xuất xứ của từ “Phong Thuy” bắt nguồn từ “Quách Phác Táng thư” mặc dầu thời kỳ Ngụy Tấn chưa dùng danh từ “Phong Thủy” để gọi bộ môn này. Trong “Quách Phác cổ bản Táng kinh” có nội dung liên quan tới hai chữ “Phong Thủy” như sau:
“Khí thừa phong tắc tán, giới thủy tắc chỉ, cổ nhân tụ chi sử bất tán, hành chi sử hữu chỉ, cố vị chi Phong Thủy.” (Tạm dịch: Khí nương theo gió thì tản mạn, gập nước giới hạn thì dừng, người xưa làm cho (khí) tụ mà không cho tán. làm cho (khí) lưu thông mà có chỗ dừng, cho nên gọi là Phong Thủy.)
Hoặc như câu:
“Phong Thủy chi pháp, đắc thủy vi thượng, tàng phong thứ chi.” (Tạm dịch: Phép Phong Thùy lấy được nước là thượng sách, kế đến mới tàng chứa gió.)
Phong và Thủy, tức gió và nước. “Phong” ngoài nghĩa đen là gió, nó còn chỉ tác động của gió và các trạng thái thời tiết. Cũng vậy, “thủy” (nước) ở đây ngoài việc chỉ khe, suối, sông, rạch,., điều chính yếu còn là tác động của nó. Chúng đều có sức mạnh và có tác động trong các địa hình hoàn cảnh khác nhau, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt của con người. Nhà ở cần thông gió, nhưng cũng cần tránh sự tập kích của cuồng phong bão tố (tức gió ở cường độ mạnh). Sông nước cũng cần cho cuộc sống, nhưng nó cũng có thể xâm hại đất đai nhà ở khi trở thành lũ lụt.
Từ đó người ta quy nạp thành nguyên lý: một cuộc đất tốt là một cuộc đất có thê “tàng phong tụ thủy”, tức hoàn cảnh phải có núi rừng để cản gió và giữ nước, nơi đó sông nước phải trôi chảy hiền hòa không gây ra lũ lụt.


Trong thuyết Phong Thủy còn có một khái niệm trọng yếu khác, đó là “khí”. “Khí” không có hình dáng, không thể thấy trực tiếp, nhưng trong quan niệm của người xưa, “khí” đúng là có tồn tại, không ngừng biến động và có một sức mạnh cụ thể. Cho nên nó cùng với “phong” và “thủy” có một đặc trưng chung. Hay nói cách khác, “phong” và “thủy” là thông qua địa hình để biểu hiện, còn “khí” thì thông qua “phong” và “thủy” để biểu hiện. Đây là nội dung hai tầng trong lý luận Phong Thủy. Phong và thủy khái quát nội dung của địa hình, đây là tầng thứ nhất của thuyết Phong Thủy. Khí là một từ then chốt để bình phẩm chất lượng Phong Thủy, cũng là bình phẩm nội dung chính của Phong Thủy, cho nên nó thuộc tầng biểu đạt kết quả luận đoán Phong Thủy, tức tầng thứ hai. Xem Phong Thủy, nói cho cùng là xem tác dụng tốt xấu của “khí” đối với vị trí không gian nhất định. Trong hai tầng này, “phong” và “thủy” là môi giới liên kết “khí” với địa hình, là cách luận đoán từ hình tượng cụ thể chuyển hóa thành các tác động trừu tượng. Trong quá trình chọn lựa, đối tượng được phán đoán cụ thể là địa hình, giải thích và bình phẩm chất lượng sử dụng địa hình là khái niệm Phong Thủy. Đồng thời như đã nói ở trên, người ta dùng “phong” và “thủy” để diễn tả “khí”, còn “phong” và “thủy” thì lại lấy địa hình để đễ diễn tả trạng thái tác động của nó, cho nên trong thuyết Phong Thủy, hai quá trình này cùng tồn tại. Tình huống như vậy khiến cho nhiều người cảm thấy thuyết Phong Thủy vừa rất huyền bí, vừa rất phức tạp.

1.3.2. Sự sáng lập thuyết phong thủy tướng địa.
Trong phép chiêm đoán hoàn cảnh địa lý thời kỳ này có một cách lý luận rất độc đáo, trong đó có khái niệm cơ bản là “Phong Thủy”. Thông thường người ta cho rằng xuất xứ của từ “Phong Thuy” bắt nguồn từ “Quách Phác Táng thư” mặc dầu thời kỳ Ngụy Tấn chưa dùng danh từ “Phong Thủy” để gọi bộ môn này. Trong “Quách Phác cổ bản Táng kinh” có nội dung liên quan tới hai chữ “Phong Thủy” như sau:
“Khí thừa phong tắc tán, giới thủy tắc chỉ, cổ nhân tụ chi sử bất tán, hành chi sử hữu chỉ, cố vị chi Phong Thủy.” (Tạm dịch: Khí nương theo gió thì tản mạn, gập nước giới hạn thì dừng, người xưa làm cho (khí) tụ mà không cho tán. làm cho (khí) lưu thông mà có chỗ dừng, cho nên gọi là Phong Thủy.)
Hoặc như câu:
“Phong Thủy chi pháp, đắc thủy vi thượng, tàng phong thứ chi.” (Tạm dịch: Phép Phong Thùy lấy được nước là thượng sách, kế đến mới tàng chứa gió.)
Phong và Thủy, tức gió và nước. “Phong” ngoài nghĩa đen là gió, nó còn chỉ tác động của gió và các trạng thái thời tiết. Cũng vậy, “thủy” (nước) ở đây ngoài việc chỉ khe, suối, sông, rạch,., điều chính yếu còn là tác động của nó. Chúng đều có sức mạnh và có tác động trong các địa hình hoàn cảnh khác nhau, gây ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt của con người. Nhà ở cần thông gió, nhưng cũng cần tránh sự tập kích của cuồng phong bão tố (tức gió ở cường độ mạnh). Sông nước cũng cần cho cuộc sống, nhưng nó cũng có thể xâm hại đất đai nhà ở khi trở thành lũ lụt.
Từ đó người ta quy nạp thành nguyên lý: một cuộc đất tốt là một cuộc đất có thê “tàng phong tụ thủy”, tức hoàn cảnh phải có núi rừng để cản gió và giữ nước, nơi đó sông nước phải trôi chảy hiền hòa không gây ra lũ lụt.
Trong thuyết Phong Thủy còn có một khái niệm trọng yếu khác, đó là “khí”. “Khí” không có hình dáng, không thể thấy trực tiếp, nhưng trong quan niệm của người xưa, “khí” đúng là có tồn tại, không ngừng biến động và có một sức mạnh cụ thể. Cho nên nó cùng với “phong” và “thủy” có một đặc trưng chung. Hay nói cách khác, “phong” và “thủy” là thông qua địa hình để biểu hiện, còn “khí” thì thông qua “phong” và “thủy” để biểu hiện. Đây là nội dung hai tầng trong lý luận Phong Thủy. Phong và thủy khái quát nội dung của địa hình, đây là tầng thứ nhất của thuyết Phong Thủy. Khí là một từ then chốt để bình phẩm chất lượng Phong Thủy, cũng là bình phẩm nội dung chính của Phong Thủy, cho nên nó thuộc tầng biểu đạt kết quả luận đoán Phong Thủy, tức tầng thứ hai. Xem Phong Thủy, nói cho cùng là xem tác dụng tốt xấu của “khí” đối với vị trí không gian nhất định. Trong hai tầng này, “phong” và “thủy” là môi giới liên kết “khí” với địa hình, là cách luận đoán từ hình tượng cụ thể chuyển hóa thành các tác động trừu tượng. Trong quá trình chọn lựa, đối tượng được phán đoán cụ thể là địa hình, giải thích và bình phẩm chất lượng sử dụng địa hình là khái niệm Phong Thủy. Đồng thời như đã nói ở trên, người ta dùng “phong” và “thủy” để diễn tả “khí”, còn “phong” và “thủy” thì lại lấy địa hình để đễ diễn tả trạng thái tác động của nó, cho nên trong thuyết Phong Thủy, hai quá trình này cùng tồn tại. Tình huống như vậy khiến cho nhiều người cảm thấy thuyết Phong Thủy vừa rất huyền bí, vừa rất phức tạp.

ST

Nguồn gốc, cơ sở và quá trình phát triển của Phong Thủy. (Phần 2)

0

Nguồn gốc, cơ sở và quá trình phát triển của Phong Thủy

Thuật phong thủy thời Ngụy Tấn.
1.3.1. Táng kinh và sự hưng thịnh của Táng thuật.
Đến đời Ngụy Tấn, người ta chú trọng ý nghĩa của không gian vùng đất chôn cất người chết hơn. Trong thời kỳ này, các thư tịch ghi chép về Dương Trạch xuất hiện rất ít. Nói một cách khái quát, thuật Tướng Trạch đời Ngụy Tấn chính là Táng Thuật (tức phép xem đất để chôn cất).


Đời Ngụy Tấn thịnh hành “Táng Thuật” chủ yếu có hai đặc điểm:
1- Xuất hiện nhiều thư tịch về “Táng Thuật”.
2- Xuất hiện danh từ “Trạch Táng thuật sỹ”. Những kinh điển trọng yếu trong rừng sách Phong Thủy của các đời sau đều có liên quan đến những nhân vật đời Ngụy Tấn hoặc thư tịch xuất hiện trong thời kỳ này.
Táng thuật đời Ngụy Tấn chủ yếu căn cứ lý luận “Hình Pháp Tướng Địa”, trên thực chất đây cũng chính là lý luận cơ bản của môn Phong Thủy sẽ bàn ở sau. Táng thuật là phép chọn đất để táng người chết, và cũng là phép xem tướng đất (vì ban đầu thuật Tướng Địa chú trọng việc chọn nơi ở cho người còn sống), cho nên “Táng thuật” còn gọi là “Địa Lý thuật”. Thông thường những người không chuyên môn thời cổ gọi họ là “Táng gia”, “Táng thuật gia” hoặc “Âm trạch gia”, còn gọi chung là “Địa Lý gia”, “Phong Thủy gia”. Lý luận Phong Thủy là lý luận của môn Địa Lý, ban đầu nó kết hợp với “Táng thuật” để hình thành. Vì vậy có thể nói, công dụng chủ yếu của môn Địa Lý là “Táng thuật”. Sự thinh hành Táng thuật ở đời Ngụy Tấn cũng phản ánh sự thành thục của môn Địa Lý.


Địa Lý hay Táng thuật lúc bấy giờ còn gọi là “Thanh Ô” là tên sách viết về Táng thuật, bắt đầu lưu hành vào thời kỳ Ngụy Tấn. “Thanh Ô” có thể dùng để chỉ chung cho hai nhà: Địa Lý và Táng Thuật.
Phép tắc chôn cất truyền thống của Trung Quốc chủ yếu bắt nguồn từ thời kỳ Ngụy Tấn. về sau có rất nhiều thư tịch hoặc danh từ chuyên môn của môn Địa Lý được thác danh cho người đời Ngụy Tấn sáng tác là cùng do nguyên nhân trên.
Từ cuối đời Hán trở về sau, phương pháp tuyển chọn đất để chôn cất theo cách “Hình Pháp Tướng Địa” rất thịnh hành. Thời Tam Quốc, Quán Lộ người nước Ngụy có thể được xem như một nhà khai sáng, chí ít cùng là một danh gia của môn Địa Lý. Tương truyền ông là người Sơn Đông, dung mạo xấu xí, tính tình không ưa lễ nghi khuôn phép, thích uống rượu, từ nhỏ đã thích điều huyền hoặc. Lớn lên ông tinh thông thiên văn địa lý, giỏi xem tướng, tiếng tăm lừng lẫy. Trong sách “Tam Quốc Chí” phần “Quán Lộ truyện” có ghi chép nhiều truyền thuyết về ông.
Kế tục sau Quản Lộ là Quách Phác, tư là Cánh Thuần, người Hà Đông (nay là tinh Sơn Tây). Vào triều đại nhà Tấn, ông cũng được xem là một danh gia, giới thuật sỷ hậu thế tôn ông làm tổ sư. Trong lịch sử, truyền thuyết về chiêm bốc Địa Lý liên quan đến ông khá nhiều, phần lớn mang sắc thái thần bí. Hiện còn sách “Quách Phác cổ bản Táng kinh” phần nội thiên, nhưng các học giả hiện nay đều cho rằng sách này do người đời Tống viết rồi thác danh ông. Vì theo chính sử từ đời Tống trở về trước, không có ghi chép tên sách “Táng thư” do Quách Phác trứ tác. Trong “Tấn thư” phần “Quách Phác truyện” cũng không đề cập đến sự tích ông trứ tác “Táng thư” cũng không đề cập đến cuốn “Táng thư’ này. Cho nên có thể khẳng định “Quách Phác cổ bản Táng kinh” không phải do ông viết.
Trước đời Tống sách mang tên “Táng kinh” hoặc “Táng thư’ rất nhiều, nhưng không cách nào truy tìm tông tích xuất xứ được. Tuy nhiên vì Quách Phác là một danh gia của môn Địa Lý, cho nên học thuyết của ông ít nhiều cùng có liên quan đôn bộ “Thanh Nang”, bộ sách được nhiều người truyền tụng và xem là kinh điển. Điều này cho thấy rằng, Táng thuật hoặc môn Địa Lý đã tương đối thành thục vào thời đại Ngụy Tấn, và tinh hoa của Táng thuật cũng không phải do công một mình Quách Phác.


Bộ “Thanh Nang” không có đề tên sách, người đời sau chỉ biết nó là kinh điển bí truyền, thông thường gọi là “Thanh Nang thư”. Do vậy, người ta còn gọi ‘“Thanh Nang thuật” để chỉ Táng thuật hoặc môn Địa Lý. Nội dung sách “Thanh Nang” hiện nay không cách nào biết đích xác được, vì đã thất truyền. Những sách đề tên “Thanh Nang” hiện nay là đều do hậu nhân trứ tác, chẳng liên quan gì tới bộ sách “Thanh Nang” đã kể trên.
Thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều, nhân vật “Thanh Ô” và sách của ông cũng có một ảnh hưởng khá lớn đến dòng lưu truyền Táng Thuật hoặc môn Địa Lý. Thanh ô, còn gọi là Thanh Ồ tử, Thanh Ô công, Thanh Y Ô công, tiểu sử của ông ngày nay khó mà khảo cứu, tương truyền ông là một người rất giỏi phép xem Tướng Địa và Táng thuật, có trứ tác “Tướng Trủng thư” và “Táng kinh”. Người đời sau cũng lấy hai chữ “Thanh ô” đó gọi Táng thuật.

ST

Nguồn gốc, cơ sở và quá trình phát triển của Phong Thủy. (Phần 1)

0

Nguồn gốc, cơ sở và quá trình phát triển của Phong Thủy. (Phần 1)

Nói một cách khái quát thì quan niệm xem Phong Thủy đã bắt đầu manh nha từ thời Tiên Tần và ảnh hưởng của nó vẫn kéo dài cho tới ngày nay. Theo các nghiên cứu Dân tục học ớ Trung Quốc thì thậm chí cho đến hết thế ky 21 này, thế kỷ của những tiến bộ vượt bậc về mặt kỹ thuật công nghệ thông tin và khoa học, tập tục này cũng khó mà mất đi.
Xét về mặt địa lý thì tập tục này lưu hành khắp Trung Quốc, trong đó Giang Tây, Phúc Kiến, An Huy, Triết Giang là những khu vực được xem như cái nôi của nó. Ngoài ra, cũng có thuyết cho rằng tập tục này bắt nguồn từ vùng cao nguyên miền bắc Trung Quốc vào thời kỳ mà người Trung Quốc còn sống trong hang động, nhưng hình thành lý luận và các hệ phái thì ở miền nam Trung Quốc, trong đó có các yếu tố pha trộn với các tập tục và tín ngưỡng dân gian về mồ mả, nhà ở của một số dân tộc ít người tại Trung Quốc.
1.1. Thuật tướng trạch thời Tiên Tần.
Dựa vào các thư tịch cổ và nhiều di chỉ khảo cổ, các học giả cho rằng thời Tiên Tần tuy chưa xuất hiện thuật Phong Thủy, nhưng đà manh nha quan niệm xem Phong Thủy. Đó là thuật “Trạch Cư” (tức thuật chọn nơi cư trú) hay còn gọi là “Bốc Cư”, và thuật “Tướng Trạch” (tức xem tướng nơi cư trú).
Theo những gì đã phát hiện, chúng ta có thể khái quát quan niệm về “Tướng Trạch” thời kỳ đó như sau:
Về địa thế, nơi ở phải là những vùng bằng phẳng trên các triền dốc; nền đất phải khô ráo vững chắc, về địa hình, phái gần các nguồn nước như khe, lạch, suối hay sông ngòi; lượng nước phái đầy đủ, chất nước phải trong sạch, trôi chảy êm ả để có thể giao thông thuận tiện hay đánh bắt cá, hoàn cảnh chung quanh phải có núi rừng xum xuê. Nói chung đó phải là một bối cảnh địa lý mưa thuận gió hòa, không có lũ lụt, dễ dàng lấy nước và đánh bắt cá, đất đai màu mỡ có thể canh tác được, v.v…
Dựa trên những nguyên tắc này, đến khoảng cuối thời Chiến Quốc, người ta đã dần hình thành quan niệm về Địa Mạch (tức khái quát những nguyên tắc vừa kể trên). Điều này về sau được phát triển thành môn học gọi là “Tướng Địa”.
Cũng phải nói thêm, thời kỳ Tiên Tần là một thời kỳ khởi đầu cho nhiều trào lưu triết học ở Trung Quốc. Một số tư tưởng gia (nhất là phái Âm Dương gia) đã đặt những viên đá tảng cho vũ trụ quan và nhân sinh quan của người Trung Quốc thời bấy giờ, góp phần làm tiền đề cho những lý luận Phong Thủy về sau.
còn nữa…

1.2. Lý luận khám dư thời Tần Hán.
Trải qua khoảng trên một ngàn năm lịch sử, thuật “Tướng Trạch” tới đời Hán là tập đại thành, các phái hệ lý luận của phép xem tướng nhà (tức thuật Tướng Trạch) được hoàn chỉnh và thành thục. Có thể nói, môn Phong Thủy mà chúng ta biết được ngày nay chính là hình thành trên mô thức thuật “Tướng Trạch” đời Hán. Thuật “Tướng Trạch” đời Hán chủ yếu của có 4 đặc điểm như sau:
1- Thuật “Tướng Trạch” đời Hán bắt đầu có lý luận “Kham Dư” tức lý luận thời gian và không gian đối ứng tương đối hoàn bị; trong đó thuật chọn ngày (tức thuật Trạch Cát) và phép xem tướng đất (tức thuật Tướng Địa) được kết hợp hữu cơ trong một môn học thuyết, cổ nhân gọi học thuyết này là “Thiên Địa lý luận” (Lý lẽ của Trời Đất).
2- Trong lý luận này, người xưa đã đặt ra các phép tắc cụ thể cho một môn học mà người đời Hán gọi là “Đồ Trạch thuật”. Do lý luận “Khám Dư” là một lý luận kết hợp giữa phép chọn ngày giờ và phép xem tướng đất, cho nên “Đồ Trạch thuật” là đại biểu cho một hệ phái thuật Tướng Trạch đời Hán, chuyên chiêm nghiệm phương vị triều hướng khởi đầu cho phái Lý Khí sau này.


3- Tới đời Hán, thuật xem hình tướng đất cổ xưa trước đây dùng để chiêm về nhà ở cũng đã hình thành được các phép tắc chuyên môn. Đây là lý luận “Hình Pháp” chuyên bàn về hình thế bên ngoài, khởi đầu cho phái Loan Đầu sau này. Lý luận về “Hình Pháp” cùng với “Đồ Trạch thuật” thành hai tông phái tồn tại song hành.
4- Cả hai tông phái trên đều vận dụng thuyết Âm Dương Ngũ Hành. Đây là nội dung của thuật Tướng Trạch đời Hán, và cũng là nội dung đặc trưng chủ yếu của môn Phong Thủy trong truyền thống văn hóa Trung Quốc. Nhiều học giả phải công nhận rằng, thuật Tướng Trạch đời Hán chiếm một địa vị quan trọng trong lịch sứ hình thành thuật Phong Thủy, đồng thời bắt đầu xuất hiện một số dụng ngữ chuyên môn.
Đời Hán, lý luận “Kham Dư” và lý luận “Hình Pháp” đã thành thục, nhưng những lý luận và phép tắc này phần lớn chỉ ứng dụng vào việc chọn và xây dựng nhà ở, ít ứng dụng vào việc xây dựng mộ phần. Ngay cả các thư tịch xuất hiện trong thời kỳ này chủ yếu cũng chỉ đề cập về Dương Trạch (tức nhà ở).

ST

Hướng dẫn sử dụng phần mềm An La Kinh

0

1 – Truy cập vào phần mềm an la kinh

Phong Thủy Thăng Long cung cấp phần mềm an La Kinh miễn phí và đẩy đủ nhất hiện tại , sử dụng trực tiếp trên giao diện web . Chúng tôi khuyến cáo người dùng sử dụng trên Laptop hoặc PC để thuận tiện hơn trong việc đo đạc và tra cứu. Đường dẫn web được cung cấp tại:

2 – Sử dụng

2.1 – Tải bản vẽ công trình
  • Bạn click / nhấn chuột vào Brower và chọn ảnh trên máy của mình .
  • Sau khi chọn tải ảnh xong nhấn chuột vào Gửi để ảnh được tải lên server .

2.2 – Điền các thông tin cho La Kinh.

A – Thông tin gia chủ

Họ và Tên : Tên của gia chủ.

Giới tính : Nam hoặc Nữ

Năm sinh: Năm sinh của trạch chủ.

 B – Thời Vận

Năm xây dựng : là năm công trình được xây . Nên đưa đầy đủ thông tin

Năm luận đoán : Năm muốn luận đoán sự việc cát hung của công trình.

Hiển thị hình nền : Là độ mờ của ảnh công trình sau khi an la kinh lên. Số càng cao hình bản vẽ công trình càng mờ.

C – Thông tin công trình.

Chọn Tâm : Bạn nhấn chuột vào hình tròn. Ảnh phía dưới sẽ mờ đi bạn kéo chuột xuống phía dưới ảnh và chọn điểm làm tâm của công trình

Chọn điểm định hướng: Bạn nhấn chuột vào hình tròn. Ảnh phía dưới sẽ mờ đi bạn kéo chuột xuống phía dưới ảnh và chọn điểm làm hướng của công trình

Hướng công trình: Là số dương, độ lệch so với chính Bắc . Không được dùng số Âm để đưa vào hướng công trình

D – Vẽ vòng la kinh

Đây là các vòng la kinh sẽ được vẽ lên la kinh

E – An la kinh

Là động tác nhấn chuột để server thực hiện tính toán và đưa bản vẽ

F – Hình dạng của bản vẽ

Bản sẽ xuất ra sẽ là 01 file ảnh chứa đầy đủ thông tin tính toán cho La Kinh ứng với từng công trình. Ngoài ra phía dưới còn lược giải theo các trường phái phong thủy khác nhau.

 

Nếu phần mềm có thiếu sót hay cần thêm tính năng , hãy cho chúng tôi biết để hoàn thiện hơn. Chung tay vì một cộng đồng huyền học vững mạnh.

Kính

Một số khái niệm về “KHÍ” (Phần 1)

0

Một số khái niệm về “KHÍ” (Phần 1)

Hệ thống nguyên khí:

Là một trong ba tiểu hệ thống của văn hóa thần bí Trung Quốc, bao gồm học thuyết âm dương ngũ hành, lý luận thiên nhân cảm ứng, khí công, Trung y, thuật đoán mệnh, thuật xem tướng, thuật phong thủy, vu thuật, đoán mộng, thiền định của Phật giáo, thuật nội đan của Đạo giáo, thuật dưỡng sinh và tiên thuật. Cơ sở của hệ thống này là nguyên khí, bao gồm khí âm dương ngũ hành. Tùy thời gian, địa điểm, phương vị, môi trường xung quanh khác nhau mà khí âm dương ngũ hành có đặc điểm và qui luật vận hành khác nhau. Ví dụ, hiện nay chứng ta đều biết cơ chế của dưỡng sinh bằng khí công chủ yếu là điều động chân khí trong cơ thể, làm cho nó lưu thông, nhằm đạt mục đích dưỡng sinh; cơ chế trị bệnh bằng ngoại khí chủ yếu là thông qua cảm ứng khí trường mà điều động chân khí trong cơ thể bệnh nhân nhằm đạt mục đích chữa bệnh. Trong khí công, Trung y, khí có địa vị đặc biệt quan trọng; trong các lĩnh vực khác cũng vậy. Ví dụ, việc tìm “long mạch” trong thuật phong thủy thực chất là tìm mạch của địa khí, giống như kinh lạc trong cơ thể người; nguyên tắc chủ yếu của tướng trạch trong thuật phong thủy là tìm vị trí hội tụ đủ sinh khí. Thiền định của Phật giáo, thuật nội đan của Đạo giáo, thuật dưỡng sinh và tiên thuật thực tế đều là khí công, là sự kết hợp hình thức tôn giáo với danh xưng tôn giáo của khí công. Hệ thống nguyên khí lại bao gồm ba tiểu hệ thống là lí luận nguyên khí, khí tự nhiên và khí của sinh mệnh.

Lí luận nguyên khí:

Cơ sở lí luận của văn hóa thần bí Trung Quốc. Chủ yếu gồm hai bộ phận là học thuyết âm dương ngũ hành và lý luận thiên nhân cảm ứng. Học thuyết âm dương ngũ hành cho rằng khí là nguyên tố cơ bản và đặc tính của nó dựa trên quan hệ qua lại giữa các nguyên tố. Cho rằng nguyên khí chủ yếu là chỉ đơn nguyên nhỏ nhất của khí, tức khí đơn nguyên, còn gọi là Thái cực. Trong mỗi một khí đơn nguyên đều có phân ra âm dương. Âm dương là hai loại khí khác nhau về tính chất, lại kết hợp chặt chẽ với nhau, không thể tách rời.

Trong sự vận hành bốn mùa một năm, nguyên khí bộc lộ thuộc tính khác nhau, cổ nhân theo đó chia chúng thành 5 loại hình, tức “ngũ hành” mộc, hỏa, thổ, kim, thủy. Khí ngũ hành sinh ra nhau và chế ước lẫn nhau theo một quy luật nhất định, đó là lí luận ngũ hành tương sinh tương khắc. Khí ngũ hành hàm chứa trong mỗi sự vật là rất khác nhau, nên mới xuất hiện đặc trưng khác nhau của các sự vật, như mùa xuân thì khí mộc thịnh, mùa hạ thì khí hoả thịnh, trưởng hạ thì khí thổ thịnh, mùa thu thì khí kim thịnh, mùa đông thì khí thủy thịnh; trong cơ thể người, khí mộc tụ ở gan, mật, gân, mắt, móng tay, móng chân, khí hoả tụ ở tim, ruột non, mạch máu, lưỡi, mặt, khí thổ tụ ở lá lách, dạ dày, bắp cơ, miệng, môi, khí kim tụ ở phổi, ruột già, da, lông, mũi, khí thủy tụ ở thận, tam tiêu và bàng quang, xương và tủy, tai và nhị âm (lỗ đít, lỗ tiểu), tóc.

Trong mỗi khí đơn nguyên, do kết cấu hai khí âm dương khác nhau, lại biểu hiện ra các chức năng khác nhau. Cổ nhân đã khái quát thành 64 kết cấu khác nhau, đó là 64 quẻ trong “Kinh Dịch”. 64 quẻ là 64 phù hiệu kết cấu nguyên khí. Những phù hiệu này cũng đồng thời biểu thị quan hệ tỉ lệ, vị trí và cách sắp xếp hai khí âm dương.

Trong kết cấu thời gian diễn biến của nguyên khí, cổ nhân đem diễn biến của khí thuần dương chia thành 10 giai đoạn, gọi là “thiên can”; đem diễn biến của khí thuần âm chia thành mười hai giai đoạn, gọi là “địa chi” – do hai khí âm dương của các giai đoạn khác nhau kết hợp mà thành nguyên khí, nên có 60 giai đoạn phát triển, cổ nhân gọi nó là “60 Giáp”. Diễn biến của nguyên khi còn chịu ảnh hưởng quan trọng của môi trường xung quanh, nên cổ nhân khi khảo sát quy luật diễn biến của nguyên khí còn phải đặc biệt chú ý tới ảnh hưởng của thời gian khác nhau, điạ điểm khác nhau, môi trường khác nhau đối với nguyên khí.

Lí luận nguyên khí nói trên rất đáng được nghiên cứu, tìm hiểu. Nó là cơ sở của văn hoá thần bí Trung Quốc, cũng là cơ sở của văn hoá cổ truyền, của triết học cổ đại Trung Quốc, là tiêu chí chủ yếu để phản ánh đặc điểm của văn hoá phương Đông, với ý nghĩa đó, văn hoá phương Đông có thể gọi là “văn hoá khí”, khác với nền “văn hoá vật” của phương Tây xây dựng trên nền tảng vật có thực.

Lý luận nguyên khí cổ đại Trung Quốc có một bộ phận quan trọng là lý luận thiên nhân cảm ứng, trong đó chữ “thiên” là chỉ thế giới tự nhiên. Lý luận thiên nhân cảm ứng cho rằng tự nhiên và con người có cùng bản thể, đó là nguyên khí. Nguyên khí có đặc tính cảm ứng lẫn nhau, nếu dùng khoa học tự nhiên hiện đại làm ví dụ, thì nó giống như sóng điện từ có thể cảm ứng lẫn nhau. Nhưng trong lí luận thiên nhân cảm ứng cổ đại có những yếu tố mê tín phục vụ chế độ xã hội đương thời, che mờ giá trị thực sự của lý luận thiên nhân cảm ứng, nên ta cần phân tích, phê phán.

(Theo Từ điển văn hóa cổ truyền Trung Hoa)

- Advertisement -

BÀI VIẾT KHÁC